Số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển vào ngành Bác sĩ đa khoa chiếm số lượng cao nhất tại Đại học Y Hà Nội.
‘Nóng ran’ đăng ký ngành Bác sĩ đa khoa vào ĐH Y Hà Nội
Theo danh sách thí sinh đăng ký xét tuyển của trường Đại học Y Hà Nội, ngành Bác sĩ Đa khoa có số lượng nộp hồ sơ xét tuyển nhiều nhất (586), đứng thứ hai là Cử nhân Điều dưỡng và bác sĩ Răng hàm mặt.
Ảnh minh họa. |
Trong số các thí sinh đăng ký xét tuyển, thí sinh có điểm số cao nhất là 32,25 điểm, nằm trong ngành Bác sĩ đa khoa.
Theo lãnh đạo Đại học Y Hà Nội, đã có hơn 1.000 thí sinh nộp hồ sơ vào trường. Số lượng đăng ký xét tuyển không nhiều nên việc rút hồ sơ diễn ra nhanh chóng, nếu đầy đủ giấy tờ chỉ mất vài phút.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, số lượng rút hồ sơ sẽ nhiều hơn khi điểm chuẩn đang hình thành rõ nét.
Theo danh sách ngày 12/8, ngành Bác sĩ Đa khoa có đến 31 thí sinh đạt từ 30 điểm trở lên; 111 thí sinh đạt từ 29 điểm trở lên; 353 thí sinh có điểm từ 28 trở lên và 528 thí sinh đạt từ 27 điểm trở lên.
Hai thí sinh có số điểm cao nhất trường là 32,25 đều thuộc ngành này. Thí sinh Ngô Vương Minh (học sinh THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội) - thủ khoa "kép" đầu tiên của kỳ thi THPT quốc gia 2015 cũng đăng ký vào ngành Bác sĩ Đa khoa Đại học Y Hà Nội.
Ngành y đa khoa của Đại học Đà Nẵng đang thiếu thí sinh xét tuyển
Ngành y đa khoa của Đại học Đà Nẵng có 140 chỉ tiêu nhưng hiện vẫn đang thiếu thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển. Trong lúc đó, ngành Tóan học lại có điểm chuẩn cao 23,75 điểm.
Ban đào tạo Đại học Đà Nẵng cho biết những ngày này đang “tốc lực” cho các thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển và rút hồ sơ.
Theo đó, tính đến ngày 13/8, có 14.795 hồ sơ nộp vào 8 trường đại học, cao đẳng, phân hiệu và có 1.368 thí sinh rút hồ sơ để chuyển sang nguyện vọng khác.
Ban đào tạo Đại học Đà Nẵng cho biết những ngày này đang “tốc lực” cho các thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển và rút hồ sơ.
Theo đó, tính đến ngày 13/8, có 14.795 hồ sơ nộp vào 8 trường đại học, cao đẳng, phân hiệu và có 1.368 thí sinh rút hồ sơ để chuyển sang nguyện vọng khác.
Tiến sĩ Trần Đình Khôi Quốc (Trưởng Ban Đào tạo, Đại học Đà Nẵng) cho biết: Để tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các thí sinh và phụ huynh, nhất là nhiều trường hợp ở xa, Đại học Đà Nẵng đã xử lý một cách linh động nhất, nhanh nhất có thể.
“Tất cả các trường hợp khi đến rút hồ sơ đều được tư vấn cụ thể, thời gian rút hồ sơ lâu nhất thì mất khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ đó là những thí sinh gửi hồ sơ đến bằng đường bưu điện. Trường hợp thí sinh đã có danh sách trên website của Đại học Đà Nẵng thì còn có thể nhanh hơn, chỉ mất khoảng 15-20 phút là đã được nhận lại hồ sơ”, TS Quốc cho biết.
TS Quốc cho biết thêm, tại Đại học Đà Nẵng không có chuyện người nhà và thí sinh “vật vạ” để chờ nộp, rút hồ sơ. Và cũng không có tình trạng tỷ lệ “ảo”.
“Tôi thấy phần mềm của Bộ GD&ĐT lọc rất tốt, mọi thao tác dễ dàng. Tôi không hiểu vì sao một số nơi lại không dùng phần mềm này. Có nhiều em đăng ký cả 4 nguyện vọng, nếu trúng tuyển vào nguyện vọng nào thì 3 nguyện vọng còn lại phần mềm sẽ tự lọc ngay, không còn trên hệ thống và không có tỷ lệ “ảo". Chỉ đến khi đợt tuyển bổ sung (diễn ra từ ngày 25/8 đến 15/9) khả năng xuất hiện tỷ lệ “ảo" mới diễn ra”, TS Quốc nói.
“Tất cả các trường hợp khi đến rút hồ sơ đều được tư vấn cụ thể, thời gian rút hồ sơ lâu nhất thì mất khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ đó là những thí sinh gửi hồ sơ đến bằng đường bưu điện. Trường hợp thí sinh đã có danh sách trên website của Đại học Đà Nẵng thì còn có thể nhanh hơn, chỉ mất khoảng 15-20 phút là đã được nhận lại hồ sơ”, TS Quốc cho biết.
TS Quốc cho biết thêm, tại Đại học Đà Nẵng không có chuyện người nhà và thí sinh “vật vạ” để chờ nộp, rút hồ sơ. Và cũng không có tình trạng tỷ lệ “ảo”.
“Tôi thấy phần mềm của Bộ GD&ĐT lọc rất tốt, mọi thao tác dễ dàng. Tôi không hiểu vì sao một số nơi lại không dùng phần mềm này. Có nhiều em đăng ký cả 4 nguyện vọng, nếu trúng tuyển vào nguyện vọng nào thì 3 nguyện vọng còn lại phần mềm sẽ tự lọc ngay, không còn trên hệ thống và không có tỷ lệ “ảo". Chỉ đến khi đợt tuyển bổ sung (diễn ra từ ngày 25/8 đến 15/9) khả năng xuất hiện tỷ lệ “ảo" mới diễn ra”, TS Quốc nói.
Được biết, Đại học Đà Nẵng đã công bố điểm chuẩn tạm thời cho các ngành học, trong đó Đại học Bách Khoa (Đại học Đà Nẵng) có đông thí sinh nhất.
Một số ngành học của Đại học Ngoại ngữ (khoa Anh ngữ); Đại học Sư phạm (khoa Toán), Đại học kinh tế (tài chính ngân hàng) đều có điểm chuẩn tạm thời được đánh giá là khá cao, trên 23 điểm…Ngành có điểm chuẩn là 15 điểm.
Trái lại, ngành y đa khoa (mới thành lập 2 năm) chỉ tiêu là 140 nhưng nhưng hiện vẫn đang thiếu thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét