Cao đẳng dược @ Hà Nội tuyển sinh

Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA CÔNG BỐ CHỈ TIÊU TUYỂN THẲNG

TS Lê Chí Thông – trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) – cho biết nhà trường tổ chức đăng ký các nguyện vọng xét tuyển trực tuyến từ ngày 1-6 đến 20-8.
Đại học Bách khoa công bố quy định tuyển thẳng

Học sinh tìm hiểu ngành nghề tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp năm 2014 tổ chức tại Trường ĐH Bách khoa – Ảnh: Trần Huỳnh

Ngày 29-4, Trường ĐH Bách khoa – ĐH Quốc gia TP.HCM quy định về tuyển thẳng, xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển vào ĐH hệ chính quy năm 2015.
Trong thời gian xét tuyển trực tuyến, thí sinh được phép điều chỉnh các nguyện vọng (lưu ý chỉ chọn các nguyện vọng theo nhu cầu học, vì nếu đã trúng tuyển đợt 1 thì sẽ không được xét tuyển các đợt sau vào các trường khác).
Sau khi đăng ký trực tuyến, thí sinh sẽ in ra phiếu đăng ký xét tuyển và gửi đến Trường ĐH Bách khoa từ ngày 1 đến 20-8. Trường sẽ xét tuyển theo phiếu đăng ký nhận được.
Sau ngày 20-8, trường sẽ xét các điều kiện sơ tuyển về học lực và hạnh kiểm. Đến khoảng ngày 25-8, trường sẽ xét tuyển và công bố điểm chuẩn trúng tuyển cùng danh sách trúng tuyển.
Riêng các thí sinh dự thi ngành kiến trúc của Trường ĐH Bách khoa sẽ đăng ký dự thi môn năng khiếu (vẽ đầu tượng) trực tuyến từ ngày 1 đến 19-6 và sau đó dự thi tại Trường ĐH Bách khoa ngày 11-7.
Theo quy định của trường, đối tượng tuyển thẳng vào trường được quy định tại các điểm a, b, c, e,  khoản 2, điều 7 của quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy hiện hành.
Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia hoặc là thành viên của đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế (các môn toán, lý, hóa, sinh hoặc tin học), đã tốt nghiệp THPT được đăng ký tuyển thẳng vào ĐH theo các nhóm ngành phù hợp môn đoạt giải như sau:
Môn thiNgành/nhóm ngành được tuyển thẳng
ToánTất cả các ngành (trừ ngành kiến trúc)
 

Vật lý kỹ thuật
Nhóm ngành Điện – Điện tử
Nhóm ngành Cơ khí – Cơ điện tử
Nhóm ngành Kỹ thuật giao thông
Nhóm ngành Xây dựng
 
Hóa
Kỹ thuật vật liệu
Nhóm ngành Hóa – Thực phẩm – Sinh học
Nhóm ngành Môi trường
SinhNhóm ngành Hóa – Thực phẩm – Sinh học
Tin họcNhóm ngành Máy tính và công nghệ thông tin
Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia hoặc trong đội tuyển quốc gia cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc tế (các đề tài phù hợp với các ngành của Trường ĐH Bách khoa), đã tốt nghiệp THPT được tuyển thẳng vào ĐH theo đúng ngành hoặc ngành gần của môn mà thí sinh đã đoạt giải.
Hội đồng tuyển sinh nhà trường sẽ quyết định ngành/nhóm ngành được tuyển thẳng căn cứ vào đề tài đoạt giải.
Đối tượng ưu tiên xét tuyển được quy định tại điểm a, khoản 3, điều 7 của quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy hiện hành.
Thí sinh thuộc đối tượng tuyển thẳng như trên nếu không dùng quyền tuyển thẳng thì cần nộp hồ sơ dự thi THPT quốc gia.
Sau khi có kết quả thi, nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Bách khoa từ ngày 1 đến 20-8. Thí sinh sẽ được ưu tiên xét tuyển vào các nhóm ngành khác theo nguyện vọng và theo quyết định của hội đồng tuyển sinh trường.
Đối tượng xét tuyển thẳng được quy định tại điểm i, khoản 2, điều 7 của quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy hiện hành.
Hội đồng tuyển sinh năm 2015 trường xem xét, quyết định cho nhập học đối với các trường hợp xét tuyển thẳng sau: thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo theo điểm i, khoản 2, điều 7 của quy chế tuyển sinh có điểm trung bình cộng các môn toán, lý và hoá các học kỳ lớp 10, 11, 12 từ 8,0 trở lên.
Trường ĐH Bách khoa dành tối đa 5% chỉ tiêu của mỗi ngành/nhóm ngành cho tuyển thẳng, xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển. Hội đồng tuyển sinh trường sẽ tổ chức tuyển thẳng và xét tuyển căn cứ theo các tiêu chí và theo chỉ tiêu được quy định.
Ngoài ra, các thí sinh phải thỏa điều kiện sơ tuyển về học lực và hạnh kiểm: trung bình cộng 5 điểm trung bình học kỳ (HK1, HK2 lớp 10, HK1, HK2 lớp 11, HK1 lớp 12) từ 6,5 trở lên; hạnh kiểm HK1 lớp 12 đạt từ khá trở lên.
Kết quả tuyển thẳng và xét tuyển thẳng được công bố trước ngày 15-8 và gửi kết quả đến các sở GD-ĐT. Kết quả ưu tiên xét tuyển được công bố trước ngày 25-8 và gửi kết quả đến thí sinh qua đường bưu điện.
Tất cả thí sinh khi trúng tuyển và về trường nhập học phải nộp các giấy tờ quy định tại khoản 3, điều 14 của quy chế tuyển sinh.

Hướng dẫn làm hồ sơ tuyển thẳng

Hồ sơ đăng ký tuyển thẳng và hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng gửi về Sở GD-ĐT trước ngày 25-5:
1. Hồ sơ đăng ký tuyển thẳng bao gồm:
a) Phiếu đăng ký tuyển thẳng;
b) Bản sao hợp lệ các giấy tờ minh chứng thuộc đối tượng tuyển thẳng;
c) Hai phong bì đã dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí sinh; hai ảnh chân dung cỡ 4 x 6.
2. Hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng bao gồm:
a) Phiếu đăng ký xét tuyển thẳng;
b) Bản sao hợp lệ học bạ 3 năm học THPT;
d) Hai phong bì đã dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí sinh; hai ảnh chân dung cỡ 4 x 6;
đ) Bản sao hợp lệ hộ khẩu thường trú;
B. Hồ sơ đăng ký ưu tiên xét tuyển phải kèm theo hồ sơ xét tuyển và lệ phí xét tuyển (30.000 đồng) gửi về Trường ĐH Bách khoa (268 Lý Thường Kiệt, Q.10, TP.HCM) bằng bưu điện chuyển phát nhanh (nộp lệ phí qua đường bưu điện, không để tiền vào hồ sơ) từ ngày 1 đến 20-8, hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa (từ thứ hai đến thứ sáu, 7g30 – 10g45 sáng, 1g – 4g15 chiều).
Hồ sơ đăng ký ưu tiên xét tuyển bao gồm:
a) Phiếu đăng ký ưu tiên xét tuyển;
b) Bản sao hợp lệ các giấy tờ minh chứng thuộc đối tượng ưu tiên xét tuyển;
c) Hai phong bì đã dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí sinh; hai ảnh chân dung cỡ 4 x 6;
d) Phiếu đăng ký xét tuyển (đăng ký trực tuyến tại www.aao.hcmut.edu.vn/tuyensinh và in ra phiếu đăng ký xét tuyển);
e) Bản chính giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia (dành cho đợt 1)
f) Bản sao hợp lệ học bạ 3 năm học THPT.

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

HOÀN TẤT VIỆC ĐĂNG KÝ MÔN THI TRONG KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015

Tuyển sinh 2015: Hoàn tất việc đăng ký môn thi trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2015. Nhiều người vẫn cho rằng học viên của các Trung tâm GDTX thường có mặt bằng trình độ thấp hơn các trường THPT nên sẽ “né” các môn tự nhiên mà tập trung nhiều vào các môn học thuộc. Tuy nhiên thực tế cho thấy, rất ít học viên chọn môn Lịch sử.
Cũng như nhiều trường THPT tại TP.HCM, học viên các Trung tâm Giáo dục thường xuyên trên địa bàn đã hoàn tất việc đăng kí các môn thi tự chọn xét tốt nghiệp, đăng kí xét tuyển ĐH, CĐ.

Ế ẩm Lịch sửNhiều người vẫn cho rằng học viên của các Trung tâm GDTX thường có mặt bằng trình độ thấp hơn các trường THPT nên sẽ “né” các môn tự nhiên mà tập trung nhiều vào các môn học thuộc. Tuy nhiên thực tế cho thấy, rất ít học viên chọn môn Lịch sử.
Trung tâm GDTX Q.6 có 142 học viên lớp 12, sau 3 lần khảo sát cho các học viên đăng ký môn thi tự chọn, trong kỳ tuyển sinh 2015 đã có những thống kê cụ thể: Môn Sinh có 90 học viên, môn Địa có 79 học viên, môn Hóa 48 học viên, Lý 18 học viên và môn Sử chỉ có 10 học viên. Tại Trung tâm GDTX Chu Văn An (Q.5), ông Huỳnh Tấn Thanh, Giám đốc Trung tâm cho biết, hiện Trung tâm có 405 học viên, trong đó có 181 học viên chọn môn Vật lý, 205 học viên chọn môn Hóa học, Sinh học là 170 học viên, môn Địa có tới 141 học viên chọn và môn Sử là 38 học viên.
Ở Trung tâm GDTX quận Bình Thạnh, năm học 2014-2015 có 98 học viên lớp 12, trong đó Vật lý có 61 học viên đăng ký, môn Hóa có 65 học viên, môn Sinh 43 học viên, môn Địa 22 học viên và 18 học viên đăng ký môn Lịch sử. Trung tâm GDTX Q.11 chỉ có 15 học viên đăng ký môn Lịch sử, trong khi môn Hóa và Địa có đến 70% học viên đăng ký. Theo cô Đặng Ngọc Thu, Giám đốc Trung tâm GDTX Q.6, thông thường khi đăng ký môn tự chọn, các học viên thiên về môn xã hội, nhất là Địa vì dễ ôn tập và được mang Atlat vào phòng thi.
Khá đông học viên đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ: Theo thầy Thanh, hiện Trung tâm GDTX Chu Văn An có 221 học viên đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ, chiếm 54,6% tổng số học viên của Trung tâm. Tương tự, tại một số Trung tâm khác, lượng học viên đăng ký xét tuyển CĐ, ĐH khá cao: Tại quận Bình Thạnh có 56,1% học viên, ở quận Gò Vấp có khoảng 50% học viên, quận 10 có 52%, quận Thủ Đức hơn 50% học viên,…
Riêng Trung tâm GDTX Q.11 số học viên đăng ký xét tuyển ban đầu vào ĐH, CĐ khoảng 80%Trung tâm GDTX Chu Văn An đã đã bố trí các lớp ôn tập cho học viên như môn Hóa phân thành 6 lớp, môn Địa 4 lớp, môn Sinh học 6 lớp, môn Lý 5 lớp, môn tiếng Anh 1 lớp.  Trung tâm đã xây dựng kế hoạch chi tiết tổ chức cho các học viên khối 12 ôn tập giai đoạn phù hợp cho cả hai đối tượng: Dự thi xét tốt nghiệp và xét tuyển ĐH, CĐ. Tại Trung tâm GDTX Q.6, vì đặc thù là có nhiều học viên vừa đi học vừa đi làm, nên nhà trường đều bố trí lớp buổi sáng, lớp buổi tối ở các môn để đảm bảo cho các học viên được ôn tập đầy đủ. Trung tâm GDTX Q.3 sau khi tiến hành khảo sát, cho học viên đăng ký môn thi sẽ họp phụ huynh và triển khai kế hoạch ôn tập từ đầu tháng 6.

Có thể bổ sung số CMND sau khi nộp hồ sơ thi

Học sinh Nguyễn Thành (Vĩnh Phúc) hỏi, trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân trước kỳ hạn nộp hồ sơ thi THPT Quốc gia 2015 thì phải giải quyết như thế nào?
Về vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau: Trong phiếu hồ sơ đăng ký dự thi kỳ thi THPT Quốc gia có quy định thí sinh phải photo Giấy chứng minh nhân dân (CMND) và điền số CMND vào ô quy định. Nếu học sinh Nguyễn Thành chưa có thì phải làm Giấy CMND. Trường hợp đến hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi, thí sinh chưa có Giấy CMND thì để trống phần điền số CMND vào phiếu đăng ký dự thi, sau khi có Giấy CMND thì sẽ ghi bổ sung.

Thời hạn công bố trúng tuyển nguyện vọng 1

Ông Nguyễn Bình (Ninh Bình) hỏi: Có quy định chung về thời gian cụ thể từng trường đại học xét tuyển không? Tôi được biết 30/10 là hạn cuối cùng để các trường xét tuyển nhưng thời điểm xét tuyển nguyện vọng 1 của các trường là như nhau hay do từng trường quy định? Thời hạn cuối cùng để các trường công bố thời điểm xét tuyển là bao giờ?
Về vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau: Sau khi có kết quả thi của kỳ thi THPT Quốc gia, trước ngày 30/7/2015, mỗi thí sinh sẽ được cấp 4 Giấy chứng nhận kết quả thi để đăng ký xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Từ ngày 1/8/2015 đến ngày 20/8/2015, các trường sẽ nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 và sẽ công bố kết quả xét tuyển nguyện vọng 1 trước ngày 25/8/2015. Nếu chưa trúng tuyển, thí sinh sẽ dùng 3 Giấy chứng nhận kết quả thi còn lại để đăng ký vào các trường còn chỉ tiêu để xét tuyển, thời gian từ ngày 25/8/2015, thời hạn mỗi lần xét tuyển là 20 ngày và kết thúc vào ngày 31/10/2015 đối với hệ đại học và ngày 15/11/2015 đối với hệ cao đẳng.

HỒ SƠ ĐKXT KỲ THI THPT QUỐC GIA GỒM NHỮNG GÌ?

Năm nay có 2 khối tuyển sinh ĐH, CĐ, nên bộ hồ sơ sẽ có nhiều thay đổi so với những năm trước. Thí sinh cần chú ý để làm hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) đầy đủ và đúng.
Theo quy định trong Hướng dẫn tổ chức kỳ thi THPT quốc gia Bộ GD&ĐT vừa ban hành, hồ sơ ĐKXT sẽ bao gồm:
Phiếu ĐKXT có ghi rõ đợt xét tuyển. Phiếu ĐKXT được đăng ký 4 ngành của 1 trường cho mỗi đợt xét tuyển, các nguyện vọng được xếp thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4. Mỗi nguyện vọng cần chỉ rõ ngành đăng ký xét tuyển sinh và tổ hợp môn thi dùng để xét tuyển.
Bản gốc giấy chứng nhận kết quả thi ghi rõ đợt xét tuyển và điểm của tất cả các môn thi mà thí sinh đã đăng ký dự thi (theo mẫu quy định tại Phụ lục II) có đóng dấu đỏ của trường chủ trì cụm thi. 1 phong bì đã dán sẵn tem, có ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của thí sinh.
Nếu thí sinh không dùng quyền tuyển thẳng, hồ sơ ĐKXT cần có thêm một số giấy tờ sau gồm:
Phiếu đăng ký ưu tiên xét tuyển theo mẫu quy định tại Hướng dẫn tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển vào ĐH, CĐ năm 2015.
Một trong các giấy chứng nhận sau: Giấy chứng nhận đoạt giải Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT; giấy chứng nhận đoạt giải Cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia; giấy chứng nhận đoạt giải quốc tế về thể dục thể thao, năng khiếu nghệ thuật.
Trong thời hạn quy định của mỗi đợt xét tuyển sinh năm 2015, thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT và phí ĐKXT qua đường bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh, chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại trường.
Hồ sơ và phí ĐKXT của thí sinh dù nộp qua đường bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh, dịch vụ chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại các trường trong thời hạn quy định của mỗi đợt xét tuyển, đều hợp lệ và có giá trị xét tuyển như nhau.
Thí sinh cần nhớ nộp lệ phí thi để không bị mất quyền dự thi. Thực tế đã có trường hợp nộp hồ sơ ĐKXT nhưng quên nộp lệ phí thi đúng hạn nên mất quyền dự thi.

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015

THÔNG TIN TUYỂN SINH MỚI NHẤT NĂM 2015

Trong thời gian 20 ngày xét tuyển nguyện vọng I, nếu cần thí sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng đã đăng ký ở trường đó hoặc rút hồ sơ để đăng ký sang trường khác.


Chiều 25/4, Bộ GD-ĐT ban hành hướng dẫn tổ chức công tác tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2015 nhằm thống nhất thực hiện công tác tuyển sinh trong các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng.
Theo quy định, các trường sử dụng kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia để xét tuyển chỉ được xét tuyển các thí sinh đã đăng ký sử dụng kết quả thi để xét tuyển ĐH, CĐ.
Những trường này tổ chức nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh, trả hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) cho thí sinh có nguyện vọng rút hồ sơ (đối với xét tuyển nguyện vọng I); cập nhật dữ liệu ĐKXT của thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường trên hệ thống quản lý dữ liệu tuyển sinh quốc gia.
Thí sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng đã đăng ký hoặc rút hồ sơ để đăng ký sang trường khác trong lần xét tuyển đợt I
Các trường có tổ chức sơ tuyển và các trường có tổ chức thi môn năng khiếu, cần xây dựng kế hoạch sơ tuyển hoặc thi các môn năng khiếu đảm bảo có kết quả sơ tuyển hoặc thi năng khiếu trước ngày 1/8 và cập nhật vào hệ thống quản lý dữ liệu tuyển sinh quốc gia sau khi có kết quả.
Các trường tuyển sinh riêng tổ chức tuyển sinh theo Đề án tự chủ tuyển sinh đáp ứng các yêu cầu quy định tại Quy chế tuyển sinh và được Bộ GD&ĐT xác nhận bằng văn bản.
Thời hạn kết thúc việc xét tuyển là ngày 31/10 đối với trường đại học và 20/11 đối với trường cao đẳng.

Các trường phải công khai thông tin xét tuyển

Trước mỗi đợt xét tuyển, các trường thông báo công khai trên trang thông tin điện tử các nội dung: Chỉ tiêu của các ngành hoặc nhóm ngành (gọi chung là ngành) đối với đợt xét tuyển đó; Tổ hợp các môn thi dùng để xét tuyển vào từng ngành. (Trường hợp sử dụng nhiều tổ hợp môn thi để xét tuyển cho một ngành, trường cần quy định rõ cách thức xét tuyển đối với từng tổ hợp. Những ngành trường đã tuyển sinh từ năm 2014 trở về trước phải dành ít nhất 75% chỉ tiêu để xét tuyển theo khối thi truyền thống); Cách thức xử lý khi các thí sinh có cùng điểm xét tuyển; các điều kiện bổ sung (nếu có).
Các trường cũng phải công khai điểm xét tuyển của trường hoặc từng ngành. Điểm xét tuyển không được thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục quy định và đảm bảo yêu cầu: điểm xét tuyển đợt xét tuyển sau không được thấp hơn điểm trúng tuyển đợt xét tuyển trước.

Xét tuyển đợt I, thí sinh được rút hồ sơ

Thí sinh chỉ được sử dụng Giấy chứng nhận kết quả thi dùng để xét tuyển nguyện vọng I để đăng ký vào 1 trường ĐH hoặc CĐ, mỗi trường thí sinh được đăng ký tối đa 4 nguyện vọng vào các ngành xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4. Trong thời gian 20 ngày xét tuyển nguyện vọng I, nếu cần thí sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng đã đăng ký ở trường đó hoặc rút hồ sơ để đăng ký sang trường khác.
Các nguyện vọng (từ 1 đến 4 trong một trường) của thí sinh có giá trị xét tuyển như nhau. Thí sinh trúng tuyển nguyện vọng trước thì không được xét tiếp các nguyện vọng sau. Thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng I, không được đăng ký  ở các đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung.
Bộ GD-ĐT cho phép thí sinh có thể dùng đồng thời 3 giấy chứng nhận kết quả thi dùng cho xét tuyển nguyện vọng bổ sung để đăng ký tối đa vào 3 trường và trong mỗi trường được đăng ký tối đa 4 nguyện vọng xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4. Các nguyện vọng (từ 1 đến 4 trong một trường) của thí sinh có giá trị xét tuyển như nhau. Thí sinh trúng tuyển nguyện vọng trước thì không được xét tiếp các nguyện vọng sau.
Trong thời gian của từng đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thí sinh không được rút hồ sơ. Sau mỗi đợt xét tuyển, nếu không trúng tuyển, thí sinh được rút hồ sơ để đăng ký xét tuyển trong đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung tiếp theo. Thí sinh đã trúng tuyển vào trường, không được tham gia xét tuyển ở đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung tiếp theo.
Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường ít nhất mỗi ngày một lần phải cập nhật thông tin ĐKXT (bao gồm danh sách các thí sinh ĐKXT và danh sách các thí sinh rút hồ sơ ĐKXT) vào hệ thống quản lý dữ liệu tuyển sinh quốc gia và nhận dữ liệu của thí sinh từ hệ thống để xét tuyển.
Trong thời gian nhận hồ sơ của một đợt xét tuyển, ba ngày một lần các trường công bố trên trang thông tin điện tử của mình danh sách các thí sinh đã đăng ký xét tuyển vào trường theo từng ngành và xếp theo kết quả thi từ cao đến thấp. Bộ khuyến khích các trường công bố kết quả trúng tuyển tạm thời cập nhật đến ngày công bố.
Các trường ĐH chủ trì cụm thi hoàn thành chấm thi. Gửi đĩa dữ liệu kết quả thi về Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục trước 20/7. Các cơ sở giáo dục xử lý dữ liệu, công bố tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào, kết quả thi của thí sinh trên mạng Internet và trên các phương tiện thông tin đại chúng trước ngày 1/8/2015.

Về công tác tổ chức tuyển sinh 2015

Đối với các trường sử dụng kết quả kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia để xét tuyển thì chỉ được xét tuyển các thí sinh đã đăng ký sử dụng kết quả thi để xét tuyển ĐH, CĐ. Như vậy kết quả thi tuyển tại những trường tuyển sinh riêng sẽ không được tham gia xét tuyển tại những trường tổ chức thi quốc gia.
Các trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả kỳ thi quốc gia sẽ tổ chức nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) của thí sinh, trả hồ sơ ĐKXT cho thí sinh có nguyện vọng rút hồ sơ (đối với xét tuyển nguyện vọng I); cập nhật dữ liệu ĐKXT của thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường trên hệ thống quản lý dữ liệu tuyển sinh quốc gia.
Những trường có tổ chức sơ tuyển và các trường có tổ chức thi môn năng khiếu cần xây dựng kế hoạch sơ tuyển hoặc thi các môn năng khiếu phải đảm bảo có kết quả sơ tuyển hoặc thi năng khiếu trước ngày 1/8/2015. Các trường này có trách nhiệm cập nhật vào hệ thống quản lý dữ liệu tuyển sinh quốc gia sau khi có kết quả danh sách các thí sinh đã đạt yêu cầu sơ tuyển (kèm theo số của Giấy chứng minh nhân dân hoặc số báo danh trong kỳ thi THPT quốc gia của thí sinh); danh sách thí sinh dự thi (kèm theo số của Giấy chứng minh nhân dân hoặc số báo danh trong kỳ thi THPT quốc gia của thí sinh) và kết quả thi môn năng khiếu.
Thời hạn kết thúc việc xét tuyển là ngày 31/10/2015 đối với trường đại học và 20/11/2015 đối với trường cao đẳng.

Điểm liệt là 1,0

Mức điểm ưu tiên xác định được tính đối với thang điểm 10 và tổng điểm tối đa của 3 môn thi trong tổ hợp xét tuyển là 30.
Các trường sử dụng thang điểm khác thang điểm 10 hoặc tổng điểm tối đa của 3 môn thi trong tổ hợp xét tuyển khác 30 (ví dụ trường hợp nhân hệ số môn thi chính), phải quy đổi điểm xét tuyển về thang điểm 10 nói trên, sau đó tiến hành cộng điểm ưu tiên hoặc phải quy đổi điểm ưu tiên về thang điểm mà trường đang sử dụng.
Thí sinh muốn đăng ký vào trường sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển phải đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển ĐH, CĐ. Tổng điểm các môn thi của tổ hợp môn thi dùng để xét tuyển không thấp hơn điểm xét tuyển do trường quy định và không có môn thi nào trong tổ hợp xét tuyển có kết quả từ 1,0 điểm trở xuống.
Trước mỗi đợt xét tuyển, các trường phải thông báo công khai trên trang thông tin điện tử các nội dung sau: Chỉ tiêu của các ngành hoặc nhóm ngành (gọi chung là ngành) đối với đợt xét tuyển đó; tổ hợp các môn thi dùng để xét tuyển vào từng ngành. Trường hợp sử dụng nhiều tổ hợp môn thi để xét tuyển cho một ngành, trường cần quy định rõ cách thức xét tuyển đối với từng tổ hợp.
Thí sinh cần lưu ý: Đối với những ngành trường đã tuyển sinh từ năm 2014 trở về trước phải dành ít nhất 75% chỉ tiêu để xét tuyển theo khối thi truyền thống (khối thi áp dụng từ năm 2014 trở về trước);
Khi các thí sinh có cùng điểm xét tuyển thì sẽ phải sử dụngcác điều kiện bổ sung . Điều kiện bổ sung này sẽ do các trường tự quy định.
Điểm xét tuyển không được thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GDĐT quy định và đảm bảo yêu cầu: điểm xét tuyển đợt xét tuyển sau không được thấp hơn điểm trúng tuyển đợt xét tuyển trước.
Các trường căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh đã xác định, sau khi trừ số thí sinh được tuyển thẳng (kể cả số học sinh dự bị của trường và học sinh các trường Dự bị đại học được phân về trường); căn cứ vào quy định về khung điểm ưu tiên và vùng tuyển; căn cứ vào kết quả phân tích việc đáp ứng nguyện vọng đăng ký của thí sinh vào các ngành của trường do máy tính cung cấp, Ban Thư ký trình Hội đồng Tuyển sinh trường xem xét quyết định phương án điểm trúng tuyển