Cao đẳng dược @ Hà Nội tuyển sinh

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Xét tuyển nguyện vọng bổ sung: Hồ sơ ít, ảo nhiều

Ghi nhận cho thấy hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung vào các trường khá thưa thớt và chỉ tập trung vào một số ngành.
Xét tuyển nguyện vọng bổ sung: Hồ sơ ít, ảo nhiều

Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng bổ sung tại Trường ĐH Văn Lang

Các trường đang lo số lượng hồ sơ ảo lớn sẽ khó tuyển đủ chỉ tiêu.
Tính đến hết ngày 28-8, các trường ĐH khu vực phía Nam xét tuyển bổ sung mới chỉ có ngành bảo dưỡng công nghiệp (bậc CĐ) của Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) có hồ sơ nhiều hơn chỉ tiêu cần tuyển.
TS Lê Chí Thông - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa - cho biết ngành trên tuyển 30 chỉ tiêu và đã có 50 hồ sơ xét tuyển. Trong số này có nhiều thí sinh điểm trên 20 nên điểm chuẩn sẽ tăng.
Trong khi đó tại hầu hết trường cả công lẫn ngoài công lập, lượng hồ sơ còn khá khiêm tốn. Nhiều trường lo không tuyển đủ chỉ tiêu trong đợt này và phải tiếp tục xét tuyển bổ sung đợt hai.

Kinh tế áp đảo, 
năng khiếu èo uột

Theo thông tin từ các trường ĐH ngoài công lập, hiện hồ sơ xét tuyển bổ sung vẫn chưa đủ chỉ tiêu, nhưng các ngành khối kinh tế, quản trị lượng hồ sơ đã nhiều hơn chỉ tiêu cần tuyển. Trường ĐH Văn Hiến nhận được 988 hồ sơ xét tuyển nguyện vọng bổ sung.
TS Lê Sĩ Hải - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Văn Hiến - cho hay hồ sơ xét tuyển tập trung vào hai ngày đầu 26 và 27-8. Chỉ tiêu xét bổ sung của trường là 1.000 và lượng hồ sơ đã tương đối so với chỉ tiêu cần tuyển.
Phổ điểm của thí sinh chủ yếu ở mức 15 - 17 điểm và tập trung nhiều vào khối ngành kinh tế, quản trị và dịch vụ. Trong đó hai ngành quản trị kinh doanh và du lịch đã có lượng hồ sơ nhiều hơn chỉ tiêu tuyển sinh 2015 cần tuyển.
Ông Hoàng Đức Bình - giám đốc tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Hoa Sen - cho biết chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng bổ sung của trường là 820, và đến hết ngày 28-8 đã có khoảng 400 hồ sơ xét tuyển.
Phần lớn ở các ngành hồ sơ xét tuyển chưa nhiều, trong khi đó thí sinh lại tập trung vào hai ngành marketing và quản trị. Hiện tại hồ sơ xét tuyển vào hai ngành này đã nhiều hơn chỉ tiêu cần tuyển, và điểm của thí sinh cũng tương đối cao.
Các ngành còn lại hồ sơ mới chỉ đạt 5 - 60%. Các ngành năng khiếu như thiết kế nội thất, thời trang hồ sơ dưới 5%, ngành thiết kế đồ họa chưa có hồ sơ nào. Tương tự, ông Vũ Văn Tuấn - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Văn Lang - cho hay hiện một số ngành như quản trị kinh doanh, quản trị khách sạn, quản trị du lịch lữ hành đã có lượng hồ sơ nhiều hơn chỉ tiêu cần tuyển. Trong khi đó các ngành khối kỹ thuật, năng khiếu hồ sơ khá ít.
Tính đến hết ngày 28-8, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành nhận được 800 hồ sơ đăng ký xét tuyển, còn tại Trường ĐH Công nghệ TP.HCM là 1.500. Cũng như tại nhiều trường ĐH khác, ông Nguyễn Quốc Anh - trưởng phòng tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM - cho hay hồ sơ vào nhóm ngành kinh tế và ngoại ngữ chiếm số lượng nhiều hơn các ngành khác.
Nhìn chung, năm nay lượng hồ sơ vào các ngành năng khiếu như kiến trúc, thiết kế đồ họa, thời trang... khá ít. Không chỉ trường ngoài công lập mà ngay cả khối trường công lập cũng có lượng hồ sơ vào các ngành năng khiếu cực kỳ ít.
TS Nguyễn Văn Xuân - phó hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng miền Tây - cho biết trường tuyển 400 chỉ tiêu nguyện vọng bổ sung bậc ĐH, nhưng đến thời điểm này chỉ mới có hơn 80 hồ sơ nộp vào. Trong số này, gần 60 hồ sơ xét tuyển vào ngành xây dựng, các ngành còn lại kể cả kiến trúc lượng hồ sơ rất ít.
Tương tự, TS Ngô Hồng Điệp - phó hiệu trưởng Trường ĐH Thủ Dầu Một - cho hay trường tuyển 260 chỉ tiêu cho bốn ngành bậc ĐH nhưng mới chỉ có hơn 100 hồ sơ nộp vào, trong đó hồ sơ vào các ngành tuyển những tổ hợp đặc thù như kiến trúc, quy hoạch vùng đô thị không nhiều.
Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM tuyển bổ sung 115 chỉ tiêu cho hai cơ sở tại Đà Lạt và Cần Thơ nhưng theo ông Ninh Quang Thăng - trưởng phòng đào tạo, đến thời điểm này mới chỉ có vài chục hồ sơ xét tuyển.

Lo ảo, không tuyển đủ chỉ tiêu

Trường ĐH Tiền Giang tuyển 762 chỉ tiêu nguyện vọng bổ sung và đến hết ngày 27-8 nhận được 126 hồ sơ đăng ký xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia.
Tương tự, Trường ĐH Đồng Tháp tuyển 650 chỉ tiêu nguyện vọng bổ sung, nhưng đến nay cũng chỉ nhận được khoảng 200 hồ sơ. Mặc dù nhận được đến 1.500 hồ sơ, mức tương đối so với chỉ tiêu cần tuyển 2.100, nhưng ông Nguyễn Quốc Anh lo lắng: thí sinh có đến ba giấy chứng nhận để xét tuyển nên tỉ lệ ảo có thể lên đến khoảng 60%.
Nếu may mắn thì Trường ĐH Công nghệ TP.HCM chỉ tuyển được khoảng 50% số thí sinh nộp hồ sơ vào trường.
“Có lẽ trường sẽ điều chỉnh số lượng dự kiến gọi nhập học (tăng lên so với chỉ tiêu cần tuyển) để thí sinh biết. Nếu để nguyên 2.100 và với lượng hồ sơ như vậy, trường sợ thí sinh không dám nộp hồ sơ vào nữa, trong khi thực tế lượng hồ sơ ảo rất lớn” - ông Anh nói.
Tại Trường ĐH Hùng Vương (Phú Thọ), từ ngày đầu nhận hồ sơ đến nay mỗi ngày trường nhận được 40 - 50 hồ sơ đăng ký xét tuyển.
Theo ông Cao Văn - hiệu trưởng Trường ĐH Hùng Vương, trường còn đến hơn 1.000 chỉ tiêu xét tuyển bổ sung. Tuy nhiên nếu những ngày tới vẫn duy trì tốc độ nộp hồ sơ như thế này, dự kiến trường chỉ có 400 - 500 hồ sơ đăng ký xét tuyển.
Chưa kể với quy định mỗi thí sinh có thể nộp hồ sơ cùng lúc cho ba trường trong đợt xét tuyển này, xác suất nhập học từ thí sinh đã nộp hồ sơ kể cả trúng tuyển cũng là ẩn số khó lường. Tại Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội, những ngày qua lượng hồ sơ xét tuyển cũng rất èo uột. Sáng 28-8, chỉ lác đác vài thí sinh đến nộp hồ sơ.
Trung bình mỗi ngày trường chỉ có 50 - 60 thí sinh đến nộp hồ sơ, trong khi chỉ tiêu xét tuyển đợt hai của trường là trên 4.000.
Theo GS Vũ Văn Hóa - phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội, với tình hình này trường sẽ phải tiếp tục tuyển bổ sung các đợt tiếp theo. Dự kiến trường cũng chỉ tuyển được 
70 - 80% chỉ tiêu, thấp hơn nhiều so với các năm trước đây.
“Dựa trên tình hình tuyển sinh năm nay, Bộ GD-ĐT cần có điều chỉnh phù hợp cho mùa tuyển sinh năm sau. Trong đó, Bộ GD-ĐT nên đặt ra những mức điểm sàn khác nhau dành cho trường tốp trên, tốp giữa, tốp dưới để phân luồng thí sinh ngay từ đầu, tránh kéo dài xét tuyển do thí sinh dễ ảo tưởng với mức điểm mình đã đạt” - ông Hóa kiến nghị.
Trong khi đó, một số trường lại hi vọng thí sinh vẫn đang cân nhắc chưa nộp hồ sơ. Tại Trường ĐH Công nghiệp Sao Đỏ (Hải Dương), mỗi ngày cũng chỉ nhận 30 - 40 hồ sơ xét tuyển.
Ông Đoàn Văn Vững - giám đốc Trung tâm tuyển sinh của trường - cho biết số lượng thí sinh nộp hồ sơ không thấm tháp gì so với chỉ tiêu đợt hai là 2.700 cả hệ ĐH, CĐ. Ông Vững cho rằng với đợt hai, dù có thể nộp hồ sơ vào ba trường nhưng thí sinh không được rút hồ sơ nên nhiều khả năng thí sinh còn cân nhắc.
Tương tự, ông Ninh Quang Thăng nhận định: trong đợt một hồ sơ xét tuyển cũng không dồn dập mà đến từ từ. Những ngày đầu xét nguyện vọng bổ sung cũng vậy, có lẽ thí sinh vẫn còn đang cân nhắc.

Nhiều trường chưa công khai hồ sơ 
xét tuyển

Tính đến ngày 28-8 mới chỉ có một số trường ĐH như Tiền Giang, Văn hóa TP.HCM, Hoa Sen, Công nghệ TP.HCM, Nguyễn Tất Thành công bố hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung của thí sinh.
Phần lớn các trường ĐH khác đều chưa công bố danh sách này theo quy định. Bộ GD-ĐT quy định: các trường phải cập nhật đầy đủ thông tin đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ.

Dự kiến điểm tuyển cao đẳng, trung cấp các trường công an

Bên cạnh các trường có điểm chuẩn cao, vẫn có những ngành điểm chuẩn ở mức khá, như khối D1, Đại học An ninh nhân dân chỉ có 21,75 điểm (với nam), khối A1 là 23,5điểm (nam).

Thưa Thiếu tướng, PGS.TS Đỗ Ngọc Cẩn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị CAND, trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, với những đặc thù riêng thì tuyển sinhCAND gặp những thuận lợi và khó khăn gì?

- Cho đến bây giờ thì tôi thấy thuận lợi vẫn là cơ bản, kỳ thi chung giúp chúng tôi “nhàn nhã” hơn ở khâu tổ chức thi, không chịu nhiều sức ép như các năm trước. Như năm 2014, việc tổ chức thi cho gần 100 ngàn thí sinh tham dự khiến các trường CAND rất vất vả. Giáo viên được nghỉ hè phải đi làm thi, có trường phải huy động cả sinh viên năm cuối.
Sau khi thi xong thì khâu rọc phách và chấm thi cũng rất vất vả, vì chấm vài trăm ngàn bài thi là cả một vấn đề, nhiều trường phải thuê chấm thi. Coi thi đã phức tạp, giám sát chấm thi cũng căng thẳng.
Trước kỳ thi chung, chúng tôi cũng lo lắng vì có tới gần 93 ngàn thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường CAND; rồi lo lắng khâu nhập dữ liệu cho thí sinh sau khi có điểm thi trong thời gian rất ngắn, từ 14 đến 20/8 phải hoàn tất nhập dữ liệu, từ 21 – 25, các trường phải xây dựng xong phương án điểm xét tuyển.
Nhưng Tổng cục Chính trị CAND đã có chỉ đạo quyết liệt Công an các đơn vị, địa phương phải tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh khi các em nộp giấy báo điểm, do đó mọi việc khá suôn sẻ.
Thực tế, số lượng thí sinh nộp nguyện vọng 1 vào các trường CAND so với đăng ký ban đầu chỉ đạt hơn 50%, có trường chỉ 49%, cao nhất là Đại học Phòng cháy chữa cháy đạt hơn 75%. Thí sinh không đăng ký vì điểm thi quá thấp và cũng xác định mức điểm dưới 20 điểm thì khó có cơ hội trúng tuyển vào các trường CAND.
Do có sự chỉ đạo chặt chẽ, không cho thí sinh rút, nộp hồ sơ, công tác kiểm duyệt rất quyết liệt, nên việc xét tuyển của các trường CAND khá ổn. Bộ Công an quy định từ ban đầu không có chuyện rút nộp hồ sơ, chỉ nới rộng thời gian nộp giấy báo điểm của thí sinh cho Công an các tỉnh. Không có chuyện chờ đợi, xáo trộn, bức xúc căng thẳng. Trước đây, mỗi năm Bộ Công an phải bù lỗ khá tốn kém cho kỳ thi tuyển sinh, nay không phải tốn khoản chi phí này.
Nhưng tới đây, chúng tôi sẽ phải kiểm tra lại và đánh giá cụ thể. Sau khi xem xét tổng kết lại, sẽ có thêm những đánh giá về công tác coi thi của kỳ thi chung này và sẽ có đề xuất. Với các thí sinh thi vào các trường CAND, họ có hy vọng riêng của họ, xét ba nấc: ĐH, CĐ và trung cấp, nên các em có nhiều hy vọng.
Có những thí sinh nữ, 27 điểm mà không trúng vào ĐH, CĐ mà trúng trung cấp, họ vẫn sẵn sàng học vì lợi thế của lực lượng CAND tuyển sinh là tuyển dụng. Sau đó, các em có thể học liên thông lên ĐH.
Dự kiến điểm tuyển cao đẳng, trung cấp các trường công an
Thiếu tướng, PGS.TS Đỗ Ngọc Cẩn

- Vì sao Bộ Công an dành ít chỉ tiêu cho thí sinh nữ như vậy, trong khi thí sinh nữ có điểm rất cao, năm 2015 có ngành lấy tới 29, 30 điểm. Như vậy có quá thiệt thòi cho các em hay không?

- Tôi chia sẻ với băn khoăn đó. Đó cũng là tâm lý chung và dư luận xã hội đã đặt vấn đề với chúng tôi về câu chuyện này. Có lẽ nó xuất phát từ đặc thù công tác của lực lượng CAND, không phải do “trọng nam khinh nữ” gì cả.
Đặc thù của lực lượng CAND hoạt động trên một lĩnh vực rất động, 80% công việc là động, đòi hỏi người chiến sỹ CAND có ít những ràng buộc khác. Với nữ, sau khi học xong tốt nghiệp, vài năm là đến tuổi xây dựng gia đình, sinh con, trách nhiệm với gia đình nên ảnh hưởng nhiều đến công việc.
Chính vì lẽ đó, Công an các đơn vị, địa phương đề nghị chỉ tuyển 10% nữ để bố trí vào những công việc tĩnh như tham mưu, tổng hợp, hành chính. Nhận nữ nhiều thì không đảm bảo yêu cầu công việc. Trước đây, một số Công an tỉnh còn không tuyển nữ. Sau đó, Bộ Công an nghiên cứu và yêu cầu phải tuyển 10% với nữ, riêng Học viện Chính trị CAND năm nay được tuyển 15%.
Còn vì sao điểm tuyển dành cho nữ cao như vậy? Các trường CAND không chủ trương tuyển thẳng thí sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia, mà thực hiện chế độ cộng điểm. Số thí sinh nữ đi thi học sinh giỏi quốc gia lại khá nhiều, điểm thi đã cao, lại được cộng điểm thưởng, chỉ tiêu lại hạn chế nên điểm chuẩn tất yếu phải cao.
Năm ngoái có trường có 10 chỉ tiêu nữ, nhưng trong đó có tới hơn nửa đã được cộng điểm thưởng. Hay như hồi trước đây còn chế độ tuyển thẳng, có trường chỉ còn đúng 1 chỉ tiêu nữ dành cho xét tuyển sinh 2015 bằng điểm thi đại học.
Thêm nữa, năm nay điểm ưu tiên khu vực cũng được nới rộng hơn so với năm trước. Rất đông thí sinh ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh là nơi có truyền thống hiếu học, học rất giỏi, khi thi vào trường Công an các em được cộng thêm điểm ưu tiên các loại, nên dâng điểm cao như vậy.

- Điểm chuẩn quá cao như năm nay có điều gì đó “bất thường” không, thưa Thiếu tướng?

- Tôi không nghĩ có gì bất thường. Điểm thi như vậy cũng không đột biến. Các trường dân sự tốp trên cũng cao như vậy. Điểm chuẩn CAND cao là một cách sàng lọc đầu vào hiệu quả.
Thực tế, bên cạnh các trường có điểm chuẩn cao thì cũng vẫn có những ngành điểm chuẩn ở mức khá, ổn định, như khối D1, Đại học An ninh nhân dân chỉ có 21,75 điểm (với nam), khối A1 là 23,5 điểm (nam).
- Dự kiến điểm xét tuyển CĐ, trung cấp có cao hơn nhiều không, thưa Thiếu tướng?
- Trên đà đó thì sẽ rất cao, điểm trung cấp dự kiến cũng không thấp hơn ĐH, CĐ bao nhiêu, mỗi một cấp chênh nhau khoảng 1 điểm. Vào CĐ, có ngành phải 25, 26 điểm, trung cấp sẽ rất cao so với các trường dân sự
- Thưa Thiếu tướng, chế độ ưu tiên cho thí sinh CĐ, trung cấp sẽ được thực hiện như thế nào?
- Ưu tiên cho ĐH, CĐ không có gì khác nhau, theo quy định của Bộ GD & ĐT. Riêng trung cấp, thực hiện chế độ xét tuyển nên Bộ Công an có quy định mang tính đặc thù: con có bố, hoặc mẹ công tác trong lực lượng CAND từ 15 năm trở lên được cộng thêm 2 điểm, để có nhiều điều kiện hơn cho con em “tiếp bước cha anh”.
- Năm 2016, xét tuyển CAND có tiếp tục theo kỳ thi THPT quốc gia hay hướng tới việc tổ chức thi riêng, thưa Thiếu tướng?
Hiện nay, chúng tôi chưa bàn, nhưng Bộ Công an có chỉ đạo sau khi kết thúc xét tuyển sẽ có rút kinh nghiệm, trên cơ sở đề xuất của các trường, Công an các đơn vị địa phương sẽ có quyết định.
Việc một kỳ thi hai mục đích cũng đã đạt được kết quả nhất định, nhưng bên cạnh đó cũng còn có vấn đề, dư luận phản ứng và chắc chắn Bộ GD & ĐT sẽ có điều chỉnh. Trên cơ sở đó, Bộ Công an sẽ có xem xét. Tổng cục Chính trị CAND sẽ có đề xuất, tham mưu, làm sao để công tác thi tốt hơn.

- Nhìn rộng ra kỳ thi THPT quốc gia năm nay, dưới góc độ một nhà quản lý giáo dục, Thiếu tướng có đề xuất, kiến nghị gì để kỳ thi năm tới sẽ đạt kết quả tốt hơn, đúng nghĩa với kỳ vọng của xã hội?

- Tôi rất chú ý theo dõi diễn biến của kỳ thi chung. Mục tiêu lớn nhất là giảm phiền hà, giảm tốn kém cho xã hội, nhưng quả thực theo cách làm vừa rồi thì người dân phàn nàn nhiều hơn là khen ngợi.
Theo tôi nghĩ cũng phải có một sự đổi mới, phải thay đổi trong công tác đăng ký và xét tuyển. Làm thế nào để việc thay đổi nguyện vọng không thể tùy tiện. Giữa việc xét tốt nghiệp và lấy kết quả kỳ thi THPT quốc gia đó để xét vào ĐH có độ “vênh” nhau.
Đề thi vừa rồi 60% câu hỏi ở mức trung bình, nhưng trong số 40% câu hỏi còn lại thì chỉ có một nửa kiến thức rất cao, còn lại chỉ là khá thôi. Như vậy, một thí sinh học khá cũng có thể đạt 8 điểm, cộng thêm điểm ưu tiên nữa.
Do đó, phân loại có gì đó chưa tốt. Tôi cho rằng, xét công nhận tốt nghiệp THPT nên giao cho các Sở GD & ĐT. Học sinh đã học 12 năm phổ thông rồi thì việc công nhận tốt nghiệp thuận lợi với các Sở, và đúng là việc của các Sở, làm thế sẽ nhẹ nhàng hơn.
Thi vào ĐH thì nên giao cho các trường ĐH, CĐ sẽ tốt hơn. Đây cũng là xu hướng của thế giới, các trường ĐH phải được quyền nhận người vào theo cách của họ để chọn được người giỏi. Còn nếu vẫn tiếp tục tổ chức thi “hai trong một” thì phải tính toán rất kỹ khâu đăng ký nguyện vọng, không thể có chuyện đăng ký rồi rút ra, nộp vào, bốn ngành trong cùng một trường.
Có ngành người ta không thích nhưng phù hợp với điểm, thì họ chọn, mà chưa chắc đã đam mê, sau này học sẽ không thích thú, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực. Không thể cho mỗi đợt đăng ký 20 ngày, quá dài, quá mệt mỏi… Chỉ cần 1 nguyện vọng cứng và cho 1, 2 nguyện vọng bổ sung thôi. Mà không vào được ĐH thì nên học CĐ, không nhất quyết cứ phải vào ĐH.

Cộng nhầm điểm ưu tiên, nhiều thí sinh từ đậu thành trượt

Thay vì chỉ được cộng 1,5 điểm, 20 thí sinh ở Phú Yên được trường THPT cộng 3,5 điểm khiến nhiều thí sinh chọn nhầm ngành học và từ trúng tuyển thành rớt nguyện vọng 1(NV1) đại học.
Cộng nhầm điểm ưu tiên, nhiều thí sinh từ đậu thành rớt ĐH
 Gia đình và các em Trần Quang Thịnh (thứ hai từ trái sang) và em Nguyễn Văn Tý (thứ ba từ trái sang) bức xúc, lo lắng sau khi từ trúng tuyển thành rớt NV1 đại học do bị cộng nhầm điểm

Tối 30-8, ông Phạm Văn Cường, Giám đốc Sở GD-ĐT Phú Yên, cho biết Sở đã có công văn báo cáo Bộ GD-ĐT để thông báo đến các trường ĐH, CĐ bỏ điểm ưu tiên đối với 20 thí sinh ở tỉnh này do bị cộng nhầm.

Theo báo cáo ban đầu của Trường THPT Nguyễn Huệ (TP Tuy Hòa), trong đợt làm thủ tục cho thí sinh đăng ký xét tuyển NV1 vào các trường ĐH, CĐ, bộ phận nhập dữ liệu của trường đã cộng nhầm điểm ưu tiên đối với 20 thí sinh.
Trong đó có 19 em ở xã An Phú, TP Tuy Hòa và một em ở huyện Sông Hinh. Thay vì chỉ nhập khu vực 1- có hộ khẩu thường trú tại vùng bãi ngang ven biển (được cộng 1,5 điểm), Trường THPT Nguyễn Huệ lại nhập thêm đối tượng 1- học sinh đồng bào dân tộc thiểu số (để cộng thêm 2 điểm).
Do được cộng thêm 3,5 điểm, nhiều thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển sinh 2015 và đã trúng tuyển vào nhiều trường ĐH. Tuy nhiên, sau khi phát hiện sai sót, các trường ĐH đã hạ 2 điểm khiến nhiều em từ trúng tuyển trở thành rớt NV1.
Theo phản ánh của nhiều thí sinh, phụ huynh ở xã An Phú, trong hai ngày qua, nhiều gia đình đã nhận thông báo từ các trường ĐH cho biết đã hủy kết quả trúng tuyển NV1 đối với thí sinh. Các gia đình thí sinh này đều rất bức xúc do đang chuẩn bị cho các em lên đường nhập học giờ lại phải tìm trường nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển NV bổ sung.
Sau khi tổ chức tiệc mừng, gia đình em Trần Quang Thịnh (ngụ thôn Xuân Dục, xã An Phú) đã mua vé xe, chuẩn bị thủ tục, tư trang để vào nhập học ngành Tài chính ngân hàng của Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM thì bỗng nhận điện thoại từ trường này thông báo đã hủy kết quả trúng tuyển NV 1 đối với em Thịnh do nhầm điểm ưu tiên. Hiện em Thịnh chưa xác định được sẽ đăng ký xét tuyển NV bổ sung vào trường nào.
Tương tự, gia đình em Nguyễn Văn Tý (ngụ thôn Long Thủy, xã An Phú) đã chuẩn bị hoàn tất các thủ tục nhập học và đang chuẩn bị tổ chức tiệc mừng để em vào học ngành Chỉ huy tham mưu, Trường Sĩ quan Lục quân 2 (TP Biên Hòa, Đồng Nai) thì nhận tin báo từ trường này là em không đủ điều kiện vì không đủ điểm. “Sai sót này đang ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của con tôi. Hiện con tôi đang rất hoang mang, lo lắng vì không biết chọn ngành nào, trường nào phù hợp để đăng ký NV bổ sung. Gia đình tôi đã chuẩn bị xong mọi thứ, giờ hụt hẫng vô cùng, cũng không biết giải thích với bà con họ hàng ra sao!’- ông Nguyễn Lanh (cha em Tý) bức xúc.
Theo báo cáo của Trường THPT Nguyễn Huệ, hiện đã có sáu thí sinh bị ảnh hưởng đến kết quả xét tuyển NV1 ĐH. Tuy nhiên, theo ông Cường, hiện chưa xác định, thống kê đầy đủ có bao nhiêu thí sinh từ trúng tuyển thành rớt NV1.
Ông Trần Bảy, Hiệu phó Trường THPT Nguyễn Huệ thừa nhận sai sót này là do lỗi của bộ phận nhập dữ liệu của trường, do ông phụ trách. “Do quy định mới của kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm nay mà nhà trường gặp nhiều lúng túng trong quá trình nhập dữ liệu điểm cho học sinh”- ông Bảy giải thích.
Trong khi đó, ông Phạm Văn Cường nói: “Về nguyên tắc, phiếu đăng ký được in ra, giáo viên chủ nhiệm, thí sinh đều kiểm tra và ký vào nhưng không hiểu sao lại không phát hiện. Giờ sự việc đã lỡ hết rồi! Cùng với việc báo cáo Bộ GD-ĐT để trả lại nguyên điểm cho các em, chúng tôi đã yêu cầu Trường THPT Nguyễn Huệ đến từng nhà xin lỗi học sinh, phụ huynh; đồng thời kiểm điểm trách nhiệm những người liên quan, sau đó Sở sẽ có hình thức xử lý đối với những trường hợp để xảy ra sai sót này. Điều đáng tiếc là những học sinh bị cộng nhầm điểm ưu tiên không còn cơ hội để chuyển ngành theo NV 1. Chúng tôi cũng rất buồn vì các em và gia đình đã lo lắng, vất vả đi nộp hồ sơ, đã trúng tuyển thì giờ lại không trúng, làm cho các em bị khó khăn, phiền hà!”.

Xét tuyển nguyện vọng bổ sung: Thí sinh còn do dự

Ngoài nỗi lo thí sinh đăng ký ít hơn chỉ tiêu, các trường còn đau đầu vì số lượng thí sinh ảo lớn.
Ngày 30-8, sau nửa chặng đường của đợt xét tuyển nguyện vọng (NV) bổ sung, mặc dù đa phần các trường đều công bố điểm nhận hồ sơ xét tuyển bằng điểm sàn Bộ GD&ĐT công bố là 15 điểm đối với ĐH và 12 điểm đối với CĐ, tuy nhiên số lượng thí sinh (TS) đến nộp hồ sơ rất ít. Thậm chí có trường sau khi TS nộp hồ sơ, nhà trường còn cấp luôn cho TS giấy báo trúng tuyển để giữ chân TS.

Xét tuyển ĐH, CĐ nguyện vọng bổ sung: Lèo tèo thí sinh

Là một trong số các trường còn chỉ tiêu tuyển sinh cao nhất cả nước với hơn 4.200 chỉ tiêu cho hệ ĐH và 450 chỉ tiêu cho hệ CĐ, tuy nhiên số lượng TS đến xét tuyển NV bổ sung tại Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội vẫn còn khá thấp.
GS-TS Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng, cho biết mỗi ngày nhà trường chỉ tiếp nhận 50-60 hồ sơ. “Số lượng TS không trúng tuyển đợt 1 vào các trường ĐH còn rất nhiều nhưng chúng tôi cũng không thể lý giải vì sao năm nay TS đến nộp hồ sơ ít như vậy. Không biết TS đang ở đâu?” - ông Hóa băn khoăn.
Ông Hóa lo lắng chỉ tiêu của trường còn nhiều mà hồ sơ nhận được quá ít, khác với năm ngoái giờ này TS đến nộp hồ sơ rất đông. “Chúng tôi đành hy vọng vào những ngày tới số TS đến nộp hồ sơ sẽ tăng lên, tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng trường phải tuyển đến đợt cuối cùng mới đủ chỉ tiêu” - ông Hóa bày tỏ.
Do là ngày cuối tuần nên số lượng TS đến nộp hồ sơ xét tuyển tại Trường ĐH Phương Đông (Hà Nội) cũng lẻ tẻ. Ông Vũ Phán, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết đến nay trường mới tiếp nhận hơn 100 hồ sơ, trong khi tổng chỉ tiêu của trường hơn 2.200. “Chúng tôi đang lo lắng sẽ không tuyển đủ chỉ tiêu năm nay” - ông Phán than thở.
Tại TP.HCM, tình hình xét tuyển NV bổ sung tuy có đỡ hơn nhưng vẫn gây tâm trạng lo lắng ở các trường. TS Nguyễn Quốc Anh, Trưởng phòng Tư vấn, Tuyển sinh và Truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho biết với tốc độ nộp hồ sơ như các ngày vừa qua thì dự kiến đến ngày 3-9 trường mới lấp đầy được 2.100 chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ còn lại của trường.
ĐH Nguyễn Tất Thành (TP.HCM) hiện vẫn còn hơn 3.000 chỉ tiêu bậc ĐH, CĐ của tất cả các ngành, tuy nhiên trường mới nhận được 430 hồ sơ đăng ký xét tuyển NV bổ sung. Hiện trường này còn 23 ngành với chỉ tiêu 150-200 mỗi ngành như thiết kế đồ họa, Việt Nam học, nhóm ngành ngoại ngữ, quản trị kinh doanh, tài chính-ngân hàng, nhóm ngành công nghệ, kiến trúc…
Xét tuyển bổ sung: Thí sinh còn do dự?
Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển NV bổ sung tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, TP.HCM

Lại lo thí sinh ảo

Trong khi tình hình TS đến nộp hồ sơ khá èo uột thì các trường cũng lo lắng lượng TS ảo sẽ rất lớn trong đợt xét tuyển lần này. Ông Cao Quốc An, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Lâm nghiệp (Hà Nội), cho biết: “Trường không lo lắng sẽ thiếu chỉ tiêu. Chỉ lo lắng năm nay TS được nộp cùng lúc ba giấy xét tuyển NV bổ sung cùng lúc nên tỉ lệ ảo rất nhiều. Trường gọi nhập học nếu không tính toán cẩn thận, gọi 1.000 TS mà đến 300 thì thiếu chỉ tiêu, còn gọi dư ra mà TS đến hết thì lại dư, phạm luật của Bộ” - ông An lo lắng. Ông An cho biết trong đợt xét tuyển NV bổ sung, nhà trường tuyển 1.800 chỉ tiêu.
TS Nguyễn Quốc Anh, Trưởng phòng Tư vấn, Tuyển sinh và Truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cũng bày tỏ lo ngại tình trạng TS ảo trong đợt xét tuyển NV bổ sung này. “Thực tế trường đã nhận được hơn 1.800 hồ sơ đăng ký xét tuyển, tuy nhiên để bảo đảm an toàn đáng lẽ trường phải nhận khoảng 3.300 hồ sơ, có vậy mới đủ bù trừ cho số TS ảo” - ông Anh chia sẻ.
Để bớt TS ảo, ông Anh khuyên TS không nên nộp cùng lúc ba hồ sơ đăng ký xét tuyển mà chỉ nên nộp hai hồ sơ, bộ hồ sơ còn lại nên thủ đến ngày cuối nộp vì nếu lỡ không trúng tuyển thì còn kịp trở tay.
Ông Hoàng Đức Bình, Trưởng phòng Tư vấn Tuyển sinh 2015 và Truyền thông Trường ĐH Hoa Sen, cho biết đến nay trường đã nhận 400 hồ sơ đăng ký xét tuyển trên 800 chỉ tiêu còn lại của trường. Ông Bình cho rằng với chỉ tiêu còn lại 800 thì đáng lẽ trường nhận hồ sơ xét tuyển gấp đôi con số này mới an tâm, vì theo tính toán số TS ảo rất lớn, chiếm khoảng 60%-70% số NV đăng ký.
“Trường sẽ cập nhật dữ liệu điểm thi hai ngày/lần để TS biết vị trí của mình ở đâu. Đối với những TS có điểm mấp mé ngưỡng điểm an toàn thì không nên quá nao núng, vì thực tế có rất nhiều TS nộp hồ sơ ở nhiều trường, nhiều ngành nhưng chỉ chọn được một ngành của một trường thôi. Lần này TS nộp hồ sơ không được rút ra nên phải cân nhắc kỹ các ngành mình định hướng để không bị phân tâm khi đăng ký xét tuyển vào các trường, các ngành mình ưa thích” - ông Bình nhắn nhủ.
Theo Bộ GD&ĐT, trong đợt xét tuyển NV bổ sung, TS không được thay đổi NV và không được rút hồ sơ để chuyển sang trường khác. TS có thể sử dụng tối đa ba phiếu để đăng ký vào ba trường khác nhau (mỗi trường đăng ký tối đa bốn NV).

Nguyện vọng 2 - cơ hội nào dành cho sĩ tử?

Rút kinh nghiệm từ đợt xét tuyển nguyện vọng 1 vừa qua, bộ Giáo dục và đào tạo vừa có công văn hướng dẫn về việc tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy trong các đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Đối với sĩ tử, con đường học vấn vẫn còn rất gian nan, mệt mỏi.

Theo thời gian điều chỉnh mới, đợt xét tuyển nguyện vọng 2 sẽ diễn ra từ 26/08 đến hết ngày 07/09 và công bố điểm chuẩn trước ngày 10/09. Tiếp đó, các trường sẽ thực hiện xét tuyển nguyện vọng 3 từ ngày 11/09 đến hết ngày 21/09 và công bố điểm trước ngày 24/09. Xét tuyển nguyện vọng đợt 4 từ ngày 25/09 đến 15/10, công bố điểm trước 19/10. Xét tuyển nguyện vọng bổ sung dành cho Cao đẳng từ ngày 20/10 và công bố điểm trúng tuyển trước ngày 20/11. Như vậy, nếu thí sinh dù điểm cao nhưng nếu trượt nguyện vọng 1 thì hoặc là từ bỏ con đường đại học năm nay, hoặc là tiếp tục “chiến đấu” thêm hành trình hơn 2 tháng trời nữa để đăng kí xét tuyển mới biết số phận mình đi đâu về đâu.
Nguyện vọng 2 - cơ hội nào dành cho sĩ tử?
Biển người theo dõi điểm dự kiến trúng tuyển vào Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội
Theo công văn từ Bộ GD&ĐT, các đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung, Bộ GD&ĐT quy định sau khi đăng ký xét tuyển vào trường, thí sinh không được thay đổi nguyện vọng và không được rút hồ sơ xét tuyển để chuyển sang trường khác.Thí sinh sử dụng số mã vạch của mỗi Giấy chứng nhận kết quả thi để đăng ký xét tuyển vào một trường duy nhất (thay vì phải nộp Giấy chứng nhận kết quả thi như đợt 1). Thí sinh gửi phiếu đăng ký xét tuyển bằng cách nộp tại Sở GD&ĐT hoặc trường THPT do Sở GD&ĐT quy định, qua đường bưu điện bằng hình thức chuyển phát nhanh hoặc nộp trực tiếp tại trường. Hình thức sử dụng mã vạch của Giấy chứng nhận góp phần giúp thí sinh tiết kiệm thời gian, công sức đi lại tuy nhiên là năm đầu tiên áp dụng hình thức này, hầu hết thí sinh không nắm bắt được quy chế. Đến thời điểm này, khi công văn về quy chế tuyển sinh những đợt bổ sung đã ban hành, hầu hết thí sinh và phụ huynh vẫn còn rất mơ hồ, hoang mang về cách thức nộp hồ sơ.
Trong một bài báo phỏng vấn PSG.TS Đỗ Văn Dũng: “Phụ huynh và thí sinh ngộ nhận về năng lực thật của các em. Do phải tích hợp 2 kì thi trong 1, bài thi năm nay điểm khá cao, gây ngộ nhận cho thí sinh và gia đình. Thực chất, những em năm nay 18-19 điểm chỉ tương đương 13-14 điểm năm ngoái nhưng ít ai đề cập vấn đề này nên các em nghĩ là có thể vào trường tốp trên và tập trung nộp vào”.

Chương trình Cử nhân Quốc tế FPT Greenwich – lựa chọn tối ưu cho sĩ tử

Chương trình Cử nhân Quốc tế FPT Greenwich triển khai xét tuyển học bạ THPT nhằm mở rộng cơ hội vào đại học cho thí sinh cả nước, đặc biệt là những thí sinh có sức học tốt nhưng chưa thực sự may mắn trong kì thi THPT Quốc gia. Để tạo điều kiện tốt nhất cho sĩ tử, tăng khả năng trúng tuyển đồng thời tạo mặt bằng chung sinh viên, Chương trình Cử nhân Quốc tế FPT Greenwich áp dụng với tất cả thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Đồng thời áp dụng tuyển thẳng với thí sinh thoả mãn một trong hai điều kiện: điểm tổng kết lớp 12 từ 6.5 trở lên hoặc điểm tổng kết môn Toán lớp 12 từ 7.0 trở lên. Thí sinh không đủ điều kiện tuyển thẳng sẽ được phỏng vấn đầu vào. Với phương thức xét tuyển học bạ, sĩ tử không phải chạy đua nước rút, đặt cược tương lai của mình cho may mắn thay vào đó chủ động quyết định ngành học, công việc theo ý thích. Đồng thời có cơ hội học tập tại môi trường quốc tế chuyên nghiệp.
Nguyện vọng 2 - cơ hội nào dành cho sĩ tử?

Sinh viên FPT Greenwich học tập và hoạt động trong môi trường quốc tế với các sinh viên đến từ nhiều nước trên thế giới

Chương trình cử nhân quốc tế FPT Greenwich là chương trình đào tạo liên kết được giảng dạy tại trường Đại học FPT trên cơ sở chuyển giao của Đại học Greenwich (Anh Quốc). Toàn bộ nội dung đào tạo, giảng viên và cơ sở vật chất của Chương trình Cử nhân Quốc tế FPT Greenwich được thẩm định, công nhận về chất lượng bởi các chuyên gia của Vương quốc Anh và Đại học Greenwich. Sinh viên tốt nghiệp sẽ nhận bằng Cử nhân do Đại học Greenwich cấp, có giá trị trên toàn thế giới.
Nguyện vọng 2 - cơ hội nào dành cho sĩ tử?

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Gần 150 thí sinh đậu đại học không có tên trên phần mềm xét tuyển

Nhiều thí sinh của Đại học Tài nguyên Môi trường và Đại học Công nghiệp TP HCM đã trúng tuyển, nhưng lại không có tên trong danh sách của trường.

Tại Đại học Công nghiệp TP HCM, có khoảng 120 thí sinh không có tên trong danh sách xét tuyển. TS Nguyễn Đức Minh, Trưởng phòng Đào tạo của trường cho biết, số thí sinh này hiện chưa có tên trong dữ liệu nên không thể xác định các em đậu hay không để xử lý.

Gần 150 thí sinh đậu đại học không có tên trên phần mềm xét tuyển
Nhiều thí sinh trúng tuyển nhưng vẫn không có tên trong danh sách của trường
Theo ông Minh, số thí sinh bị lỗi này do nhiều nguyên nhân. Trong đó, một số hồ sơ nộp qua đường bưu điện được chuyển đến sau khi trường đã chốt sổ và Bộ đóng dữ liệu nên không nhập kịp. Một số nộp vào Đại học Công nghiệp sau khi đã rút hồ sơ ở trường khác, nhưng trường mà các em rút ra chưa nhả dữ liệu. Đặc biệt, có khá nhiều thí sinh thay đổi nguyện vọng từ Sở Giáo dục và Đào tạo của các tỉnh nên rất khó xác định chính xác ngày giờ các em điều chỉnh.
"Theo phản ánh của thí sinh, có nhiều em từ rớt thành đậu vì thay đổi nguyện vọng. Tuy nhiên, trên phần mềm tuyển sinh của trường không xác định được nên chúng tôi đã gửi danh sách thí sinh nhờ các Sở phối hợp với Bộ xác minh", ông Minh nói và cho biết nếu xác minh được thí sinh thay đổi nguyện vọng trước giờ chốt sổ ngày 20/8, trường sẽ xử lý, bổ sung các em vào danh sách trúng tuyển.
Trước đó, một số thí sinh có điểm cao hơn điểm chuẩn của Đại học Tài nguyên Môi trường TP HCM nhưng lại không có tên trong danh sách đậu cũng đã đến Cơ quan đại diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại TP HCM kêu cứu.
Đại diện Đại học Tài nguyên Môi trường TP HCM cho biết đã kiểm tra lại và xác định dữ liệu của 25 em trước ngày 20/8 vẫn còn lưu trên hệ thống, nhưng đến ngày 23/8 bị xóa. Hiện trường đã có công văn đề nghị Bộ cập nhập lại dữ liệu của số thí sinh này. Nếu Bộ cho phép, trường sẽ tiến hành xét tuyển bổ sung.
Sau khi nhận được phản ánh của các trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản hướng dẫn xét bổ sung nguyện vọng 1 cho số thí sinh này. Tuy nhiên, để các trường không chạy lại phần mềm, tải lại toàn bộ dữ liệu xét tuyển (có thể làm sai lệch kết quả xét tuyển đã công bố gồm điểm chuẩn, danh sách trúng tuyển), Bộ yêu cầu trường xem xét lại số hồ sơ đăng ký qua đường bưu điện đến chậm hoặc bị mất dữ liệu. Em nào đủ điều kiện đậu, các trường phải bổ sung vào danh sách trúng tuyển nguyện vọng 1.
Còn đối với những thí sinh thay đổi nguyện vọng nhưng trường chưa cập nhật vào danh sách xét tuyển, Bộ đã yêu cầu các trường thống kê, lập danh sách báo cáo để có hướng dẫn xử lý cụ thể.

Thí sinh "loanh quanh" điểm sàn nên cân nhắc kỹ

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tính đến hết ngày 27/8, cả nước có hơn 100 trường ĐH, CĐ công lập xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Tuy nhiên, do ở đợt xét tuyển này, thí sinh được đăng ký tối đa vào 3 trường với 12 nguyện vọng nên tình trạng thí sinh ảo sẽ gia tăng, đòi hỏi thí sinh phải cân nhắc, tính toán kỹ .
Sau khi kết thúc đợt xét tuyển nguyện vọng 1, hiện vẫn còn nhiều trường đại học khu vực phía Bắc đang thiếu chỉ tiêu. Cụ thể, Trường Đại học Mỏ - Địa chất vẫn còn thiếu gần 2.000 chỉ tiêu, trong đó khoảng 500 chỉ tiêu cao đẳng. Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam cũng xét tuyển bổ sung gần 300 chỉ tiêu các ngành Công tác thanh niên, xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước.
Thí sinh 'loanh quanh' điểm sàn nên cân nhắc kỹ
Thí sinh phải biết lượng sức mới có thể đỗ vào ngành mình yêu thích.
Trường Đại học Điện lực cũng xét tuyển hơn 800 chỉ tiêu, trong đó chủ yếu là hệ cao đẳng. Trường Đại học Thủy lợi cũng xét tuyển bổ sung thêm gần 400 chỉ tiêu tại 3 cơ sở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Bình Dương. Học viện Ngân hàng Hà Nội xét tuyển bổ sung 79 chỉ tiêu hệ cao đẳng các ngành Tài chính-Ngân hàng và Kế toán.
Ngoài ra, nhà trường cũng xét tuyển bổ sung khoảng 350 chỉ tiêu hệ đại học, cao đẳng tại cơ sở đào tạo tại Phú Yên. Đại học Nội vụ Hà Nội cũng xét tuyển bổ sung 150 chỉ tiêu các ngành Thư ký văn phòng, Dịch vụ pháp lý và Khoa học thư viện. Đại học Thủ đô cũng xét tuyển bổ sung 150 chỉ tiêu. Trường Đại học Tài chính-quản trị kinh doanh xét tuyển bổ sung 1.500 chỉ tiêu đào tạo các ngành. Đại học Kinh doanh và Công nghệ xét tuyển bổ sung  hơn 4.000 chỉ tiêu. Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội cũng còn khoảng 150 chỉ tiêu một số ngành còn thiếu.
TS Trịnh Minh Thụ, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội cho biết: Tại Trường Đại học Thủy Lợi, cơ sở phía Bắc chỉ còn 50 chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng bổ sung dành cho chương trình đào tạo tiên tiến. Tuy nhiên, trong 2 ngày qua, trường đã tiếp nhận đủ số hồ sơ xét tuyển với mức điểm thí sinh đạt được đều trên 20 điểm.
Tương tự, tại Trường Đại học Điện lực, đại diện Phòng Đào tạo nhà trường cho biết: Số lượng thí sinh đến nộp hồ sơ trong 2 ngày qua khá cao, trong đó, chỉ riêng ngày 26/8, nhà trường đã tiếp nhận gần đủ số hồ sơ xét tuyển bổ sung hệ đại học. Hiện chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng bổ sung của nhà trường chủ yếu tập trung vào hệ cao đẳng với hơn 600 chỉ tiêu.    Tuy vậy, tại một số trường đại học có số lượng chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng bổ sung lên tới hàng ngàn, số lượng thí sinh đến nộp hồ sơ trong hai ngày qua lại... khiêm tốn.
Ông Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho biết: Chỉ tiêu đào tạo của nhà trường năm 2015 là 5.000, nhưng trong đợt xét tuyển nguyện vọng 1 mới nhận hơn 1.000 hồ sơ nên chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng bổ sung vẫn còn khoảng 4.000. Tuy nhiên, trong 2 ngày đầu tiên của đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung, mới chỉ có gần vài trăm thí sinh đến nộp hồ sơ xét tuyển. “Thí sinh còn rụt rè trong việc nộp hồ sơ, có thể do thời gian xét tuyển còn dài nên nhiều em còn phải tính toán và cân nhắc” - ông Hóa cho hay.
Theo quy chế tuyển sinh năm 2015, trong đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thí sinh có quyền được nộp cùng lúc 3 phiếu đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung vào 3 trường. Bên cạnh đó, thí sinh còn được phép nộp bản photo phiếu đăng ký nguyện vọng bổ sung, mỗi phiếu, thí sinh được đăng ký tối đa 4 ngành. Theo nhiều chuyên gia giáo dục, việc thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung sẽ gia tăng tình trạng thí sinh “ảo” cho các trường bởi lẽ khi thí sinh nộp một lúc 3 phiếu đăng ký xét tuyển vào 3 trường, nếu thí sinh này đậu cả 3 trường nhưng chỉ được chọn một trường thì tỷ lệ “ảo” là gần 70%, nếu đậu 2 trường thì tỷ lệ “ảo” là 50%... Còn đối với hình thức nộp bản photo, nếu lỡ thí sinh không “trung thực”, nộp một lúc nhiều bản vào nhiều trường khác nhau thì tình trạng ảo còn cao hơn nữa.
Thí sinh 'loanh quanh' điểm sàn nên cân nhắc kỹ

Chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng bổ sung còn nhiều song thí sinh phải biết lượng sức mới có thể đỗ vào ngành mình yêu thích.

Phân tích sâu hơn về vấn đề này, TS Trịnh Minh Thụ cho rằng: Tình trạng thí sinh ảo trong đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung sẽ gia tăng gấp nhiều lần so với đợt xét tuyển nguyện vọng 1 song không quá gây căng thẳng cho chính thí sinh và nhà trường bởi sau đợt xét tuyển nguyện vọng 1, hầu hết các trường tốp đầu và tốp giữa đều đã tuyển đủ chỉ tiêu nên việc xét tuyển nguyện vọng bổ sung chủ yếu tập trung vào các trường tốp dưới, các trường ngoài công lập và một số ngành không “hot” ở các trường tốp giữa. Trong khi đó, chỉ tiêu ở các trường này hiện rất dồi dào, mặt bằng điểm chuẩn cũng không có nhiều đột biến so với năm 2014 khi đại đa số các trường đều nhận hồ sơ xét tuyển bằng mức điểm sàn của Bộ GD&ĐT là 15 điểm.
“Với các thí sinh có điểm cao khoảng trên 20 điểm nhưng trượt ở các trường tốp đầu và tốp giữa, cửa để trúng tuyển nguyện vọng bổ sung là vô cùng rộng mở. Vấn đề cần lưu ý chủ yếu tập trung  vào các thí sinh loanh quanh mức điểm sàn, khoảng từ 15-16 điểm. Với mức điểm này các em cần phải tính toán thật kỹ mới có cơ hội trúng tuyển vào các ngành phù hợp vì số lượng thí sinh đạt mức điểm này rất nhiều, trong khi chỉ tiêu của một số ngành mà các em yêu thích thì có hạn” - ông Thụ cho biết.
Cũng theo TS Trịnh Minh Thụ, “bên cạnh việc cân nhắc điểm số để “liệu cơm gắp mắm” thì thí sinh cũng cần chú ý thêm đến vấn đề hướng nghiệp. Có nhiều ngành hiện nay có vẻ không “hot” nhưng dễ tìm việc làm khi tốt nghiệp và đang rất cần cho nền kinh tế đất nước. Nếu vào học các ngành này, thí sinh sẽ không phải lo tình trạng thất nghiệp sau khi ra trường”-ông Thụ đưa ra lời khuyên.

Đại học Quốc gia Hà Nội dành 2.000 chỉ tiêu cho xét tuyển đợt 2

30% tổng chỉ tiêu năm 2015 được Đại học Quốc gia Hà Nội dành để xét tuyển trong đợt thứ 2, tương đương khoảng 2.000 thí sinh sẽ đỗ trong đợt này.
Đến ngày 25/8, tất cả trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội đã kết thúc đợt xét tuyển thứ nhất ở hầu hết đơn vị đào tạo, với số thí sinh nhập học đạt 70% chỉ tiêu. Đại học Quốc gia dành 1.930 chỉ tiêu còn lại cho đợt xét tuyển thứ 2, chiếm gần 30% tổng số chỉ tiêu tuyển sinh cả năm.
Theo kế hoạch đã công bố, sau khi kết thúc kỳ thi đánh giá năng lực tuyển sinh đại học đợt 2 năm 2015, trường đã công bố điểm và gửi giấy chứng nhận điểm cho thí sinh. Trong tổng số 10.830 em tham gia dự thi đợt 2 có 6.050 em đạt điểm từ 70 trở lên. Thí sinh điểm cao nhất đạt 122.
Bắt đầu từ ngày 25/8 đến ngày 4/9, các trường đại học thành viên và khoa trực thuộc của Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức nhận hồ sơ xét tuyển. Trong đợt 2 này, thí sinh dự thi đợt 1 vẫn được tham gia xét tuyển nếu chưa trúng tuyển trong đợt 1, tuy nhiên cần đạt ngưỡng điểm ứng tuyển theo quy định cho từng ngành đào tạo.

Ngưỡng xét tuyển, chỉ tiêu và thời gian nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào các ngành đào tạo cụ thể của Đại học Quốc gia Hà Nội đợt 2 năm 2015 như sau:

Đại học Khoa học Tự nhiên
Thời gian nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển: Từ ngày 26/8 đến 17h ngày 1/9 (cả các ngày thứ bảy, chủ nhật, trong giờ hành chính).
Thí sinh nộp hồ sơ qua đường bưu điện theo hình thức thư bảo đảm chuyển phát nhanh hoặc nộp trực tiếp cho Hội đồng tuyển sinh của trường ở phòng Đào tạo (334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội).
TTNgành họcMã ngànhĐiểm ngưỡng ứng tuyểnChỉ tiêu
1.Toán học5246010192,025
2.Toán cơ5246011586,015
3.Máy tính và khoa học thông tin5248010594,040
4.Vật lý học5244010286,040
5.Khoa học vật liệu5243012282,020
6.Công nghệ hạt nhân5252040390,020
7.Khí tượng học5244022175,040
8.Thủy văn5244022475,025
9.Hải dương học5244022875,020
10.Hóa học5244011298,025
11.Công nghệ kỹ thuật hóa học5251040193,020
12.Hóa dược52720403103,010
13.Địa lý tự nhiên5244021778,025
14.Địa chất học5244020180,025
15.Quản lý đất đai5285010382,025
16.Kỹ thuật địa chất5252050175,020
17.Quản lý tài nguyên và môi trường5285010185,030
18.Sinh học5242010191,020
19.Công nghệ sinh học52420201100,030
20.Khoa học môi trường5244030188,025
21.Khoa học đất5244030675,025
22.Công nghệ kỹ thuật môi trường5251040688,025
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Thời gian nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển từ ngày 26/8 đến 17h ngày 1/9.
TTNgành họcMã ngànhĐiểm ngưỡng ứng tuyểnChỉ tiêu
1.Báo chí523201019025
2.Chính trị học523102017820
3.Công tác xã hội5276010178.515
4.Đông phương học522202139515
5.Hán Nôm52220104765
6.Khoa học quản lý523404018725
7.Lịch sử522203107625
8.Lưu trữ học523203037820
9.Ngôn ngữ học522203207815
10.Nhân học523103027820
11.Quan hệ công chúng5236070889.520
12.Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành523401038815
13.Quản trị khách sạn523401078715
14.Quản trị văn phòng523404068415
15.Quốc tế học522202128920
16.Tâm lý học523104018825
17.Thông tin học523202017825
18.Triết học522203017525
19.Văn học522203307820
20.Việt Nam học522201137815
21.Xã hội học523103017815
Đại học Ngoại ngữ
Thời gian nộp hồ sơ từ 8h ngày 17/8 đến 17h ngày 26/8 (thu trong giờ hành chính, trừ ngày chủ nhật). Điều kiện nộp hồ sơ là điểm thi đánh giá năng lực đạt 70 điểm trở lên và kết quả thi môn ngoại ngữ đạt ngưỡng ứng tuyển của ngành tương ứng).
STTNgành họcMã ngànhNgoại ngữĐiểmChỉ tiêu
1Ngôn ngữ AnhD220201Tiếng Anh8,000120
2Sư phạm Tiếng AnhD140231Tiếng Anh8,25020
3Ngôn ngữ NgaD220202Tiếng Anh7,50020
Ngôn ngữ NgaD220202Tiếng Nga7,000
4Sư phạm Tiếng NgaD140232Tiếng Anh7,25010
Sư phạm Tiếng NgaD140232Tiếng Nga7,000
5Ngôn ngữ PhápD220203Tiếng Anh7,50060
Ngôn ngữ PhápD220203Tiếng Pháp7,500
6Sư phạm Tiếng PhápD140233Tiếng Anh7,50010
Sư phạm Tiếng PhápD140233Tiếng Pháp7,000
7Ngôn ngữ Trung QuốcD220204Tiếng Anh7,87560
Ngôn ngữ Trung QuốcD220204Tiếng Trung7,500
8Sư phạm Tiếng Trung QuốcD140234Tiếng Anh7,50010
Sư phạm Tiếng Trung QuốcD140234Tiếng Trung7,000
9Ngôn ngữ ĐứcD220205Tiếng Anh7,50060
Ngôn ngữ ĐứcD220205Tiếng Đức7,000
10Ngôn ngữ NhậtD220209Tiếng Anh8,37530
Ngôn ngữ NhậtD220209Tiếng Nhật7,000
11Sư phạm Tiếng NhậtD140236Tiếng Anh8,12510
Sư phạm Tiếng NhậtD140236Tiếng Nhật7,000
12Ngôn ngữ Hàn QuốcD220210Tiếng Anh7,87540
Đại học Công nghệ
Thời gian nộp hồ sơ từ ngày 25/8 đến 16h30 ngày 4/9 (trong giờ hành chính).
TTNhóm ngànhNgànhMã ngànhĐiểm ngưỡng ứng tuyểnChỉ tiêu
1Công nghệ thông tinKhoa học máy tính52480101106,510
Công nghệ thông tin5248020110370
Hệ thống thông tin5248010410120
Truyền thông & mạng máy tính5248010210120
2Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thôngCông nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông525103029710
3Vật lý kỹ thuậtVật lý kỹ thuật525204018710
4Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử và Cơ kỹ thuậtCơ kỹ thuật525201019210
Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử525102039635
Đại học Kinh tế
Thời gian nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển từ ngày 26/8 đến 16h30 ngày 4/9.
TTTên ngành họcKý hiệu trườngMã ngànhĐiểm ngưỡng ứng tuyểnChỉ tiêu tuyển sinh
1Kinh tếQHE52310101100,011
2Kinh tế quốc tếQHE52310106102,026
3Kinh tế phát triểnQHE5231010499,005
4Quản trị kinh doanhQHE52340101101,028
5Tài chính - Ngân hàngQHE52340201101,019
6Kế toánQHE52340301101,0 
Đại học Giáo dục
Thời gian nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển từ ngày 25/8 đến 16h30 ngày 31/8.
STTNgànhMã ngànhĐiểm ngưỡng ứng tuyểnChỉ tiêu
1Sư phạm ToánD140209100,03
2Sư phạm Vật lýD14021192,025
3Sư phạm Hóa họcD14021294,014
4Sư phạm Sinh họcD14021387,022
5Sư phạm Ngữ vănD14021786,03
6Sư phạm Lịch sửD14021877,031
Khoa Luật
Thời gian nộp hồ sơ từ ngày 27/8 đến 16h30 ngày 3/9.
TTNgành họcMã ngànhĐiểm
1.Luật học5238010194,0
2.Luật kinh doanh5238010997,0
Khoa Y Dược
Thời gian nhận hồ sơ từ 28/8 đến 17h ngày 3/9.
TTNgành họcMã ngànhĐiểm ngưỡng ứng tuyểnChỉ tiêu
1.Y đa khoa52720101105,015
2.Dược học52720401105,015
Tin liên quan:

Đại học Thái Nguyên điều chỉnh điểm chuẩn ngành Y đa khoa

Ngày 27.08, Đại học Thái Nguyên vừa điều chỉnh điểm chuẩn ngành Y đa khoa, Đại học Y Dược mã ngành D720101, tổ hợp xét tuyển Toán, Hóa học, Sinh học (B00).

Trong thông báo số 1782/TB-ĐHTN-HĐTS ngày 27.08 do PGS.TS Nguyễn Hữu Công – Phó Giám đốc Đại học Thái Nguyên ký gửi các trường thành viên về việc Thông báo điểm trúng tuyển, đợt 1 đối với thí sinh đăng ký dựa trên kết quả thi THPT Quốc gia đã công bố điểm trúng tuyển ngành Y đa khoa là 25,25. Như vậy, điểm trúng tuyển đã thay đổi so với công bố trước đó vào ngày 24.08 giảm 0,25 điểm so với mức hiện hành.

Được biết chỉ tiêu dự kiến tuyển sinh 2015 vào ngành Y đa khoa năm nay là 400 chỉ tiêu xét tuyển bằng hình thức lấy kết quả kì thi THPT Quốc gia ở tổ hợp 3 môn Toán, Hóa học, Sinh học.

Thông báo số 1782/TB-ĐHTN-HĐTS cũng đã bổ sung thêm điểm chuẩn các ngành Giáo dục mầm non, Giáo dục thể chất thuộc ngành đào tạo trường Đại học Sư phạm mà trước đó chưa được công bố.nh và giải quyết vấn đề nhanh chóng, hiệu quả

Thống nhất cách xử lý thí sinh bị trượt oan ĐH vì lỗi phần mềm

Bộ GD-ĐT sẽ có hướng xử lý thống nhất với trường hợp thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đợt 1 nhưng chưa được cập nhật kịp nên không có tên trong danh sách trúng tuyển.

Rút kinh nghiệm đợt 1 còn nhiều sai sót, ảnh hưởng quyền lợi thí sinh, Bộ GD-ĐT yêu cầu thành tập tổ chuyên trách giải đáp thắc mắc tuyển sinh tịa mỗi trường từ 28-8.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đánh giá, trong đợt 1 xét tuyển vào đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2015, có những thí sinh thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển nhưng các trường đại học, cao đẳng chưa cập nhật kịp thời vào danh sách xét tuyển. Để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, đề nghị các trường thống kê, lập danh sách những thí sinh này, báo cáo Bộ GD-ĐT để được hướng dẫn xử lý thống nhất.

Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường thành lập tổ chuyên trách giải đáp thắc mắc tuyển sinh 

Để kịp thời giải đáp thắc mắc của thí sinh và phụ huynh trong xét tuyển vào đại học, cao đẳng (gọi chung là các trường) hệ chính quy năm 2015, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường thành lập Tổ công tác chuyên trách để giải đáp các thắc mắc liên quan đến công tác xét tuyển ĐH, CĐ năm 2015. Tổ công tác có nhiệm vụ tiếp đón, hỗ trợ và cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác cho thí sinh và phụ huynh về công tác xét tuyển ĐH, CĐ.

Tổ công tác làm việc trong giờ hành chính, bắt đầu từ ngày 28-8 đến khi kết thúc công tác xét tuyển CĐ 21-11-2015. Những nội dung đề đạt của thí sinh và phụ huynh trường không giải quyết được chuyển về Tổ công tác của Bộ GD-ĐT theo địa chỉ: Phòng 203, Trung tâm Hội nghị Giáo dục, số 23, Lê Thánh Tông, Tp. Hà Nội. Điện thoại: 04.38262004; Email: hotrots2015@moet.edu.vn