Cao đẳng dược @ Hà Nội tuyển sinh

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2015 môn Toán

Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Toán năm 2015: 

Đáp án đề thi THPT quốc gia 2015 môn Toán:

 
  
    

Một triệu thí sinh bắt đầu làm bài thi "hai trong một"

Sáng 1/7, khoảng một triệu thí sinh cả nước bắt đầu làm bài thi môn Toán của kỳ thi THPT quốc gia. Kết quả kỳ thi được sử dụng để xét tốt nghiệp và xét tuyển vào đại học, cao đẳng.

Hôm nay trừ Tây Nguyên và Nam Bộ tương đối mát mẻ, còn lại 2/3 đất nước nắng nóng gay gắt. Hà Nội từ 6h sáng trời đã chói chang, đường phố đông đúc bởi 118.000 thí sinh cùng người nhà đổ về các điểm thi. Hầu hết phòng thi đều rộng rãi, có quạt mát, nhưng với nhiệt độ lên tới 40 độ C sẽ ít nhiều tạo thêm căng thẳng cho thí sinh.
Tại TP HCM, nhiều tuyến đường gần điểm thi như Nguyễn Thái Sơn, Phan Văn Trị, Nguyễn Văn Bảo... bị ùn tắc. Cảnh sát giao thông và sinh viên tình nguyện phải phân luồng tạo lối đi riêng cho thí sinh.
Thí sinh Trúc Vy cho biết, hai cha con em sửa soạn từ 4h30 để chạy xe từ Củ Chi lên quận Gò Vấp dự thi. Vừa gặm bánh mì, Vy vừa tranh thủ lấy tài liệu ra đọc lại trước giờ G.
Tuấn Anh quê ở Bình Phước thì một mình về TP HCM ứng thí. Ngoài 3 môn bắt buộc, nam sinh này đăng ký thêm 3 môn khác để lấy kết quả xét tuyển vào đại học. "Dù đã ôn tập khá kỹ nhưng em vẫn rất lo lắng vì không biết cấu trúc đề thi sẽ như thế nào", Tuấn Anh nói.

Một triệu thí sinh bắt đầu kỳ thi "hai trong một"
Thí sinh trong buổi làm thủ tục tại Nghệ An. Ảnh: Nguyễn Hải.

Theo Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo), gần một triệu thí sinh, chiếm 95% số đăng ký, sáng nay bắt đầu thi môn Toán với thời gian 180 phút tại hơn 34.800 phòng của 99 cụm thi. Trong đó có 38 cụm thi quốc gia do các đại học, học viện chủ trì dành cho thí sinh để xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học, cao đẳng và 61 cụm thi do các Sở Giáo dục, Cục Nhà trường đảm trách dành cho các em thi với mục đích xét tốt nghiệp.
Kỳ thi THPT quốc gia là bước đột phá trong đổi mới thi cử, khâu quan trọng của lộ trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo. Nếu như những năm trước, học sinh phải trải qua rất nhiều kỳ thi được tổ chức gần nhau gồm tốt nghiệp, đại học, cao đẳng, thì năm nay chỉ có một kỳ thi và kết quả sẽ được sử dụng cho tất cả mục đích, từ xét công nhận tốt nghiệp đến xét tuyển vào đại học, cao đẳng.
Cũng hoàn toàn khác với các năm trước, thí sinh chọn trường trước khi thi, năm nay các em sẽ được tách biệt thi và tuyển sinh. Sau khi có kết quả thi THPT quốc gia, căn cứ vào điểm số đạt được, thí sinh mới cân nhắc để đăng ký xét tuyển vào những ngành, trường phù hợp. Các em theo dõi khả năng đỗ của mình thông qua bảng thống kê danh sách, điểm số của thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào trường đại học (3 ngày cập nhật một lần).
Một thay đổi căn bản nữa là thay vì 7 cụm thi quốc gia, kỳ thi này mở rộng ra 38 cụm thi quốc gia và 61 cụm thi địa phương để thí sinh không phải di chuyển xa. Những em thi chỉ để xét tốt nghiệp được các địa phương hỗ trợ đi lại, ăn ở.
Để đảm bảo đạt được hai mục đích, đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia sẽ có 60% câu hỏi kiến thức cơ bản và 40% câu hỏi khó để phân loại thí sinh. Thứ trưởng Giáo dục Bùi Văn Ga cho biết, Ban đề thi sắp xếp câu dễ trước, câu khó sau, vì vậy học sinh cứ bình tĩnh làm từ câu đầu đến câu cuối. Đề thi không yêu cầu thí sinh học thuộc lòng, máy móc mà chỉ cần vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Đáp án đề thi tốt nghiệp môn Ngoại ngữ và môn Toán sẽ được cập nhật sớm nhất tại Kenhtuyensinh.vn để các bạn học sinh tiện theo dõi.
Thí sinh nếu có một môn từ 1 điểm trở xuống là điểm liệt, sẽ không được công nhận tốt nghiệp. Tuy nhiên để tốt nghiệp không phải quá khó khăn vì chỉ cần được trung bình từ 5 điểm trở lên khi cộng điểm các môn thi, điểm ưu tiên, khuyến khích và điểm tổng kết lớp 12.
"Khi vào phòng thi, các em phải hết sức tôn trọng quy chế, không mang tài liệu và điện thoại vì sẽ không sử dụng được do cách ra đề thi đã đổi mới. Khi phát hiện các em sẽ bị đình chỉ thi, tất cả kết quả bị huỷ kể cả kết quả phổ thông", Thứ trưởng Ga nhắc nhở.

Ngày đầu tiên thi THPT quốc gia: thi hai môn Toán và Ngoại ngữ

Sáng nay, thí sinh cả nước sẽ bước vào ngày thi đầu tiên của kỳ thi THPT quốc gia với hai môn thi toán và ngoại ngữ. Theo thống kê từ Bộ GD-ĐT, kỳ thi THPT quốc gia có hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi.

Ngày đầu tiên thi THPT quốc gia: thi hai môn toán và ngoại ngữ
Thí sinh nhận thẻ dự thi trong ngày tập trung tại cum thi ĐH Sư Phạm TP.HCM hôm 30-6 - Ảnh: Như Hùng

Buổi sáng thí sinh dự thi môn toán với thời gian làm bài 180 phút (phát đề lúc 7g45 và bắt đầu làm bài từ 8g). Buổi chiều thí sinh dự thi môn ngoại ngữ (phát đề lúc 14g15 và làm bài lúc 14g30), cho kỳ thi THPT quốc gia 2015.

Theo thống kê từ Bộ GD-ĐT, kỳ thi THPT quốc gia có hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi. Trong đó, số thí sinh thi chỉ để xét tốt nghiệp THPT khoảng 280.000, hơn 590.000 thí sinh đăng ký thi với mục đích vừa xét tốt nghiệp vừa sử dụng kết quả xét tuyển ĐH, CĐ và trên 130.000 thí sinh tự do chỉ thi các môn phục vụ cho việc xét tuyển ĐH, CĐ.
Cũng theo thống kê này, môn toán là có khoảng 960.000 thí sinh đăng ký thi, môn văn gần 940.000, môn ngoại ngữ trên 740.000, môn vật lý: trên 470.000, môn hóa gần 460.000, môn sinh trên 283.000, môn lịch sử trên 153.000 và môn địa lý có gần 390.000 thí sinh đăng kí dự thi.
Kết quả kỳ thi này vừa được dùng để xét tốt nghiệp THPT vừa xét tuyển ĐH, CĐ.
Kỳ thi năm nay có hai loại cụm thi. Cụm thi THPT quốc gia liên tỉnh do trường ĐH chủ trì dành cho thí sinh dự thi lấy kết quả để xét tốt nghiệp và xét tuyển ĐH, CĐ. Cụm thi địa phương do Sở GD-ĐT tạo chủ trì phối hợp với trường ĐH dành cho các đối tượng học sinh chỉ dự thi để lấy kết quả xét tốt nghiệp THPT.
Cả nước có 38 cụm thi THPT quốc gia do các trường ĐH chủ trì.

Một số điểm thí sinh cần lưu ý:
  • Thí sinh đến trễ 15 phút sau khi tính giờ làm bài sẽ không được dự thi môn đó.
  • Thí sinh cần lưu ý phòng thi của từng môn thi bởi có thể phòng thi sẽ thay đổi.
  • Một số thí sinh chưa nhận thẻ dự thi trong buổi làm thủ tục sáng 30-6 cần đến điểm thi sớm, liên hệ phòng hội đồng để nhận thẻ dự thi.Khi đi thi nhớ mang theo thẻ dự thi, giấy chứng minh nhân dân. Đối với thí sinh tự do cần mang thêm bằng tốt nghiệp THPT.
Kỳ thi quốc gia năm nay có 38 cụm thi quốc gia do các trường ĐH chủ trì và 61 cụm thi địa phương do các sở GD-ĐT chủ trì. Các cụm thi đã bố trí tổng cộng hơn 1.600 điểm thi với gần 35.000 phòng thi.
Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, trong ngày 30/6, đề thi chính thức và đề thi dự bị đã được vận chuyển đến 55 cơ sở sao in đề thi đảm bảo an toàn, đúng quy định của Quy chế thi. Đề thi sẽ được bảo quản trong hòm, tủ, hay két sắt có khoá, được niêm phong và có người bảo vệ 24 giờ/ngày; chìa khoá hòm, tủ hay két sắt do trưởng ban vận chuyển và bàn giao đề thi giữ. Trong quá trình vận chuyển, bàn giao đề thi phải có công an giám sát và phải có biên bản giao nhận. Đề thi chính thức chỉ được mở để phát cho thí sinh tại phòng thi đúng thời điểm và môn thi do Bộ GD-ĐT quy định.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho hay, kỳ thi THPT quốc gia năm nay đã nhận được sự hỗ trợ to lớn từ các lực lượng xã hội. Các Bộ, ngành, cơ quan từ trung ương đến địa phương đều sẵn sàng chung tay, góp sức với Bộ GD&ĐT để tổ chức kỳ thi an toàn, nghiêm túc. Cụ thể, Ban An toàn giao thông Quốc gia đã có những văn bản chỉ thị đến các tỉnh, thành phố tăng cường đảm bảo toàn giao thông trên tất các tuyến đường có tổ chức điểm thi. Đặc biệt cấm các loại xe tải trọng lượng lớn lưu hành tại các khu vực này từ nay đến hết kỳ thi.
Ngành y tế, điện lực, thương mại, dịch vụ cũng đã vào cuộc. Ngành y tế các địa phương yêu cầu các cửa hàng ăn uống thực hiện cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngành thương mại yêu cầu các cửa hàng, khách sạn, nhà nghỉ không tăng giá dịch vụ trong những ngày diễn ra kỳ thi.
Ngành điện lực cũng đảm bảo cung cấp đủ điện và cử cán bộ kỹ thuật trực tại các điểm thi nhằm xử lý kịp thời khi có các sự cố xảy ra.
Cùng với đó, nhiều địa phương, tổ chức doanh nghiệp, người dân đã trích ngân sách, quyên tiền để hỗ trợ thí sinh, nhất là những thí sinh ở vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa và những thí sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Các tổ chức, đoàn thể, hiệp hội nghề nghiệp, nhân dân đã tham gia với nhiều sáng kiến, sáng tạo, cảm động như: Cung cấp dịch vụ đi lại, bữa ăn miễn phí cho thí sinh và người nhà.

Không để sảy ra sai sót nhỏ
Trao đổi với Dân trí chiều ngày 30/6, GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Chủ tịch Hội đồng thi cụm thi số 2 cho biết: “Công tác tổ chức thi THPT quốc gia tại cụm thi số 2 do Trường ĐH Kinh tế quốc dân chủ trì được chuẩn bị chu đáo theo đúng quy định, lịch trình đề ra của Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT Hà Nội. Phương án tổ chức kỳ thi đã được Ban lãnh đạo nhà trường, Ban chỉ đạo kỳ thi rà soát kỹ lưỡng, chuẩn bị sẵn sàng và quyết tâm bảo đảm thực hiện đúng các quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT về công tác tuyển sinh, bảo đảm công khai minh bạch” .
Tuy nhiên, GS Đạt cho hay, năm nay số lượng môn thi nhiều và mục đích để lấy kết quả cho xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ nên việc sắp xếp thí sinh được tiến hành khác mọi năm. Các công tác này được sắp xếp bằng máy tính để tối ưu hóa. Mặc dù sẽ có những địa điểm có số buổi thi khác nhau nhưng sẽ không gây khó khăn cho công tác tổ chức.
Một điểm khó khăn chung các cụm thi gặp phải trong khâu tổ chức kỳ thi là năm nay do có nhiều môn tự chọn nên số lượng thí sinh các buổi không giống nhau. Sẽ có những điểm thi sử dụng hết 8 buổi thi, có những điểm chỉ 4 buổi…nên việc chuẩn bị các danh sách, điều động cán bộ và có phương án bảo đảm công việc chuẩn xác là việc không dễ dàng.
Còn tại địa phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Hà Kế San – Trưởng BCĐ thi THPT Quốc gia năm khẳng định: Tất cả các công tác chuẩn bị cho kỳ thi đều đã được tỉnh và các Sở, ngành và hai cơ quan chủ trì tổ chức cụm thi hoàn tất một cách chu đáo. Năm nay là kỳ thi chung đầu tiên và tại tỉnh có nhiều thí sinh của tỉnh bạn đến dự thi nên sẽ có nhiều vấn đề phát sinh. Chính vì vậy BCĐ thi tỉnh Phú Thọ đề nghị trong những ngày thi,  các cán bộ làm nhiệm vụ thi phát huy hơn nữa tinh thần trách nhiệm, bình tĩnh xử lý các tình huống xảy ra.
Tại tỉnh Thanh hóa, trong ngày 30/6, cả hai cụm thi tại Thanh Hóa đã có gần 46.000 thí sinh hoàn thành các thủ tục, hồ sơ cũng như học quy chế thi. Nhiều sai sót của thí sinh đã được bổ sung, điều chỉnh kịp thời, đảm bảo cho thí sinh đủ điều kiện dự thi.
Để đảm bảo an toàn cho kỳ thi, công an tỉnh Thanh Hóa đã quyết định tăng cường lực lượng công an, đặc biệt huy động cả lực lượng cảnh sát cơ động cùng tham gia đảm bảo an ninh trật tự trong những ngày thi.
Cảm động nhất là tại điểm thi trường THPT Thái Lão, thị trấn Hưng Nguyên, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An có hơn 660 thí sinh dự thi. Với số lượng rất lớn thí sinh như vậy đối với thị trấn Hưng Nguyên là địa bàn ít phòng trọ cho thuê, nên vấn đề chỗ ở cho các thí sinh và người nhà trong kỳ thi này trở nên vô cùng khó khăn. Dường như thấu hiểu được nỗi lo của các bậc phụ huynh và thí sinh, những người dân ở đây đã tự nguyện đăng ký với đội thanh niên tình nguyện của thị trấn để cho thí sinh và người nhà ở miễn phí. Thậm chí có những gia đình còn sắm thêm quạt, đồ dùng để đảm bảo sinh hoạt cho thí sinh và người nhà trong thời gian lưu trú tại đây. Thậm chí còn lo cơm nước, phương tiện đi lại cho các thí sinh.

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

Thi THPT Quốc gia 2015: Thí sinh được thay đổi gì khi làm thủ tục dự thi?

Hôm nay (30/6), khoảng 1 triệu thí sinh trong cả nước bắt đầu làm thủ tục dự kỳ thi THPT quốc gia 2015.

Thi THPT Quốc gia 2015: Thí sinh được thay đổi gì khi làm thủ tục dự thi?

Trong buổi làm thủ tục dự thi, thí sinh nghe giám thị phổ biến quy chế thi, nhắc nhở các vấn đề cần lưu ý để tránh xảy ra sự cố trong các ngày thi.
Cũng trong sáng nay, thí sinh đổi giấy báo thi để lấy thẻ dự thi chính thức có dán ảnh của mình. Đây là giấy tờ cần thiết để thí sinh vào phòng thi.
Trao đổi trên VTV, ông Hoàng Minh Sơn, Phó Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, trong ngày hôm nay, chủ yếu các thí sinh sẽ được điều chỉnh thông tin liên quan đến cá nhân ví như, họ tên,  ngày tháng năm sinh hoặc chế độ ưu tiên khi xét tuyển. Thí sinh không được điều chỉnh, sưa đổi môn thi ở thời điểm này.
Đây là năm đầu tiên kỳ thi THPT Quốc gia được tổ chức theo phương thức mới. Chính vì thế, kỳ thi thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận xã hội, đặc biệt với các thí sinh và người nhà các em.
Thi THPT Quốc gia 2015: Thí sinh được thay đổi gì khi làm thủ tục dự thi?
Thí sinh làm thủ tục dự thi.
Thay vì tổ chức 2 kỳ thi: tốt nghiệp THPT vào tháng 6 và tuyển sinh đại học, cao đẳng vào tháng 7 như mọi năm, kỳ thi năm nay sẽ được tổ chức duy nhất một lần, để các thí sinh sử dụng kết quả vừa xét công nhận tốt nghiệp THPT vừa tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Theo thống kê từ Bộ GD-ĐT, kỳ thi THPT quốc gia có hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi.
Trong đó, số thí sinh thi chỉ để xét tốt nghiệp THPT khoảng 280.000, hơn 590.000 thí sinh đăng ký thi với mục đích vừa xét tốt nghiệp vừa sử dụng kết quả xét tuyển ĐH, CĐ và trên 130.000 thí sinh tự do chỉ thi các môn phục vụ cho việc xét tuyển ĐH, CĐ.
Cũng theo thống kê này, môn toán có khoảng 960.000 thí sinh đăng ký thi, môn văn gần 940.000, môn ngoại ngữ trên 740.000, môn vật lý: trên 470.000, môn hóa gần 460.000, môn sinh trên 283.000, môn lịch sử trên 153.000 và môn địa lý có gần 390.000 thí sinh đăng kí dự thi.
Cả nước có 38 cụm thi quốc gia do các trường đại học chủ trì, dành cho các thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Ngoài ra, có 61 cụm thi địa phương do các Sở GD & ĐT chủ trì dành cho các thí sinh chỉ có nguyện vọng xét tốt nghiệp THPT.
Tất cả các em sẽ thi chung một đề, với một quy trình tổ chức thi thống nhất. Kỳ thi sẽ diễn ra trong bốn ngày, từ mùng 1/7 - 4/7.
Các thí sinh thi 3 môn bắt buộc gồm: Toán, Văn, Ngoại ngữ. Ngoài ra, các em tự chọn thêm một số môn khác để được xét công nhận tốt nghiệp và xét tuyển vào đại học, cao đẳng.

Thí sinh được chỉnh sửa gì trước kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia?

Sáng nay 30.6, hơn 1 triệu thí sinh trong cả nước sẽ đến các địa điểm thi để làm thủ tục dự thi và chỉnh sửa hồ sơ.
Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Trung, Trưởng phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết hội đồng thi này sẽ phát phiếu yêu cầu chỉnh sửa cho thí sinh (TS) tại từng điểm thi. Các giám thị sẽ tập hợp phiếu này để chuyển về hội đồng thi chỉnh sửa. TS vẫn nhận thẻ dự thi bình thường, những TS có sai sót trong hồ sơ sẽ đến phòng hội đồng thi ở từng điểm thi để nhận thẻ dự thi mới vào sáng ngày 1.7. Theo ông Trung, cách làm này sẽ giúp TS không phải di chuyển giữa các điểm thi.
Hội đồng thi Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM sẽ phát phiếu yêu cầu chỉnh sửa cho TS ngay tại phòng thi trong khi làm thủ tục dự thi. Trên cơ sở này, hội đồng thi sẽ đối chiếu với hồ sơ gốc để chỉnh sửa các sai sót đơn giản có thể kiểm chứng được trong hồ sơ. Với những điều chỉnh quan trọng, hội đồng sẽ ghi nhận để hỏi ý kiến của Bộ GD-ĐT.
Tương tự, Hội đồng thi Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM sẽ giải quyết cho TS những sai sót đơn giản ngay tại từng phòng thi. Những điều chỉnh quan trọng liên quan đến việc tổ chức thi và xét tuyển, TS phải về văn phòng hội đồng thi tại cơ sở chính của trường để đối chiếu hồ sơ gốc và chỉnh sửa, gồm: môn thi, đối tượng và khu vực ưu tiên, mục đích dự thi...
Trong khi đó, Hội đồng thi Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM sẽ tiến hành chỉnh sửa ngay các thông tin bắt buộc phục vụ kỳ thi và cấp thẻ dự thi mới cho TS. Còn các sai sót liên quan đến chính sách ưu tiên, TS sẽ được điền phiếu yêu cầu chỉnh sửa, nộp kèm minh chứng và trường cấp biên nhận để trường tiến hành chỉnh sửa sau.
Trong các thông tin được điều chỉnh, môn thi và mục đích dự thi là 2 nội dung quan trọng nhưng mỗi trường có cách xử lý không giống nhau. PGS-TS Nguyễn Đức Minh, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, khẳng định hội đồng thi này sẽ không giải quyết các sai sót liên quan đến môn thi và mục đích dự thi. “Theo văn bản mới nhất của Bộ, đến ngày 26.6 các hội đồng thi phải hoàn thành việc sắp xếp phòng thi. Vì vậy, những điều chỉnh môn thi sẽ gây xáo trộn vào hệ thống các phòng thi”, ông Minh nói.
Trước đó, hội đồng thi này đã tiếp nhận trường hợp một TS tỉnh Bình Phước chỉ đăng ký thi xét tốt nghiệp, muốn chuyển về cụm trường ĐH này dự thi để vừa xét tốt nghiệp vừa xét tuyển ĐH, CĐ. Theo hội đồng thi này, lỗi sai xuất phát từ TS nên không được giải quyết.
Trong khi đó, ở cụm thi Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp, nói trong ngày 30.6 TS có nguyện vọng thay đổi mục đích dự thi vẫn sẽ được ghi nhận và trình Bộ xem xét giải quyết. Ông Nguyễn Anh Đức, Trưởng phòng Công tác học sinh sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cũng cho biết sẽ xem xét giải quyết việc chuyển đổi mục đích dự thi với những TS đã đăng ký xét tốt nghiệp nếu có nhu cầu xét tuyển ĐH và CĐ. Theo đó, các TS này cần làm đơn cam kết và đóng bổ sung lệ phí dự thi để xét tuyển vào ĐH, CĐ. Trên cơ sở này, sau ngày thi hội đồng thi sẽ báo cáo về sở GD-ĐT về việc chuyển đổi mục đích này.
Đừng bận tâm đề thi "tiên tri"
Đánh vào tâm lý lo lắng của thí sinh (TS) trước kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 với quá nhiều điểm đổi mới, nhất là về đề thi, nên trên các trang mạng xuất hiện nhiều đề thi "dự đoán", "tiên tri". Điều này làm cho TS hoang mang, dễ học "tủ", ôn lệch.
Là những giáo viên trực tiếp hướng dẫn TS ôn tập, chúng tôi cho rằng các đề thi này chỉ có giá trị tham khảo.
Cách ôn tốt nhất là TS dựa vào cấu trúc đề thi minh họa của Bộ GD-ĐT, bám sát chương trình SGK, chủ yếu là lớp 12. Chú ý về sự thay đổi, phân hóa mức độ khó, dễ của đề. Nếu nắm vững chương trình có thể đạt được từ 50 - 60% yêu cầu đề, đủ đảm bảo được xét tốt nghiệp. Để có điều kiện xét tuyển vào ĐH-CĐ, TS cần chú ý nhiều hơn về kỹ năng làm bài, rèn luyện thêm nhiều dạng bài tập nâng cao...
Ngoài đề thi sử dụng cho hai mục đích, cần chú ý thêm điểm "3 trong 1" của nó. Đó là 1 đề thi cho 3 đối tượng ban cơ bản, nâng cao và GDTX làm bài. Như thế, những phần nào chung của cả 3 đối tượng học sẽ dễ xuất hiện trong đề thi.
Đối với các môn xã hội, cần chú ý thêm các vấn đề thời sự. Điều này chắc TS đã được giáo viên lưu ý rồi chứ không phải chờ đến khi có đề "tiên tri".

Kỳ thi THPT quốc gia: Tăng cường bảo mật đề thi

Ngày 29.6, các thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, Nguyễn Vinh Hiển, Nguyễn Thị Nghĩa đã làm việc với cụm thi Đà Nẵng, Nghệ An, Tuyên Quang. Những băn khoăn của lãnh đạo ở các cụm thi này liên quan đến việc bảo mật đề thi THPT quốc gia, đảm bảo công bằng giữa các địa phương.
Kỳ thi THPT quốc gia: Tăng cường bảo mật đề thi
Niêm yết danh sách thí sinh tại cụm thi Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM chiều 29.6

Hơn 20 cán bộ an ninh ở một điểm thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2015

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, nhiều cụm thi địa phương do điều kiện đi lại khó khăn nên sẽ được bàn giao đề thi 8 môn một lần. Theo GS-TSKH Bùi Văn Ga, những địa phương sẽ thực hiện phương pháp bàn giao đề thi tất cả các môn cùng một lúc là Quảng Nam, Thanh Hóa và một số tỉnh miền núi phía bắc.
 
Không hạ thấp chất lượng thi
Về kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Đây là kỳ thi cách mạng mạnh mẽ, vừa tốt nghiệp THPT, vừa làm căn cứ xét tuyển ĐH, CĐ, không hạ thấp chất lượng nhưng tạo thuận lợi cho người dân, giảm khó khăn và chi phí cho xã hội.
Thủ tướng cũng khẳng định yên tâm với báo cáo của Bộ trưởng GĐ-ĐT Phạm Vũ Luận tại phiên họp giao ban trực tuyến Chính phủ tháng 6 diễn ra hôm qua 29.6. “Các địa phương cần vào cuộc thực hiện kỳ thi này cho tốt. Lần đầu làm tốt các năm sau sẽ có điều kiện làm tốt hơn”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Cũng theo người đứng đầu Chính phủ, mỗi năm cả nước ra trường khoảng nửa triệu sinh viên ĐH, CĐ, du học nước ngoài. “Giờ ta đang có dân số vàng, ta phải tìm cách đào tạo như thế nào”, Thủ tướng nêu vấn đề.
 
  
Trao đổi với PV Thanh Niên, Thứ trưởng Ga cho biết thực tế việc bàn giao đề thi cùng một lúc sẽ xảy ra
nhiều rủi ro, nhưng vẫn sẽ đảm bảo hơn việc giao đề hằng ngày theo quy định. “Phần lớn các địa phương được Bộ cho bàn giao đề cùng một lúc là những nơi điều kiện đi lại rất khó khăn. Như Quảng Nam, điểm thi xa nhất cách điểm bàn giao đề là Đà Nẵng đến hơn 300 km, đường đi lại rất hiểm trở, để đưa đề vào buổi sáng mỗi ngày thi là bất khả thi. Chúng tôi đã đi thực tế đến cụm thi xa nhất ở Quảng Nam và đã nhận thấy khó khăn đó”.
Chính vì vậy, công tác thắt chặt an ninh tại các cụm thi địa phương bàn giao toàn bộ đề thi cùng lúc được tăng cường ở mức cao nhất. Tại Quảng Nam, ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh, cho biết tại các điểm thi của tỉnh, lực lượng cán bộ đứng điểm thi cùng lực lượng an ninh được tăng cường trực 24/24 để bảo đảm an toàn cho đề thi trong suốt thời gian diễn ra kỳ thi. “Bảo quản đề thi an toàn tối đa là việc chúng tôi đặt lên hàng đầu nên có những điểm thi chúng tôi phải tăng cường đến 20 cán bộ an ninh”, ông Quốc nói thêm.
Cùng việc bảo mật đề thi, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng yêu cầu các địa phương phải đặc biệt lưu ý khi mở đề thi, phải tránh hoàn toàn việc mở nhầm đề. “Bất cứ một sai sót nào dù rất nhỏ cũng ảnh hưởng đến kỳ thi toàn quốc với hàng triệu thí sinh (TS), nên nhất định không để xảy ra sự cố nào để ảnh hưởng đến tinh thần của TS”, ông Bùi Văn Ga nhắc nhở các địa phương.

Có nơi làm nghiêm, nơi không

Làm việc với Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa, ông Thái Huy Vinh, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An, cho rằng khó khăn nhất là việc bảo đảm kỷ luật phòng thi do ở cụm thi này học sinh có học lực từ trung bình trở xuống. Ông Vinh cũng đề nghị Bộ GD-ĐT chỉ đạo các địa phương thực hiện kỳ thi nghiêm túc, khách quan, tránh tình trạng nơi làm chặt, nơi lại thả lỏng, gây mất công bằng. Bà Nguyễn Thị Nghĩa khẳng định, Bộ đã ban hành nhiều văn bản, phối hợp các ngành khác để thực hiện mục tiêu kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.
Chiều qua, dù tại Tuyên Quang, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển khẳng định Bộ GD-ĐT không chỉ đạo các địa phương về “tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đẹp” nhưng bà Vũ Thị Bích Việt, Phó chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang, cho rằng cá nhân bà không lo lắng quá cho tỷ lệ đỗ tốt nghiệp mà chỉ lo cho kết quả để xét tuyển sinh ĐH, CĐ của TS tỉnh nhà. “Tôi lo nhất các cụm thi khác của toàn quốc có nghiêm không. Đến lúc điểm của học sinh Tuyên Quang thấp quá rồi trượt ĐH cả loạt chúng tôi cũng chết, cả người dân, cả Bộ sẽ phê bình chúng tôi”, bà Việt nói. Bà Việt còn chia sẻ, việc để cho tỷ lệ đỗ tốt nghiệp lần 1 năm 2007 của Tuyên Quang chỉ chưa đến 15% là một “bài học đau đớn”, bởi thanh tra làm quá ghê khiến học sinh mất hết cả tinh thần - nhuệ khí để làm bài. “Tôi cũng đã quán triệt ngay từ đầu với hai cụm thi là phải làm nghiêm nhưng cũng phải tâm lý cho các em thấy thoải mái. Nhưng chúng tôi vẫn lo lắng nhất ở chỗ Tuyên Quang làm thật nghiêm, các nơi khác không nghiêm thì sao?”.

Huy động máy phá sóng, tăng cường an ninh để bảo mật đề thi tốt nghiệp TTHPT quốc gia

Không chỉ được trang bị máy phá sóng, lực lượng an ninh còn tăng cường và kiểm tra kỹ lưỡng tất cả đồ đạc của những người vào khu in sao đề thi THPT Quốc gia để đảm bảo tính tuyệt mật. Quá trình vận chuyển đề thi cũng phải phối hợp với công an A83, lực lượng CA quận, phường.
Đến thời điểm này, chỉ còn một ngày nữa là bắt đầu bước vào kỳ thi THPT Quốc gia 2015, công tác chuẩn bị cho kỳ thi tại nhiều trường hiện nay đã được hoàn tất.
Trao đổi với PV, PGS Đinh Văn Hải - Trưởng phòng Công tác chính trị, công tác sinh viên trường ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết, tất cả các khâu trước khi đến tay thí sinh, từ đề thi, hướng dẫn chấm, đáp án, thanh điểm,… đều thuộc danh mục bí mật của Nhà nước, mức độ tối mật.
Đối với việc ra đề thi và khâu in sao được thực hiện tại địa điểm an toàn, biệt lập, có phương tiện phòng cháy chữa cháy, được bảo vệ nghiêm ngặt trong suốt quá trình kỳ thi diễn ra.
Riêng khu vực in sao được thiết lập 3 vòng bảo vệ, được trang bị máy phá sóng để đảm bảo tính tuyệt mật, đồ đạc của những ai ra vào đều được kiểm tra an ninh kỹ lưỡng.
Quá trình vận chuyển đề thi cũng phải tuân thủ đúng quy định của Bộ GD-ĐT. Khi các trường đi lấy đề thi phải kết hợp chặt chẽ với công an A83, CA quận, phường trên địa bàn. Các phòng bì chứa đề thi được niêm phong và đưng an toàn trong thùng có khóa trong suốt quá trình vận chuyển, giao nhận.
PGS. TS Đinh Văn Hải cho biết thêm cụm thi ĐH Bách Khoa bao gồm 4 điểm thi: trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Xây dựng, ĐH Khoa học Tự nhiên và ĐH Kinh doanh và Công nghệ; trong đó, có tới 15.386 thí sinh, dự kiến khoảng hơn 4.000 thí sinh có hộ khẩu ở Hà Nội, số còn lại là từ 5 tỉnh đổ dồn về và các thí sinh tự do.

Thứ trưởng Giáo dục: "Đề thi THPT quốc gia có 60% câu hỏi cơ bản"

"Năm nay, đề thi THPT quốc gia không quá khó mà phù hợp với trình độ làm bài của tất cả các em. Thí sinh hiểu ở mức độ nào thì làm ở mức đấy", Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga khẳng định.

- Mấy ngày vừa qua các Thứ trưởng đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT quốc gia tại nhiều địa phương, tình hình thực tế như thế nào thưa ông?

- Qua kiểm tra thi ở các địa phương, đặc biệt là những nơi có điều kiện khó khăn như Quảng Trị, Quảng Nam hay Huế, Đà Nẵng, tôi thấy các nhà trường, địa phương đã quán triệt sâu sắc chỉ thị của Thủ tướng về tổ chức kỳ thi: Không để thí sinh nào vì hoàn cảnh khó khăn hay giao thông cách trở mà không đến điểm thi được.
Nhiều hoạt động được thực hiện như hỗ trợ thí sinh kinh phí đến cụm thi liên tỉnh, đưa các em đến cụm địa phương, lo ăn ở... Đến hôm qua, các địa phương đã chuyển thí sinh đến địa điểm thi an toàn. Chiến dịch tình nguyện của đoàn thanh niên, hội sinh viên rất rầm rộ. Áo xanh xuất hiện ở bến tàu, bến xe đưa đón thí sinh nơi xa đến, chuẩn bị chỗ ở miễn phí. Có thể nói công tác hỗ trợ thí sinh năm nay làm rất bài bản, chắc chắn các em sẽ rất hài lòng.
Việc chuẩn bị của các cụm thi cũng bám sát những điểm mới của kỳ thi THPT quốc gia 2015. Nếu như mọi năm thi cố định thì năm nay lại thay đổi thí sinh ở từng môn nên phải tập huấn kỹ cho giám thị coi thi. Đề thi cũng phức tạp hơn vì có những nơi năm nay nhận luôn một lúc đề của 8 môn thi về bảo quản do cách xa trung tâm in sao, không thể nhận từng môn một. Bộ lưu ý các cụm thi, điểm thi hết sức thận trọng trong việc tôn trọng đúng lịch thi, không được bóc nhầm đề ảnh hưởng đến kỳ thi.
Đến giờ phút này công tác chuẩn bị đã sẵn sàng. Tuy nhiên, kỳ thi mới với hơn 1 triệu thí sinh diễn ra trên khắp cả nước cho nên Bộ nhắc nhở các cụm thi không được chủ quan, làm cẩn thận theo đúng quy chế, nếu có trục trặc phải báo ngay ban chỉ đạo, xử lý kịp thời, để kỳ thi diễn ra đúng như dự kiến.

- Khi nào đề thi được vận chuyển đến điểm thi?
- Hôm nay 30/6, các cụm thi ở xa sẽ đến các trung tâm in sao đề thi để nhận đề, vận chuyển về nơi bảo quản để phục vụ thí sinh thi vào ngày 1/7. Hiện các cụm in sao đề thi đã làm việc kết thúc đúng thời hạn, kịp thời giao cho các điểm thi.
Năm nay số lượng cụm thi nhiều hơn kỳ thi đại học, cao đẳng mọi năm. Năm trước chỉ có khoảng 25 điểm in sao đề thi thì năm nay các Sở cũng in sao đề thi. Một số cụm không tự in sao mà phối hợp, hiệp đồng với cụm in sao lân cận để nhận đề về.

- Các câu hỏi trong đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia được phân hoá như thế nào thưa Thứ trưởng?
- Đề thi năm nay 60% là kiến thức cơ bản, học sinh bình thường có thể làm được. Ban đề thi đã sắp xếp câu dễ trước, câu khó sau, vì vậy học sinh không cần băn khoăn, cứ làm từ câu đầu đến câu cuối. Làm hết hay không là phù thuộc vào năng lực các em có thể xử lý được những câu khó, câu phân loại được hay không. Nhưng các em cố gắng hoàn thiện những câu dễ trước.
Đề không yêu cầu các em học thuộc lòng, máy móc không cần thiết, chỉ cần vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn nên rất thuận lợi cho các em, học lực trung bình cũng có thể có kết quả tốt, không cần lo lắng.
Thí sinh lưu ý nếu có một môn từ 1 điểm trở xuống là điểm liệt, như vậy sẽ không được công nhận tốt nghiệp. Tuy nhiên để tốt nghiệp cũng không phải quá khó khăn vì chỉ cần được từ 5 điểm trở lên khi cộng điểm các môn thi, cộng điểm khuyến khích, và cộng với điểm tổng kết lớp 12 sau đó chia đôi, rồi lại cộng điểm ưu tiên.

- Nhiều người vẫn lo lắng về tính công bằng giữa 2 loại cụm thi, Bộ làm thế nào để đảm bảo không có chuyện coi thi bất công bằng?
- Dù là cụm thi địa phương hay đại học đều thực hiện nhất quán một quy chế tuyển sinh. Các cụm thi địa phương chủ trì, Bộ cũng cử các trường đại học cùng phối hợp, tham gia. Hiện các địa phương, trường đại học đã có sự phối hợp nhịp nhàng. Các trường đại học cũng cử cán bộ tham gia hội đồng tuyển sinh địa phương, cũng như tham gia kiểm tra, giám sát.
Mặt khác, trong quá trình diễn ra kỳ thi, thanh tra Bộ, thanh tra địa phương cũng thanh tra đột xuất tất cả các cụm thi. Ngay cả thí sinh cũng có thể giám sát chất lượng của kỳ thi THPT quốc gia khi Bộ cho phép các em mang các dụng có ghi lại các hiện tượng tiêu cực trong phòng thi để phản ánh. Như vậy với sự giám sát rộng rãi, tất cả các cụm thi đều phải thực hiện nghiêm túc quy chế, tránh được sai sót. Cụm thi nào để xảy ra sự cố đều bị quy trách nhiệm nên chắc chắn không cụm nào để quá trình coi thi không công bằng.

- Thứ trưởng khuyên nhủ gì thí sinh trước ngày thi?
- Ngày mai các em bắt đầu bước vào thi, đề thi minh hoạ Bộ đã đưa lên mạng cho các em tham khảo. Năm nay, đề không quá khó mà phù hợp với trình độ làm bài của tất cả các em. Thí sinh học hiểu ở mức độ nào thì làm ở mức đấy. Khoảng 60% câu hỏi cơ bản phần lớn các em sẽ làm được nên không cần lo lắng.
Khi vào phòng thi, các em phải hết sức tôn trọng quy chế thi. Nhất là không được mang tài liệu và điện thoại vào phòng thi vì khi mang những tài liệu vào các em cũng không sử dụng được vì cách ra đề thi đã đổi mới. Khi phát hiện các em sẽ bị đình chỉ thi, tất cả kết quả sẽ bị huỷ, kể cả kết quả phổ thông.
Hãy vào phòng thi với tinh thần thoải mái nhất. Tất cả những đổi mới của kỳ thi sẽ giúp các em giảm bớt áp lực cả về vật chất và tinh thần. Vật chất đã giảm từ 4 kỳ thi xuống còn 1 kỳ thi, nên việc quan trọng bây giờ là các em ổn định tâm lý, tự tin bước vào phòng thi để làm bài tốt nhất.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga: Đề thi THPT quốc gia không đánh đố

“Thí sinh hãy bình tĩnh, các kiến thức đã học sẽ giúp các em làm được bài thi vì đề thi không đánh đố, không bắt buộc học thuộc một cách máy móc hoặc trả lời theo khuôn mẫu”. Đó là lời khẳng định của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong.

Trước giờ G, mọi vấn đề liên quan đến kỳ thi đã được giải quyết đến đâu, đặc biệt ở những vùng khó khăn,  thưa Thứ trưởng?

Tới thời điểm này công tác tổ chức ở các địa phương và các cụm thi trên cả nước đã hoàn tất. Mấy ngày nay, lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã đến các cụm thi,  đặc biệt những cụm thi lần đầu tiên tổ chức kỳ thi có quy mô lớn để kiểm tra và xử lý các vướng mắc tại chỗ. Qua kiểm tra thấy các địa phương và các cụm thi đã quán triệt rất sâu sắc chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ là bằng mọi cách không để thí sinh nào vì khó khăn mà không đến được địa điểm thi.

Các địa phương đã phối hợp rất chặt chẽ với các nhà trường, các đoàn thể, các ban ngành để thí sinh được đi thi, đặc biệt thí sinh người dân tộc và thí sinh ở vùng khó khăn đều nhận được sự hỗ trợ: bố trí ăn ở, tổ chức xe đưa đón đến nơi thi; nhiều thí sinh nhận được chỗ ở, bữa ăn miễn phí.

Đặc biệt phải kể đến sự nỗ lực của tổ chức Đoàn TNCS HCM và  Hội Sinh viên trong chiến dịch tiếp sức mùa thi, trực 24/24 ở các bến tàu, nhà xe để giúp đỡ thí sinh. Mọi công việc đăng ký dự thi, chỉnh sửa dữ liệu đã hoàn tất, Bộ GD&ĐT đã có nhiều đợt để thí sinh chỉnh sửa thông tin.

Điều mà nhiều thí sinh lo nhất là do kết hợp 2 mục tiêu nên có thể đề thi sẽ khó hơn, ông nói gì về điều này?

Các thí sinh hãy đi vào phòng thi với tâm trạng thoải mái nhất để làm bài tốt nhất. Đề thi minh họa đã giúp cho thí sinh biết được định dạng đề thi, cách ra đề… Bộ sắp xếp, điều chỉnh để câu dễ trước, câu khó sau để những thí sinh học bình thường có thể làm được 60%. 40% câu hỏi sau khó hơn là để  phân loại thí sinh giúp các trường có thể tuyển sinh. Vì vậy, thí sinh hãy bình tĩnh, các kiến thức đã học sẽ giúp các em làm được bài thi vì đề thi không đánh đố,  không bắt buộc học thuộc một cách máy móc hoặc trả lời theo khuôn mẫu. Kiến thức đã học sẽ giúp các thí sinh vận dụng và làm được bài thi.

Một điều đáng lưu ý, thí sinh không mang tài liệu vào phòng thi vì mang theo cũng không làm được gì. Thí sinh, tốt nhất làm bài thi một cách nghiêm túc vì nếu mang tài liệu vào, bị phát hiện thì sẽ bị đình chỉ thi,  không tốt nghiệp được THPT và cũng không vào được ĐH, CĐ. Hãy vào  phòng thi với tâm trạng thoải mái nhất để có kết quả tốt nhất.

Nỗi lo bóc nhầm đề thi trong một kỳ thi có tới 8 môn thi nên được nhìn nhận thế nào, thưa ông?

Khác các kỳ thi trước đây, năm nay chỉ có 1 kỳ thi duy nhất diễn ra trong 4 ngày liên tục. Vì vậy, kỳ thi sẽ có nhiều môn thi hơn và điều mà các trường thi cần cẩn trọng là tránh bóc nhầm đề thi. Khác với kỳ thi tốt nghiệp  hay  ba chung như mọi năm. Năm nay,  phòng thi thí sinh không cố định: Thí sinh dịch từ phòng thi này sang phòng thi khác, tùy thuộc vào môn thi các em đăng ký. Ngoài ra,  số môn thi nhiều hơn mỗi lần thi trước đây, một số  cụm thi xa trung tâm phải nhận  đề thi 8 môn một lúc để bảo quản theo một quy trình nghiêm ngặt. Vì vậy, khi sử dụng đề thi, các trường thi phải thận trọng để tránh nhầm lẫn.  Các trường thi lưu ý, lúc lấy đề thi sử dụng phải theo đúng quy định và nhắc nhở giám  thị làm đúng quy trình trong quy chế tuyển sinh để tránh nhầm lẫn.