Ở
nguyện vọng 1 (NV1), thí sinh được chọn 4 ngành trong cùng một trường.
Vì áp lực phải đậu đại học, nhiều thí sinh đã chọn ngành học không yêu
thích.
Có kết quả xét tuyển, không muốn nhập học
Đầu
tháng 9/2015, khi hàng trăm tân sinh viên đi nhập học thì Nguyễn Thanh
Xuân (quê Bình Phước) lại đến Cơ quan Đại diện Bộ GD – ĐT nhờ tư vấn.
Xuân cho biết, ở NV1, cậu nộp hồ sơ xét tuyển vào
trường ĐH Công nghiệp TP. HCM, với 4 ngành: Quản trị Kinh doanh, Tài
chính Ngân hàng, Kế toán, Thương mại điện tử. Xuân rớt ngành Quản trị
Kinh doanh và Tài chính Ngân hàng nên nhận được giấy báo nhập học ở
ngành Kế toán.
“Quản
trị Kinh doanh mới là ngành học yêu thích của mình. Lúc nộp hồ sơ, mình
điền đủ 4 nguyện vọng để an tâm. Giờ trúng tuyển ngành học không thích,
mình không biết có nên nhập học hay không”, Xuân nói.
Từ
năm lớp 10, Nguyễn Thị Như Mỹ (quê Khánh Hòa) đã thích ngành Công nghệ
May. Nộp đơn vào trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM, rồi chuyển sang
trường ĐH Công nghiệp TP. HCM, Mỹ vẫn tràn trề hy vọng trúng tuyển. Đến
giờ phút cuối, Mỹ đành gác lại niềm đam mê và nhường chỗ cho một ngành
hoàn toàn khác là Công nghệ Kỹ thuật Hóa học.
Mỹ
cho biết: “Nhận được giấy báo trúng tuyển mà mình buồn hiu. Mình chỉ
thích Công nghệ May nhưng buộc phải nộp hồ sơ vào ngành khác mới có cơ
hội học đại học”.
Tương
tự, Huỳnh Thiên Loan trúng tuyển vào trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP. HCM).
Loan đến Cơ quan đại diện Bộ GD – ĐT tại TP. HCM để xin đổi nguyện vọng
nhưng không thành. “Mình thích ngành Kỹ thuật Y sinh nên đăng ký ngành
này là NV1. Ba ngành còn lại, mình chọn đại các ngành của trường có điểm
thấp hơn. Ngành Kỹ thuật Y sinh lấy 22,5 điểm, mình trượt nhưng trúng
tuyển ngành Quản trị Kinh doanh. Bây giờ, mình muốn bỏ ngành này, xin
xét tuyển nguyện vọng bổ sung (NVBS) vào ngành Y của trường ĐH Tân Tạo
nhưng không được”, Loan buồn bã chia sẻ.
Trao đổi với Sinh Viên Việt Nam, ông Nguyễn Quốc Cường, Chuyên viên tuyển
sinhCơ quan Đại diện Bộ GD – ĐT tại TP. HCM cho biết, ở NV1, thí sinh
được phép chọn 4 ngành trong cùng một trường. Trong quá trình xét tuyển,
các bạn được thay đổi nguyện vọng từ trường này sang trường khác, ngành
này sang ngành khác.
Giai
đoạn đầu xét tuyển NV1, nhiều thí sinh bình tĩnh nên chỉ đăng ký 1 hoặc
2 ngành. Tuy nhiên, càng đến ngày cuối, thí sinh càng chen vào cuộc đua
nộp – rút. Cầm hồ sơ chạy liên tục từ trường này sang trường khác,
nhiều thí sinh vì quá áp lực đã chọn những ngành không nằm trong lựa
chọn ban đầu. Đơn giản để có được suất học đại học phù hợp mức điểm.
Ông
Cường nói: “Sau khi các trường công bố điểm chuẩn NV1, rất nhiều thí
sinh đã trúng tuyển các ngành ở ưu tiên lựa chọn từ 2 – 4, có nhu cầu
xin chuyển ngành học. Đường dây nóng của Cơ quan đại diện Bộ GD – ĐT
liên tục nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến việc chuyển ngành đã
trúng tuyển, như: “Trúng tuyển ngành mà em không thích, em có được xét
NVBS hay không?”; “Em có thể xin chuyển ngành học được không?”…
Theo
quy chế, những thí sinh này không thể chuyển đổi ngành học và không thể
xét tuyển NVBS dù vẫn còn phiếu điểm. Khi các bạn đăng ký xét tuyển và
trúng tuyển vào một trường đại học, cao đẳng thì trường đã quét mã vạch,
dữ liệu của thí sinh này đã bị khóa nên không thể đem phiếu điểm xét
tuyển vào trường khác”.
Từ Sức khỏe sang … Cơ khí
ThS Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh 2015 và
Dịch vụ đào tạo, trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM cho biết, năm
nay, trường tuyển 5.000 chỉ tiêu và có khoảng 20% thí sinh trúng tuyển
vào ngành khác với lựa chọn ban đầu.
Nhiều
thí sinh từ nhóm ngành Kinh tế nhảy hẳn sang ngành Kỹ thuật hoặc nhóm
ngành Sức khỏe chuyển sang Cơ khí… “Chọn các ngành trái lĩnh vực mong
muốn, việc học và làm sau này sẽ vô cùng vất vả. Các chuyên gia sớm dự
báo được sự bất ổn này. Đây là hậu quả tất yếu khi Bộ cho thí sinh đăng
ký đến 4 nguyện vọng trong đợt xét tuyển NV1.
Điều
này tạo ra lượng thí sinh ảo rất lớn, là nguyên nhân gây phá sản công
tác định hướng nghề nghiệp. Việc cho thí sinh được đăng ký 4 nguyện vọng
chẳng khác nào khuyến khích các bạn từ bỏ sự lựa chọn ngành nghề theo
sở thích, sở trường và nhu cầu về nguồn nhân lực của xã hội để đạt được
mục đích duy nhất là đậu vào đại học”, ông Sơn nói.
TS
Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo, trường ĐH Nông Lâm TP. HCM cho
rằng, việc chọn ngành sai sở thích đã tồn tại từ những mùa tuyển sinh
trước. Những thí sinh đậu các nguyện vọng sau thường thiếu đam mê và đạt
kết quả học tập thấp hơn NV1. Chưa kể, ra trường, các bạn còn dễ từ bỏ
công việc hoặc bị công việc từ bỏ. Việc thí sinh xem các nguyện vọng sau
như sự quá cảnh ở các sân bay, chỉ học tạm thời sẽ gây lãng phí lớn.
“Điều
đáng tiếc là trong đợt xét tuyển NV1 vừa qua, nhiều thí sinh đam mê và
bám trụ ngành học đến phút chót lại bị đánh bật ra bởi những thí sinh di
chuyển từ trường khác tới. Trong khi đó, các bạn này không thực sự mặn
mà ngành học, chỉ đăng ký cho vừa vặn mức điểm. Việc đó tiếp tục lại
được Bộ cho phép ở các đợt xét tuyển NVBS như hiện tại là điều khó
hiểu”, ông Lý nói.
Đối
với những thí sinh đã trúng tuyển đại học ở các ngành ưu tiên từ 2 – 4
nhưng không thật sự đam mê đối với ngành học đã chọn, TS Nguyễn Đức
Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TP. HCM cho rằng, thí sinh nên cân nhắc kỹ
lưỡng về tương lai. Nếu thấy không ổn thì dùng phương thức xét tuyển
bằng học bạ để nộp vào những trường khác có ngành học yêu thích.
ThS
Hoàng Đức Bình, Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh và Truyền thông,
trường ĐH Hoa Sen đưa ra 2 giải pháp mà thí sinh có thể tham khảo: Một
là, chuyển sang ngành học khác có điểm tuyển sinh cùng khối thi bằng
hoặc thấp hơn, sau một năm học tại trường. Hai là, học song ngành tùy
vào quy chế đào tạo của từng trường.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét