Cao đẳng dược @ Hà Nội tuyển sinh

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

Tuyển sinh 2015: Phương pháp làm bài thi tự luận tiếng Anh

Những kiến thức quan trọng thường có trong các đề thi môn tiếng Anh


1. Ngữ âm ( bao gồm trọng âm và phát âm): 
 5 năm gần đây, nội dung kiến thức Ngữ âmchiếm ổn định 5 câu trong đề thi, được ra dưới 2 dạng bài tập Trọng âm và Phát âm. Trong đó, phần Phát âm chỉ xuất hiện trong đề thi năm 2013. 

Ngữ âm là nội dung kiến thức dễ trong đề thi. Học sinh chỉ cần nắm cách xác định trọng âm, trường độ âm và phương thức phát âm của từ. Tuy nhiên, Ngữ âm cũng chính là dạng bài tập khiến học sinh mất điểm "oan uổng" nhất. Hoặc là gặp từ vựng mà học sinh "không ngờ tới" hoặc là hình thức của các từ khá giống nhau.

Trọng âm trong Tiếng Anh có khá nhiều quy tắc. Tuy nhiên, các quy tắc này cũng không quá khó nhớ, và thay vì nhớ quy tắc, chúng ta sẽ học cách nhớ ví dụ của các quy tắc này. Từ những ví dụ này có thể dễ dàng suy ra công thức và áp dụng cho các từ khác, kể cả các từ chưa bao giờ gặp.
mon-tieng-anh

2. Ngữ pháp, từ vựng  ( bao gồm Từ vựng, Cấu trúc câu, Phương pháp cấu tạo từ/ sử dụng từ, Phraral verb, Từ đồng nghĩa, Từ trái nghĩa):
Ngữ pháp/ từ vựng là nội dung kiến thức chiếm số lượng câu hỏi lớn nhất trong đề thi bao phủ ở nhiều dạng câu hỏi, trong đó bài tập vềCấu trúc câu chiếm nhiều nhất (dao động từ 8 đến 11 câu). 
Đây là nội dung kiến thức ở mức độ khó trung bình. Học sinh cần nắm vững kiến thức cơ bản: trau đồi từ vựng trong SGK, nắm vững cấu trúc các loại câu.

3. Chức năng giao tiếp (  bao gồm: - Từ/ngữ thể hiện chức năng giao tiếp đơn giản):
  Chức năng giao tiếp là dạng bài yêu cầu học sinh sử dụng từ/ngữ thể hiện chức năng giao tiếp đơn giản.  Nội dung kiến thức này ở mức độ trung bình, chiếm từ 2 đến 5 câu trong đề thi các năm.

4. Kĩ năng đọc ( bao gồm Điền từ; Đọc lấy thông tin cụ thể/ đại ý; Đọc phân tích/ đọc phê phán/ tổng hợp/ suy diễn):
  Kĩ năng đọc là phần kiến thức chiếm tỉ trọng lớn trong đề thi (đặc biệt, năm 2011 Kĩ năng đọc chiếm đến 28/80 câu). 

Kĩ năng đọc là phần kiến thức khó nhất trong đề thi. Các câu hỏi trong đề thi thường khá dài, xoay quanh nhiều chủ đề từ các vấn đề khoa học phức tạp cho đến các bài xã luận về tâm lý học và môi trường. Nội dung các câu hỏi này không chỉ yêu cầu học sinh nhớ từ vựng, ngữ pháp mà quan trọng hơn là phải hiểu cách sử dụng từ vựng, ngữ pháp đó trong tình huống cụ thể.  Ngoài ra, các câu hỏi không chỉ yêu cầu học sinh biểu mà còn yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức để phân tích, tổng hợp và suy luận.

5. Kĩ năng viết ( bao gồm - Phát hiện lỗi sai, Viết gián tiếp, Câu cận nghĩa, Tính cân đối, Hợp mệnh đề chính - phụ, Tính nhất quán (mood, voice, speaker, position...), Tương phản):
  Trong đề thi đại học 5 năm gần đây, Kĩ năng viết là nội dung kiến thức chiếm số lượng câu hỏi dao động từ 15 đến 20 câu. Trong đó, từ năm 2011 đến 2015, số câu giữ ổn định là 15 câu. Kĩ năng viết là phần kiến thức bao phủ ở rất nhiều dạng câu hỏi trong đề thi.  Nội dung câu hỏi Kĩ năng viết ở mức độ khótrung bình. Học sinh cần vận dụng được kiến thức để viết lại câu hoặc phát hiện lỗi sai và sửa lại câu cho đúng.

Bí quyết làm bài tự luận trong đề thi môn tiếng Anh năm 2015

Phương pháp làm dạng bài viết đoạn văn trong đề thi THPT quốc gia. Để viết được một đoạn văn (paragraph), trước tiên các em cần hiểu rõ bố cục và cách sắp xếp chi tiết trong một đoạn văn chứ không thể "nghĩ sao viết vậy" như một số học sinh thường làm.

* Cấu trúc & cách triển khai một đoạn văn viết bằng tiếng Anh

Thông thường một đoạn văn viết bằng tiếng Anh có độ dài dao động trong khoảng 80 đến 150 từ (words). Trong một đoạn văn chuẩn thường phải có câu chủ đề (topic sentence). Trong câu chủ đề phải có hai phần: chủ đề (topic) và ý chính (controlling idea). Thông thường câu chủ đề là câu mở đầu đoạn văn. Mặc dù trong cách viết tiếng Anh, câu chủ đề còn có thể có các vị trí khác trong đoạn văn, nhưng để an toàn và không tự làm khó mình, khi thi các em nên sử dung cách viết với câu chủ đề là câu đầu tiên.
Khi đã có câu chủ đề, ta phải tìm ý để có thể triển khai ý chính. Việc tìm ý không quá phức tạp. Thí sinh chỉ cần tự đặt ra những câu hỏi liên quan đến câu chủ đề sau đó tự trả lời chúng. Những câu hỏi này thường bắt đầu bằng các từ nghi vấn (question words) như What, When, Where, Why, How.
Những câu trả lời cho các câu hỏi trên sẽ được sử dụng như supporting sentences (các câu văn chứng minh, diễn giải ý chính trong câu chủ đề). Khi đã có các supporting sentences, người viết chỉ cần ráp nối chúng lại thì sẽ có một đoạn văn hoàn chỉnh. Tuy nhiên, mấu chốt ở công đoạn này là các em phải biết sắp xếp các câu văn theo một trật tự nhất định chứ không phải "có gì viết nấy".

* Cách sắp xếp supporting sentences trong một đoạn văn

Tùy theo đề bài, người viết có thể sắp xếp supporing sentences theo 1 trong các trật tự dưới đây:
  1. Từ các chi tiết quan trọng nhất đến ít quan trọng nhất.
  2. Từ các chi tiết ít quan trọng nhất đến chi tiết quan trọng nhất (ngược với cách 1).
  3. Theo trật tự thời gian (cái gì xảy ra trước kể trước, cái gì xảy ra sau kể sau).
  4. Theo trình tự của công việc phải làm (ví dụ như bạn đang hướng dẫn người khác nấu cơm thì bạn sẽ chỉ họ làm theo các bước: Thứ nhất, lấy gạo bỏ vào nồi. Thứ hai, vo gạo. Thứ ba, bỏ nồi vào nồi cơm điện (nếu nấu bằng nồi cơm điện). Thứ tư, cắm phích vào ổ điện. Thứ năm, bật công tắc nấu. Cuối cùng, chờ khoảng 20 đến 25 phút thì cơm chín.
  5. Theo trình tự không gian. Thường trật tự này chỉ được áp dụng trong một đoạn văn tả quang cảnh/nơi chốn. Ví dụ như đề bài yêu cầu bạn tả góc học tập của mình. Trường hợp này bạn có thể bắt đầu từ bất kể vị trí nào: từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài, từ trái sang phải, từ phải sang trái, từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới...tùy theo góc độ mà bạn quan sát để mô tả.
  6. Cuối cùng, bạn có thể kết thúc đoạn văn bằng một câu kết (concluding sentence). Thông thường câu kết được thực hiện bằng cách viết lại câu chủ đề theo một dạng khác mà thôi. Tuy nhiên, câu kết không nhất thiết luôn phải có trong đoạn văn, nghĩa là nếu bạn tự tin mình viết tốt thì kết bài với câu kết, còn không thì không sử dung câu này.
Ví dụ về một đoạn văn viết bằng tiếng Anh: Your school organizes a competition for students to write about The world in which I would like to live in the year 2020. Below is an essay by one of the studens. My ideal world would be a peaceful one. There are no wars or conflicts between nations. People won't have to live under the threat of terrorism but all live together in harmony. Everyone has a job to do, and there is a good healthy standard of living for all. I would also wish to live in a clean healthy environment with less noise and less pollution. There are more and larger parks where children can play and wildlife can be protected. But my main desire is to see people less materialistic, less selfish, less violent and more loving than they are now. (Trang 89 - 90 SGK Tiếng Anh 12).
(Bản dịch tiếng Việt: Thế giới lý tưởng của tôi là một thế giới hòa bình. (Thế giới đó) Không có chiến tranh hoặc mâu thuẫn giũa các quốc gia. Người dân sẽ không phải sống dưới nỗi sợ khủng bố mà tất cả mọi người cùng chung sống hòa thuận. Ai cũng có công ăn việc làm và mọi người đều có mức sống tốt đẹp. Tôi cũng muốn sống trong một môi trường trong sạch, lành mạnh có it tiếng ồn và it bị ô nhiễm. Nhưng khát vọng của tôi là được nhìn thấy mọi người bớt tôn sùng vật chất, bớt ích kỷ, bớt bạo lực và thương yêu nhau nhiều hơn.)
Chúng ta sẽ thực hiện phân tích đoạn văn trên theo các ý sau:
  • Trong đoạn văn trên, câu đầu tiên (My ideal world would be a peaceful one.) là câu chủ đề, trong đó topic là My ideal world và controlling idea là a peaceful one (hiểu là a peaceful world).
  • Các câu văn còn lại là supporting sentences.
  • Tác giả sắp xếp supporting sentences theo trật tự từ chi tiết it quan trọng nhất đến quan trọng nhất (cách 2 theo trật tự đã trình bày ở trên).
  • Tác giả không dùng câu kết trong đoạn văn của mình.
  • Một số đề thi có thể gặp trong phần tự luận đề thi THPT quốc gia môn Tiếng Anh: Write about the ideal world in which you would like to live in the year 2020. (Trang 90 SGK Tiếng Anh 12)...

3. Các bước làm một bài viết đoạn văn bằng tiếng anh

  1. Viết câu chủ đề. (Lưu ý: cần triệt để lợi dụng đề bài để viết thành câu chủ đề.)
  2. Kiểm tra lại câu chủ đề để biết chắc trong câu chủ đề của bạn có topic và controlling idea.
  3. Tìm ý để chứng minh/diễn giải ý chính bằng cách đặt các câu hỏi mở đầu bằng từ nghi vấn. Lưu ý: do độ dài của đoạn văn bị khống chế nên bạn chỉ cần đặt khoảng 5 câu hỏi là được. Nhớ rằng các câu hỏi phải liên quan đến câu chủ đề.
  4. Ráp các câu trả lời cho các câu hỏi của bạn (supporting sentences) lại thành một đoạn văn hoàn chỉnh. Cần nhớ mấu chốt ở bước này là bạn phải biết chắc mình đang sử dụng trật tự nào để ráp nối supporting sentences.
  5. Cân nhắc có nên viết câu kết hay không. Nếu không chắc chắn thì bỏ qua bước này.
  6. Kiểm tra lại các lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp có thể có trong từng câu viết của bạn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét