Hôm
nay 20/8, ngày cuối cùng của tuyển sinh ĐH-CĐ đợt 1, nhiều chuyên gia
cảnh báo, những thí sinh đang mấp mé hoặc điểm trúng tuyển tạm thời chỉ
cao hơn điểm chuẩn tạm thời từ 0,25- 0,5 điểm thì nên rút hồ sơ để nộp
sang trường khác bởi mức điểm này rất nguy hiểm.
Hàng ngàn thí sinh xếp hàng rút hồ sơ tại một trường ĐH ở TPHCM.
Đi cả trăm cây số để nghe ngóng tình hình
Ngày 19/8, ngày áp chót của đợt xét tuyển ĐH, CĐ đợt 1, bên cạnh những thí sinh và phụ huynh rút hồ sơ từ trường này nộp sang trường khác thì nhiều người, dù đang trong danh sách trúng tuyển tạm thời cũng vượt hàng cây số để đến tận trường ĐH ngồi “nghiên cứu” tình hình, sẵn sàng “tháo chạy” nếu không an toàn. Sáng 19/8, tại trường ĐH Sư phạm TPHCM, thí sinh Hồ Thị Yến và mẹ là Ngô Thị Hạnh (quê Tiền Giang) đứng trước bảng thông báo của trường để thăm dò điểm số, vị thứ xếp hạng của mình. Yến kể, 7 giờ sáng nay, hai mẹ con Yến bắt xe từ nhà lên trường để nghe ngóng tình hình, xem lượng thí sinh đến rút ra nộp vào hồ sơ như thế nào? Đây là lần thứ ba mẹ con Yến phải từ nhà lên trường chỉ vì bộ hồ sơ ĐH.
“Lần đầu tiên là ngày 8/8, hai mẹ con em mang hồ sơ lên nộp, đến ngày 12/8, thấy không có tên trong danh sách xếp hạng, mẹ con em phải chạy lên lần nữa để điều chỉnh. Đến hôm nay, em đứng thứ 140/180, điểm của em chỉ cao hơn điểm chuẩn tạm thời có 0,5 điểm, lo quá, hai mẹ con quyết định lên đây ngồi nghe ngóng tình hình”, Yến kể.
Yến cho biết thêm, 4 giờ chiều nay (19/8) mẹ con Yến bắt xe về lại Tiền Giang, sáng ngày mai lại lên lại trường ĐH Sư phạm TPHCM để sẵn sàng cho cuộc chạy đua cuối cùng. “Nếu mai mà rớt trường này là em rút ngay qua nộp trường ĐH Sài Gòn, việc còn lại là chờ số phận quyết định chứ em mệt mỏi lắm rồi”, Yến nói.
Tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng tuyển 3.000 chỉ tiêu và có khoảng 4.400 hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT). Bà Đỗ Thị Kim Hảo, Phó GĐ Học viện cho biết, sáng 19/8 có những thí sinh chỉ đến tham khảo thông tin, và có những người điểm thực sự cao đến ngày chót (20/8) mới nộp hồ sơ. Điểm chuẩn tạm thời vào Học viện hiện đang ở khoảng 21,0-22,25. Dự báo, điểm chuẩn tạm thời sẽ có thể nhích lên vào ngày mai, và có những thí sinh tưởng đỗ ngày 19, đến 20/8 sẽ có thể trượt. ĐH Sư phạm Hà Nội nhận được gần 5.000 hồ sơ ĐKXT và chỉ tuyển 2.800 chỉ tiêu, hơn 2.000 thí sinh đã phải tháo chạy. ĐH Bách khoa Hà Nội, ngày 19/8 khi đang thừa thí sinh thì vẫn tiếp tục nhận được 470 thí sinh có điểm rất cao nộp hồ sơ ĐKXT, đẩy con số thí sinh thừa lên 1.000 và điểm chuẩn của ngành CNTT lên 8,67 điểm/môn. Điều này đồng nghĩa với việc hôm nay, 20/8, sẽ có khoảng 1.000 thí sinh phải tháo chạy trong 1 ngày hoặc đứng nhìn… mình rớt, mặc dù điểm khá cao.
Ghi nhận của PV Infonet, vào ngày 19/8 (tức còn 1 ngày nữa – PV) là chốt xét tuyển nguyện vọng 1 các thí sinh có điểm tương đối cao mới mang hồ sơ đến các trường ĐH phù hợp để xét tuyển.
Thí sinh Hoàng Trung Kiên (ở huyện Đông Anh, Hà Nội mang hồ sơ đến trường ĐH Bách Khoa Hà Nội xét tuyển) cho biết: “Từ ngày 1-19/8, em thường xuyên cập nhận thông tin các khoa của trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, xem điểm dự kiến trúng tuyển thế nào em mới nộp hồ sơ xét tuyển.
Lý do em thường xuyên theo dõi và cập nhận các khoa của trường này là vì trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, ba môn Toán, Lý, Hóa của em đạt 27 điểm, nên không lo trượt ĐH. Giờ cận ngày chốt xét tuyển nguyện vọng 1 rồi, em mang hồ sơ đến đây để xét tuyển và hy vọng là đỗ vào ĐH Bách Khoa Hà Nội”.
Trong hàng nghìn thí sinh đi nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 1 đông như trẩy hội tại ĐH Kinh tế Quốc dân vào ngày 19/8, em Bùi Thu Trang (18 tuổi, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Suốt một thời gian dài em thường xuyên theo dõi xem điểm ở trường ĐH Kinh tế Quốc dân lên xuống như thế nào rồi mới quyết định mang hồ sơ đến trường này xét tuyển.
Em thấy ngành Quản trị khánh sạn điểm đỗ dự kiến không cao lắm và không thường xuyên tăng giảm thất thường, nên quyết định đến đây nộp hồ sơ xét tuyển. Với số điểm của em (ba môn – PV) 24,5 điểm, hy vọng đỗ vào khoa ưng ý của trường ĐH Kinh tế Quốc dân năm nay. Lý do em chưa mang hồ sơ đến đây nộp là muốn tạo điều kiện cho các bạn ở xa”.
Tuy nhiên, em Trang cũng thẳng thắn nói: “Kỳ thi năm nay, rất khó khăn cho các học sinh ở Hà Nội. Vì trước đây, các học sinh khá các tỉnh chưa chắc dám ra các trường ĐH ở Hà Nội dự thi. Nhưng năm nay thì khác, cứ thi xong lấy điểm rồi mang đi nộp hồ sơ xét tuyển. Chính vì vậy, năm nay các trường top đầu ở miền Bắc có điểm trúng tuyển cao hơn năm trước”.
GS. TS Nguyễn Quang Dong – Trưởng phòng đào tạo – Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết: “Với tình trạng nộp – rút hồ sơ của các thí sinh như hiện nay, nên hôm nay có thể đủ chỉ tiêu tuyển sinh, nhưng ngày mai lại thiếu. Ngày 19/8, thí sinh đến trường nộp hồ sơ xét tuyển đông nhất trong các ngày nhà trường tổ chức xét tuyển. Thí sinh đến rút hồ sơ xét tuyển không nhiều lắm. Ngày hôm nay và ngày mai (20/8), các thí sinh đến nộp hồ sơ xét tuyển chắc chắn sẽ nhiều và điểm thí sinh mang hồ sơ đến nộp cũng cao, không thấp như trước”.
“Trường ĐH Kinh tế Quốc dân có 23 khoa, nhưng các thí sinh tham gia nộp hồ sơ xét tuyển gần như đủ chỉ tiêu. Có thiếu cũng chỉ thiếu một vài chỉ tiêu, nên nhà trường không có chủ trương xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Thời gian tuyển sinh (20 ngày – PV) là quá dài và mệt mỏi lắm rồi.
Những thí sinh có điểm (ba môn- PV) khoảng 23 điểm chắn chắn đỗ vào ĐH Kinh tế Quốc dân, nhưng không phải ngành “hot”. Những ngành “hot” ngưỡng điểm dự kiến đỗ, không có thay đổi (trên 25 điểm – PV), nhưng các ngành kia liên tục thay đổi, hôm nay có thể 17 điểm, nhưng ngày mai có thể lên 23 điểm. Ngày hôm qua (18/8), nhà trường đã nhận được hơn 5.300 bộ hồ sơ, trong khi đó tổng chỉ tiêu là 4.800”, GS. TS Nguyễn Quang Dong, trường ĐH Kinh tế Quốc dân chia sẻ.
Ngày 19/8, ngày áp chót của đợt xét tuyển ĐH, CĐ đợt 1, bên cạnh những thí sinh và phụ huynh rút hồ sơ từ trường này nộp sang trường khác thì nhiều người, dù đang trong danh sách trúng tuyển tạm thời cũng vượt hàng cây số để đến tận trường ĐH ngồi “nghiên cứu” tình hình, sẵn sàng “tháo chạy” nếu không an toàn. Sáng 19/8, tại trường ĐH Sư phạm TPHCM, thí sinh Hồ Thị Yến và mẹ là Ngô Thị Hạnh (quê Tiền Giang) đứng trước bảng thông báo của trường để thăm dò điểm số, vị thứ xếp hạng của mình. Yến kể, 7 giờ sáng nay, hai mẹ con Yến bắt xe từ nhà lên trường để nghe ngóng tình hình, xem lượng thí sinh đến rút ra nộp vào hồ sơ như thế nào? Đây là lần thứ ba mẹ con Yến phải từ nhà lên trường chỉ vì bộ hồ sơ ĐH.
“Lần đầu tiên là ngày 8/8, hai mẹ con em mang hồ sơ lên nộp, đến ngày 12/8, thấy không có tên trong danh sách xếp hạng, mẹ con em phải chạy lên lần nữa để điều chỉnh. Đến hôm nay, em đứng thứ 140/180, điểm của em chỉ cao hơn điểm chuẩn tạm thời có 0,5 điểm, lo quá, hai mẹ con quyết định lên đây ngồi nghe ngóng tình hình”, Yến kể.
Yến cho biết thêm, 4 giờ chiều nay (19/8) mẹ con Yến bắt xe về lại Tiền Giang, sáng ngày mai lại lên lại trường ĐH Sư phạm TPHCM để sẵn sàng cho cuộc chạy đua cuối cùng. “Nếu mai mà rớt trường này là em rút ngay qua nộp trường ĐH Sài Gòn, việc còn lại là chờ số phận quyết định chứ em mệt mỏi lắm rồi”, Yến nói.
Điểm chuẩn tạm thời liên tục tăng
Chỉ trong hai ngày áp chót (ngày 18 và 19/8) điểm chuẩn tạm thời nhiều trường như ĐH Sư phạm TPHCM, ĐH Bách khoa TPHCM, ĐH Kinh tế TPHCM, ĐH Mở TPHCM, ĐH Công nghiệp Thực phẩm, ĐH Công nghiệp TPHCM… liên tục tăng điểm. Có nhiều ngành ở một số trường tăng cao từ 3 - 4 điểm, nhiều ngành tăng nhẹ…“Trong trường hợp bị rớt vào phút chót (cuối giờ chiều ngày 20/8), thí sinh sau khi rút hồ sơ nên chạy ngay ra bưu điện trung tâm thành phố để đóng dấu, chuyển fax nhanh, tránh trường hợp đến nơi nhưng trường đã hết giờ làm việc, bởi hồ sơ qua bưu điện được tính đến hết ngày 20/8”.Nhận xét chung về tình hình xét tuyển trong những ngày qua, ông Trần Thế Hoàng, trưởng phòng Quản lý đào tạo trường ĐH Kinh tế TPHCM cho biết: “Điểm chuẩn dự kiến nhiều trường, đặc biệt là những trường tốp giữa khả năng sẽ còn tăng bởi lượng hồ sơ nộp vào trường trong những ngày qua đa phần đều có điểm số cao do rớt từ các trường ĐH tốp trên. “Vì thế, những thí sinh điểm mấp mé, ngang ngửa với điểm chuẩn dự kiến sẽ rất nguy hiểm nên các em cần phải rút hồ sơ để nộp vào trường khác ngay”, ông Hoàng khuyên.Cùng quan điểm, ông Nguyễn Minh Hà, trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Mở TPHCM cho biết, lượng hồ sơ nộp vào trường những ngày qua và sắp tới đa phần là điểm cao nên đã đẩy những thí sinh đang trúng tuyển hôm nay, ngày mai có thể rớt. “Do đó, đối với những em có điểm bằng điểm chuẩn trúng tuyển tạm thời hoặc cao hơn 0,25 điểm, các em nên rút hồ sơ ngay; còn những em cao hơn mức điểm trên 0,5 điểm trở lên, các em cần phải dự đoán tình hình cẩn trọng, luôn trong tâm thế sẵn sàng để rút hồ sơ nộp vào trường khác bất cứ lúc nào”, ông Hà nói.
Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Mở TPHCM Nguyễn Minh Hà
Tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng tuyển 3.000 chỉ tiêu và có khoảng 4.400 hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT). Bà Đỗ Thị Kim Hảo, Phó GĐ Học viện cho biết, sáng 19/8 có những thí sinh chỉ đến tham khảo thông tin, và có những người điểm thực sự cao đến ngày chót (20/8) mới nộp hồ sơ. Điểm chuẩn tạm thời vào Học viện hiện đang ở khoảng 21,0-22,25. Dự báo, điểm chuẩn tạm thời sẽ có thể nhích lên vào ngày mai, và có những thí sinh tưởng đỗ ngày 19, đến 20/8 sẽ có thể trượt. ĐH Sư phạm Hà Nội nhận được gần 5.000 hồ sơ ĐKXT và chỉ tuyển 2.800 chỉ tiêu, hơn 2.000 thí sinh đã phải tháo chạy. ĐH Bách khoa Hà Nội, ngày 19/8 khi đang thừa thí sinh thì vẫn tiếp tục nhận được 470 thí sinh có điểm rất cao nộp hồ sơ ĐKXT, đẩy con số thí sinh thừa lên 1.000 và điểm chuẩn của ngành CNTT lên 8,67 điểm/môn. Điều này đồng nghĩa với việc hôm nay, 20/8, sẽ có khoảng 1.000 thí sinh phải tháo chạy trong 1 ngày hoặc đứng nhìn… mình rớt, mặc dù điểm khá cao.
Công bố điểm trúng tuyển trước 25/8
Bộ GD&ĐT vừa có văn bản hướng dẫn các trường ĐH, CĐ về việc công bố điểm trúng tuyển trước ngày 25/8. Theo đó, các Sở GD&ĐT tổng hợp yêu cầu thay đổi NV ĐKXT của thí sinh trước 20 giờ ngày 20/8 và cập nhật lên hệ thống phần mềm quản lý tuyển sinh của Bộ để chuyển dữ liệu cho các trường ĐH, CĐ. Các trường ĐH, CĐ tổng hợp dữ liệu ĐKXT của thí sinh nộp trực tiếp tại trường, qua đường bưu điện và dữ liệu thay đổi nguyện vọng ĐKXT từ các Sở GD&ĐT và công bố công khai danh sách các thí sinh ĐKXT vào các ngành của trường trước 18h00 ngày 21/8. Các trường ĐH, CĐ tiếp nhận các phản ánh của thí sinh, hoàn thiện dữ liệu ĐKXT của trường và từ 18 giờ ngày 22/8, cập nhật lần cuối lên hệ thống phần mềm quản lý tuyển sinh của Bộ toàn bộ danh sách thí sinh ĐKXT vào trường và nhận dữ liệu từ hệ thống để xét tuyển.Ngày cuối cùng chốt NV1, thí sinh điểm cao nộp hồ sơ xét tuyển dồn dập
Ngày cuối cùng nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 1, nhiều thí sinh có điểm từ 24-27 bắt đầu mang hồ sơ đến các trường ĐH để xét tuyển.Ghi nhận của PV Infonet, vào ngày 19/8 (tức còn 1 ngày nữa – PV) là chốt xét tuyển nguyện vọng 1 các thí sinh có điểm tương đối cao mới mang hồ sơ đến các trường ĐH phù hợp để xét tuyển.
Thí sinh Hoàng Trung Kiên (ở huyện Đông Anh, Hà Nội mang hồ sơ đến trường ĐH Bách Khoa Hà Nội xét tuyển) cho biết: “Từ ngày 1-19/8, em thường xuyên cập nhận thông tin các khoa của trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, xem điểm dự kiến trúng tuyển thế nào em mới nộp hồ sơ xét tuyển.
Lý do em thường xuyên theo dõi và cập nhận các khoa của trường này là vì trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, ba môn Toán, Lý, Hóa của em đạt 27 điểm, nên không lo trượt ĐH. Giờ cận ngày chốt xét tuyển nguyện vọng 1 rồi, em mang hồ sơ đến đây để xét tuyển và hy vọng là đỗ vào ĐH Bách Khoa Hà Nội”.
Trong hàng nghìn thí sinh đi nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 1 đông như trẩy hội tại ĐH Kinh tế Quốc dân vào ngày 19/8, em Bùi Thu Trang (18 tuổi, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Suốt một thời gian dài em thường xuyên theo dõi xem điểm ở trường ĐH Kinh tế Quốc dân lên xuống như thế nào rồi mới quyết định mang hồ sơ đến trường này xét tuyển.
Em thấy ngành Quản trị khánh sạn điểm đỗ dự kiến không cao lắm và không thường xuyên tăng giảm thất thường, nên quyết định đến đây nộp hồ sơ xét tuyển. Với số điểm của em (ba môn – PV) 24,5 điểm, hy vọng đỗ vào khoa ưng ý của trường ĐH Kinh tế Quốc dân năm nay. Lý do em chưa mang hồ sơ đến đây nộp là muốn tạo điều kiện cho các bạn ở xa”.
Tuy nhiên, em Trang cũng thẳng thắn nói: “Kỳ thi năm nay, rất khó khăn cho các học sinh ở Hà Nội. Vì trước đây, các học sinh khá các tỉnh chưa chắc dám ra các trường ĐH ở Hà Nội dự thi. Nhưng năm nay thì khác, cứ thi xong lấy điểm rồi mang đi nộp hồ sơ xét tuyển. Chính vì vậy, năm nay các trường top đầu ở miền Bắc có điểm trúng tuyển cao hơn năm trước”.
GS. TS Nguyễn Quang Dong – Trưởng phòng đào tạo – Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết: “Với tình trạng nộp – rút hồ sơ của các thí sinh như hiện nay, nên hôm nay có thể đủ chỉ tiêu tuyển sinh, nhưng ngày mai lại thiếu. Ngày 19/8, thí sinh đến trường nộp hồ sơ xét tuyển đông nhất trong các ngày nhà trường tổ chức xét tuyển. Thí sinh đến rút hồ sơ xét tuyển không nhiều lắm. Ngày hôm nay và ngày mai (20/8), các thí sinh đến nộp hồ sơ xét tuyển chắc chắn sẽ nhiều và điểm thí sinh mang hồ sơ đến nộp cũng cao, không thấp như trước”.
“Trường ĐH Kinh tế Quốc dân có 23 khoa, nhưng các thí sinh tham gia nộp hồ sơ xét tuyển gần như đủ chỉ tiêu. Có thiếu cũng chỉ thiếu một vài chỉ tiêu, nên nhà trường không có chủ trương xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Thời gian tuyển sinh (20 ngày – PV) là quá dài và mệt mỏi lắm rồi.
Những thí sinh có điểm (ba môn- PV) khoảng 23 điểm chắn chắn đỗ vào ĐH Kinh tế Quốc dân, nhưng không phải ngành “hot”. Những ngành “hot” ngưỡng điểm dự kiến đỗ, không có thay đổi (trên 25 điểm – PV), nhưng các ngành kia liên tục thay đổi, hôm nay có thể 17 điểm, nhưng ngày mai có thể lên 23 điểm. Ngày hôm qua (18/8), nhà trường đã nhận được hơn 5.300 bộ hồ sơ, trong khi đó tổng chỉ tiêu là 4.800”, GS. TS Nguyễn Quang Dong, trường ĐH Kinh tế Quốc dân chia sẻ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét