Không
chỉ có thí sinh đang sốt ruột chờ kết quả trúng tuyển đợt 2 sẽ được
công bố vào ngày 10-9 mà các trường cũng đứng ngồi không yên trước khả
năng gặp thí sinh “ảo” bởi mỗi thí sinh có thể nộp cùng lúc cả 3 hồ sơ
với 12 nguyện vọng vốn dành cho các đợt xét tuyển còn lại.
Thí sinh sốt ruột chờ thông báo trúng tuyển đợt 2
Trường công lập chưa chắc đã tuyển sinh đủ
Kết thúc đợt 2 xét tuyển ĐH, CĐ,
nhiều trường ĐH công lập cho biết đã nhận được lượng hồ sơ tương đương
với chỉ tiêu cần tuyển nhưng chưa thể chắc chắn là đã khép lại công tác tuyển sinh hay
chưa. Ông Đỗ Hồng Cường, Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Thủ đô Hà Nội
cho biết, trường đã tiếp nhận 118 hồ sơ trên tổng số 120 chỉ tiêu cho
đợt xét tuyển lần này.
Tuy nhiên, việc có đảm bảo tuyển đủ hay không lại không phụ thuộc vào quyết định của trường vì khả năng thí sinh đăng ký hồ sơ “ảo” khá lớn. Các em sẽ tận dụng tất cả hồ sơ để đăng ký ngay trong đợt này với hy vọng vào được những trường tương đối thay vì chờ đến đợt xét tuyển bổ sung tiếp theo, ít sự lựa chọn hơn. Đánh giá về khả năng xét tuyển đợt tiếp theo, ông Đỗ Hồng Cường cho biết, hai ngành mà trường có khả năng phải tiếp tục tuyển là Công nghệ môi trường và Công nghệ thông tin.
Đến thời điểm này, nhiều trường công lập khác cũng đã thu được số hồ sơ xấp xỉ hoặc vượt chỉ tiêu tuyển sinh gồm: ĐH Mỏ - Địa chất nhận gần 2.000 hồ sơ/ 1.450 chỉ tiêu; ĐH Điện lực nhận được hơn 1.000 hồ sơ/900 chỉ tiêu; ĐH Văn hóa Hà Nội cũng nhận được số hồ sơ xét tuyển nhiều hơn với 290 chỉ tiêu bổ sung cho hệ ĐH và CĐ. Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam tuyển bổ sung 220 chỉ tiêu nhưng số hồ sơ nhận được đã vượt nhiều lần.
Tuy nhiên, việc Bộ GD-ĐT cho phép thí sinh nộp cùng một lúc cả 3 giấy chứng nhận kết quả thi dùng cho 3 đợt xét tuyển bổ sung trong đợt 2 này khiến mỗi thí sinh có đến 12 nguyện vọng xét tuyển. Điều này dẫn đến khả năng các trường sẽ không tuyển đủ thí sinh bởi tỷ lệ hồ sơ “ảo” khá lớn. Nếu rơi vào tình trạng này, các trường sẽ phải tiếp tục công bố xét tuyển bổ sung đợt 3, kéo dài thêm 10 ngày tuyển sinh nữa.
Tuy nhiên, việc có đảm bảo tuyển đủ hay không lại không phụ thuộc vào quyết định của trường vì khả năng thí sinh đăng ký hồ sơ “ảo” khá lớn. Các em sẽ tận dụng tất cả hồ sơ để đăng ký ngay trong đợt này với hy vọng vào được những trường tương đối thay vì chờ đến đợt xét tuyển bổ sung tiếp theo, ít sự lựa chọn hơn. Đánh giá về khả năng xét tuyển đợt tiếp theo, ông Đỗ Hồng Cường cho biết, hai ngành mà trường có khả năng phải tiếp tục tuyển là Công nghệ môi trường và Công nghệ thông tin.
Đến thời điểm này, nhiều trường công lập khác cũng đã thu được số hồ sơ xấp xỉ hoặc vượt chỉ tiêu tuyển sinh gồm: ĐH Mỏ - Địa chất nhận gần 2.000 hồ sơ/ 1.450 chỉ tiêu; ĐH Điện lực nhận được hơn 1.000 hồ sơ/900 chỉ tiêu; ĐH Văn hóa Hà Nội cũng nhận được số hồ sơ xét tuyển nhiều hơn với 290 chỉ tiêu bổ sung cho hệ ĐH và CĐ. Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam tuyển bổ sung 220 chỉ tiêu nhưng số hồ sơ nhận được đã vượt nhiều lần.
Tuy nhiên, việc Bộ GD-ĐT cho phép thí sinh nộp cùng một lúc cả 3 giấy chứng nhận kết quả thi dùng cho 3 đợt xét tuyển bổ sung trong đợt 2 này khiến mỗi thí sinh có đến 12 nguyện vọng xét tuyển. Điều này dẫn đến khả năng các trường sẽ không tuyển đủ thí sinh bởi tỷ lệ hồ sơ “ảo” khá lớn. Nếu rơi vào tình trạng này, các trường sẽ phải tiếp tục công bố xét tuyển bổ sung đợt 3, kéo dài thêm 10 ngày tuyển sinh nữa.
Còn hàng nghìn chỉ tiêu trường ngoài công lập
Trong
khi các trường ĐH công lập phần nào yên tâm về lượng hồ sơ đăng ký xét
tuyển bổ sung thì tình hình tuyển sinh của nhiều trường ngoài công lập
không mấy khả quan. Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho biết,
mới nhận được trên 1.000 hồ sơ và sẽ còn khoảng 3.000 chỉ tiêu để tiếp
tục xét tuyển. Trường ĐH Nguyễn Trãi cũng cho biết còn khoảng 300 chỉ
tiêu trên tổng số 800 chỉ tiêu. Trường này sẽ liên tục nhận hồ sơ cho
các đợt xét tuyển từ nay đến khi đủ chỉ tiêu hoặc tới khi kết thúc thời
hạn xét tuyển quy định của Bộ GD-ĐT vào cuối tháng 10.
Trường Đại học dân lập Đông Đô năm nay tuyển 1.500 chỉ tiêu nhưng mới tuyển được 500 thí sinh trong đợt 1. 1.000 chỉ tiêu còn lại, nhà trường sẽ tuyển trong đợt xét tuyển bổ sung. Tại trường Đại học Tài chính-Ngân hàng Hà Nội, ông Phạm Ngọc Ánh, Phó Hiệu trưởng nhà trường cũng cho biết: Năm học 2015-2016, nhà trường có 1.200 chỉ tiêu, trong đợt xét tuyển nguyện vọng đợt 1, nhà trường đã tuyển được 450 thí sinh, 750 chỉ tiêu còn lại, nhà trường sẽ tiếp tục xét tuyển nguyện vọng bổ sung.
Phân tích về khó khăn của trường ngoài công lập, ông Phạm Ngọc Ánh cho rằng, cả trường công lập và ngoài công lập đều phải đối mặt với tình trạng thí sinh “ảo”. Tuy nhiên, phần bất lợi trong cuộc cạnh tranh giữ chân thí sinh luôn rơi về phía các trường ngoài công lập bởi mức học phí cao hơn các trường công lập.
Theo đề xuất của ông Phạm Ngọc Ánh, để không gây khó khăn cho các trường ngoài công lập trong việc thu hút thí sinh, Bộ GD-ĐT nên phân tầng tuyển sinh theo mốc các trường từ 25 điểm trở lên, dưới 25 điểm và dưới 20 điểm để có thể phân hóa thí sinh ngay từ đầu. Điều này không chỉ tránh được tình trạng lộn xộn khi thí sinh rút hồ sơ ra, nộp vào như đợt xét tuyển đợt 1, mà còn tạo cơ hội cho các trường tốp dưới, đặc biệt là các trường ngoài công lập có thể tuyển đủ chỉ tiêu.
Trường Đại học dân lập Đông Đô năm nay tuyển 1.500 chỉ tiêu nhưng mới tuyển được 500 thí sinh trong đợt 1. 1.000 chỉ tiêu còn lại, nhà trường sẽ tuyển trong đợt xét tuyển bổ sung. Tại trường Đại học Tài chính-Ngân hàng Hà Nội, ông Phạm Ngọc Ánh, Phó Hiệu trưởng nhà trường cũng cho biết: Năm học 2015-2016, nhà trường có 1.200 chỉ tiêu, trong đợt xét tuyển nguyện vọng đợt 1, nhà trường đã tuyển được 450 thí sinh, 750 chỉ tiêu còn lại, nhà trường sẽ tiếp tục xét tuyển nguyện vọng bổ sung.
Phân tích về khó khăn của trường ngoài công lập, ông Phạm Ngọc Ánh cho rằng, cả trường công lập và ngoài công lập đều phải đối mặt với tình trạng thí sinh “ảo”. Tuy nhiên, phần bất lợi trong cuộc cạnh tranh giữ chân thí sinh luôn rơi về phía các trường ngoài công lập bởi mức học phí cao hơn các trường công lập.
Theo đề xuất của ông Phạm Ngọc Ánh, để không gây khó khăn cho các trường ngoài công lập trong việc thu hút thí sinh, Bộ GD-ĐT nên phân tầng tuyển sinh theo mốc các trường từ 25 điểm trở lên, dưới 25 điểm và dưới 20 điểm để có thể phân hóa thí sinh ngay từ đầu. Điều này không chỉ tránh được tình trạng lộn xộn khi thí sinh rút hồ sơ ra, nộp vào như đợt xét tuyển đợt 1, mà còn tạo cơ hội cho các trường tốp dưới, đặc biệt là các trường ngoài công lập có thể tuyển đủ chỉ tiêu.
Nhận hồ sơ xét tuyển đợt 3 từ ngày 11 đến 21-9
Theo
quy định của Bộ GD-ĐT, các trường xét tuyển bổ sung đợt 2 sẽ công bố
kết quả trúng tuyển trước ngày 10-9. Đợt 3, các trường nhận hồ sơ đăng
ký xét tuyển từ ngày 11 đến 21-9, công bố kết quả trúng tuyển trước
24-9.
Đợt 4, các trường chưa tuyển đủ chỉ tiêu chủ động công bố thời gian nhận hồ sơ từ ngày 25-9 đến ngày 15-10 và công bố kết quả trúng tuyển trước 19-10. Tuyển sinh ĐH,CĐ 2015 kết thúc ngày 20-10.
Đợt 4, các trường chưa tuyển đủ chỉ tiêu chủ động công bố thời gian nhận hồ sơ từ ngày 25-9 đến ngày 15-10 và công bố kết quả trúng tuyển trước 19-10. Tuyển sinh ĐH,CĐ 2015 kết thúc ngày 20-10.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét