Cao đẳng dược @ Hà Nội tuyển sinh

Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Rộng cửa cho học sinh trượt tốt nghiệp

Với nhiều học sinh, trượt tốt nghiệp THPT là chấm dứt tương lai, chính vì vậy không ít bạn đã có những hành động tiêu cực. Họ không biết rằng vẫn còn nhiều đường để vào đời.

        >>> Xem thêm: Trượt tốt nghiệp THPT 2015 làm gì?

Trong cuộc sống, chúng ta thường dễ dàng bắt gặp những tấm gương của rất nhiều người làm việc và nỗ lực hết mình để thành công. Những con người ấy không có được một bệ đỡ tốt đó là tấm bằng đại học nhưng điều quan trọng hơn cả là họ có nghị lực, có ý chí vươn lên, mong muốn được thành công và khẳng định được tài năng của mình.

Hãy tìm lối đi cho riêng mình
Quan niệm học nghề thua kém hơn so với học đại học đã là quan niệm rất lỗi thời, bởi thực tế công việc cho thấy những người có tay nghề tốt khi lập nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi và dễ đạt đến thành công hơn. Con đường đã rộng mở hơn cho những HS có ý thức và trách nhiệm để học tập phấn đấu, và khả năng sau 5 năm các bạn vẫn đạt được tấm bằng Đại học với sự nghiêm túc từ việc học. Sự “ngã ngựa” trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ không còn là nỗi đau nữa vì quy định đào tạo liên thông sẽ tạo cơ hội cho người học được học tập suốt đời để nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp và không phải học lại những nội dung đã học khi chuyển sang học trình độ cao hơn cùng ngành nghề. Theo đó, những người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề cùng ngành nghề đào tạo được dự thi tuyển sinh đào tạo liên thông lên CĐ, ĐH. Thời gian đào tạo liên thông từ trung cấp nghề lên CĐ và từ CĐ nghề lên ĐH 1,5-2 năm. Đào tạo liên thông từ trung cấp nghề lên ĐH 3-4 năm.

Hiện nay, các trường TCCN, trung cấp nghề cũng đào tạo nhiều ngành nghề như các trường đại học, cao đẳng. Cụ thể các ngành hiện đang được đào tạo nhiều ở các trường như điều dưỡng đa khoa, dược sĩ, trung học kế toán, tài chính ngân hàng, du lịch, khách sạn ...

Thí sinh làm thí nghiệm tại 1 trường trung cấp dược

Chọn một ngành nghề phù hợp không quá khó nhưng lại có ảnh hưởng vô cùng lớn lao đến tương lai của bạn. Trong đó, việc lựa chọn đơn vị đào tạo nghề có chất lượng là yếu tố không kém phần quan trọng, nó quyết định cơ hội việc làm và sự nghiệp của bạn.

Đường vòng nhưng… không xa
Rớt tốt nghiệp THPT không còn là ngõ cụt và cũng không là rào cản để lập thân. Vẫn có nhiều hướng đi để học sinh lựa chọn tại các trường trung cấp. Bởi vì hầu hết các trường trung cấp nghề đều có chỉ tiêu tuyển dành cho đối tượng đã tốt nghiệp THCS, rớt tốt nghiệp THPT hay học dang dở THPT.
Tất cả các trường trung cấp nghề hiện nay đều không tổ chức thi mà chỉ xét tuyển từ học bạ THPT hoặc THCS. Với những HS đã dự thi tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT nhưng chưa đủ điều kiện để được công nhận tốt nghiệp, khi vào trường trung cấp nghề sẽ có thời gian từ 3-6 tháng ôn tập các môn văn hóa theo yêu cầu của từng ngành đào tạo.
Theo quy định, khi học chương trình này HS sẽ phải học các môn văn hóa mà Bộ quy định đối với bậc học TCCN. Tuy nhiên, môn nào HS có điểm tổng kết (trong năm học lớp 12) từ 5 trở lên thì sẽ được miễn trừ. Sau khi học xong chương trình văn hóa này, trường TCCN sẽ tổ chức thi tốt nghiệp theo yêu cầu riêng của từng ngành nghề. 
 
Nếu môn thi của kỳ thi này trùng với môn thi tốt nghiệp THPT mà học sinh đạt từ 5 điểm trở lên thì trường sẽ xét công nhận, chuyển đổi kết quả và miễn trừ cho HS không phải học và thi lại. Để hoàn thành chương trình trung cấp, đối với học sinh chưa tốt nghiệp THPT chỉ mất 2 năm 3 tháng, đối với hệ THCS mất khoảng 3 năm

Tỷ lệ trượt tốt nghiệp THPT năm 2015 tăng cao

Tỷ lệ thí sinh trượt tốt nghiệp năm 2015 tăng cao so với những năm trước, đặc biệt ở những cụm thi địa phương có khá nhiều bài thi bị điểm liệt.

         >>> Xem thêm: Trượt tốt nghiệp 2015 làm gì?

Cụm Đại học An Giang: 465 thí sinh bị điểm liệt
Môn toán chỉ có một TS đạt điểm 10, số TS đạt điểm từ 5 trở lên tỉ lệ 50,24%; điểm liệt từ 1 trở xuống là 411 TS (2,18%), trong đó 37 trường hợp bị điểm 0. Môn văn cao nhất 9,5 điểm (một TS), từ 5 điểm trở lên chiếm 85,89%; từ 1 điểm trở xuống 13 TS, trong đó điểm 0 là tám TS. Môn sử có năm TS đạt điểm 10, từ 5 điểm trở lên chiếm 68,19%; từ điểm 1 trở xuống 25 TS, trong đó 11 TS bị điểm 0. Môn địa có hai TS điểm 10, từ 5 điểm trở lên chiếm 87,71%; từ 1 điểm trở xuống 16 TS, trong đó ba trường hợp bị điểm 0.

Cụm Bắc Giang: Không hiếm điểm từ 0 đến dưới 1
Theo thông tin từ ông Nguyễn Đức Hiền – giám đốc Sở GD-ĐT Bắc Giang cho biết do thí sinh dự thi với mục đích để xét tốt nghiệp THPT nên điểm thi ở các môn thi khá thấp, điểm từ 6 đến 6,5 ở từng môn đã là cao. Môn toán: thí sinh có điểm cao nhất là 6,5. Mức điểm trung bình của thí sinh ở môn thi này phổ biến là từ 3 điểm trở xuống, điểm từ 0 đến dưới 1 không hiếm.

Cụm bà Rịa - Vũng Tàu: điểm liệt nhiều nhất ở môn Toán
Theo đại diện Sở GĐ&ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu, cụm thi của tỉnh này có phổ điểm tập trung 3-6. Toán là môn có nhiều thí sinh bị nhiều điểm liệt nhất.

Cụm Vĩnh Phúc: Gần 250 bài thi bị điểm liệt
Tại cụm thi Vĩnh Phúc phổ điểm của thí sinh ở các môn thi năm nay chủ yếu ở mức từ 5 điểm đến 6 điểm. Số thí sinh bị điểm liệt ở cụm thi do Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc chủ trì năm nay cũng có biến động, nhiều hơn năm 2014 với gần 250 bài thi bị điểm liệt, tập trung chủ yếu ở môn toán.
Theo tính toán của Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc tỉ lệ tốt nghiệp THPT năm 2015 của tỉnh sẽ có thể thấp hơn năm 2014 khoảng 2%.

Cụm Long An: Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp thấp hơn
Tại cụm Sở GD&ĐT Long An cũng có phổ điểm trung bình các bài thi 3-5 điểm. "Ngày 25/7, chúng tôi sẽ công bố tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT, chắc sẽ thấp hơn năm 2014", ông Phạm Văn Thở, Quyền trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh) nói.

Cụm Bình Phước: Điểm trung bình môn từ 1,5 - 5 điểm
Ở Bình Phước, Toán vẫn là môn có số lượng thí sinh bị điểm liệt nhiều nhất. Điểm trung bình của các môn từ 1,5-5 điểm. "Dự kiến, tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp năm nay chỉ bằng 80% của năm ngoái", ông Dương Văn Ca - Phó phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước) cho biết.

Cụm Trà Vinh: 5% thí sinh bị điểm liệt
Giám đốc Nguyễn Thành Nguyện cho biết, thí sinh thi tại cụm địa phương đã xác định từ trước chỉ để xét tốt nghiệp nên điểm thi nằm ở mức “tàm tạm”. Trong số 1.877 thí sinh dự thi có khoảng 5% thí sinh bị điểm liệt. Rất hiếm bài thi đạt điểm tuyệt đối.

Cụm Khánh Hòa: Trên 50% thí sinh đỗ tốt nghiệp
Cụm thi do Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hoà chủ trì có phổ điểm dao động trong khoảng từ 5-6 điểm. Có điểm cao nhưng không có điểm tuyệt đối.
Theo thống kê, có khoảng 13% số thí sinh bị điểm liệt. Riêng môn Lịch sử có hơn 50 bài thi đạt từ điểm 7-9, không thí sinh bị điểm liệt. Theo lãnh đạo sở, cụm thi do Sở GD-ĐT Khánh Hoà chủ trì có khoảng trên 50% thí sinh đỗ tốt nghiệp. 

Cụm ĐH Hùng Vương: Hàng trăm thí sinh bị điểm liệt
Cụm thi Đại học Hùng Vương cho biết, phổ điểm trung bình từ 5-7. Môn Địa lý có phổ điểm cao nhất, đa số học sinh đều đạt điểm 6 trở lên. Môn Lịch sử, nhiều em bị dưới điểm trung bình. Đặc biệt, ở môn thi Toán, hàng trăm thí sinh bị điểm liệt

Cụm ĐH Tân Trào: Nhiều bài thi chỉ từ 1-2 điểm
Tại cụm thi Tuyên Quang do Trường đại học Tân Trào chủ trì. Theo lãnh đạo cụm thi, điểm thi của thí sinh phổ biến ở mức 4 – 7 điểm, rất nhiều bài thi bị điểm 1 – 2 điểm.

Cụm ĐH Cần Thơ: Điểm liệt nhiều nhất ở môn Toán
Trong khi đó, phổ điểm của các môn Hóa, Sinh, Lý ở trường Đại học Cần Thơ cho thấy, số bài bị điểm liệt chiếm khoảng 10%. Mức điểm phổ biến là 5-6.
Các môn thi theo hình thức trắc nghiệm không có thí sinh nào bị điểm liệt, điểm tối thiểu của môn thấp nhất là 1,5. Các môn tự luận có tỷ lệ bài thi bị điểm liệt (từ 1 điểm trở xuống) tương ứng như sau: Toán 3,44%; Văn 1,09%; Sử 4,35%; Địa 2,61%. Phổ điểm có thể gần 6.

Cụm Đại học Bách Khoa Hà Nội: 200 bài bị điểm liệt
Theo ông Nguyễn Phong Điền, chỉ tính môn toán, nhìn chung phổ điểm thi cao, trong số 14.500 bài thi, có trên 75% số bài thi đạt 5 điểm trở lên, 10,5% bài thi đạt 8 điểm trở lên. Tuy nhiên, số bài thi bị điểm liệt cũng rất nhiều khoảng 200 bài chiếm 1,5%.

Cụm ĐH Thái Nguyên: Gần 4% bị điểm liệt môn Toán
Lãnh đạo ĐH Thái Nguyên cho biết, phổ điểm thi trung bình từ 5 – 7 điểm. Môn Lý có 50% bài thi đạt điểm 5 trên tổng số 15.000 bài thi, có 2.500 bài thi đạt từ điểm 7 trở lên. Môn Sinh học có 3000 bài thi đạt 5 điểm trở lên trên tổng số 8000 bài thi…
Tuy nhiên, cũng có khá nhiều bài thi bị điểm liệt, môn Toán có tới gần 4% bài thi bị điểm liệt, môn Văn có khoảng 0,08% bài thi bị điểm liệt.

Ông Nguyễn Thành Nguyện, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Trà Vinh cho biết, tỉ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT năm nay khoảng hơn 90%. Tỉ lệ tốt nghiệp của tỉnh không có gì biến đổi so với mọi năm. “Gần 10% trượt tốt nghiệp rơi vào những em bị điểm liệt. Với những trường hợp này, các em có thể ôn tập để sang năm thi lại hoặc đi học nghề ngay nếu muốn”, ông Nguyện cho biết.

Theo thống kê của Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương, với hơn 8.000 thí sinh đăng ký dự thi để xét tốt nghiệp năm nay đạt tỉ lệ đỗ tốt nghiệp là 96,92%, thấp hơn năm 2014 chưa đến 3%. Ông Đồng Ngọc Lập, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Tây Ninh thông tin, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp của tỉnh 85,89% thấp hơn không nhiều so với những năm trước. Nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ thí sinh của đơn vị này bị trượt tốt nghiệp cao là do có tới 19% thí sinh bị điểm liệt. Ông Lập thông tin, đa số thí sinh bị liệt điểm môn Toán.

Cân nhắc khi nộp hồ sơ ngành y dược

Dù khối ngành y thường có điểm chuẩn cao nhưng năm nay rất ít trường đưa ra ngưỡng điểm để nhận hồ sơ mà dành quyền cho thí sinh “tự quyết định”.

Cân nhắc khi nộp hồ sơ  ngành y dược
Thí sinh nhận giấy báo kết quả thi tại Trường THPT Marie Curie (TP.HCM) chiều hôm qua

Không định “điểm sàn” riêng

Trường ĐH Y Hà Nội: Năm nay trường tuyển 1.000 chỉ tiêu, trong đó 730 chỉ tiêu bác sĩ (đa khoa, y học cổ truyền, y học dự phòng, răng hàm mặt), còn lại là các ngành cử nhân. Điều kiện để đăng ký xét tuyển với hệ bác sĩ là thí sinh (TS) phải có tổng điểm trung bình của 3 môn toán, sinh, hóa ở cả 6 học kỳ THPT từ 21 trở lên, với hệ cử nhân là từ 18 điểm trở lên (kể cả TS đã tốt nghiệp các năm trước). Khi xét tuyển, trường sẽ xét theo từng ngành và lấy từ cao xuống thấp đến đủ chỉ tiêu. Nếu các TS cuối cùng của chỉ tiêu tuyển sinh có điểm thi bằng nhau, trường sẽ xét theo tiêu chí ưu tiên theo thứ tự: Ưu tiên 1 là điểm thi môn toán, ưu tiên 2 điểm thi môn sinh.

Theo GS Nguyễn Hữu Tú, Phó hiệu trưởng, bất kỳ TS nào thỏa mãn các điều kiện này và có điểm thi THPT quốc gia đạt từ ngưỡng của Bộ trở lên cũng đều có quyền nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường. “Tuy nhiên, chúng tôi cũng khuyến cáo những em nào đạt tối thiểu 20 điểm/3 môn thi khối B trở lên mới nên nộp hồ sơ để khỏi mất công rút ra rút vào. 20 điểm là mức điểm chuẩn thấp nhất của trường năm ngoái (cử nhân y tế công cộng). Còn bác sĩ đa khoa thì phải 25 - 26 điểm mới đỗ”, GS Nguyễn Hữu Tú nói.

Trường ĐH Y dược Thái Bình: Trường tuyển khoảng trên 900 chỉ tiêu, trong đó y đa khoa là 580 chỉ tiêu. Trước khi xét tuyển trường sẽ sơ tuyển dựa vào kết quả học các môn toán, hóa, sinh trong 5 học kỳ (với những TS tốt nghiệp THPT năm 2015) hoặc 6 học kỳ (với những TS tốt nghiệp từ 2014 trở về trước). Theo đó các ngành y đa khoa, y học cổ truyền, y học dự phòng, dược học có tổng điểm trung bình 3 môn từ 19,5 điểm trở lên; các ngành điều dưỡng và y tế công cộng từ 16,5 điểm trở lên. Sau khi sơ tuyển, trường sẽ xét tuyển căn cứ vào điểm thi THPT quốc gia theo từng ngành, lấy từ trên xuống đến hết chỉ tiêu. Nếu TS bằng điểm nhau, trường sẽ xét theo tiêu chí ưu tiên điểm thứ tự môn: sinh, toán, hóa (ngành y và điều dưỡng); hóa, toán, sinh (ngành dược).

Cũng như Trường ĐH Y khoa Hà Nội, trường nhận hồ sơ của tất cả những TS đạt kết quả thi THPT quốc gia từ ngưỡng của Bộ trở lên. Tiến sĩ Nguyễn Duy Cường, Phó hiệu trưởng, giải thích: “Vì là năm đầu tuyển sinh theo hình thức mới nên trường cũng thấy khó đưa ra ngưỡng, thành thử cứ nhận hồ sơ theo ngưỡng của Bộ rồi xét từ trên xuống. Năm ngoái điểm chuẩn vào ngành thấp nhất của trường là 20 (y tế công cộng), cao nhất là 25 (y đa khoa). Năm nay hy vọng điểm trúng tuyển đạt mức tối thiểu như năm ngoái”.

Trường ĐH Y Hải Phòng: Tuyển 780 chỉ tiêu, trong đó y đa khoa là 450. Trường không sơ tuyển quá trình học mà sẽ nhận hồ sơ của những TS đạt từ ngưỡng của Bộ trở lên, sau đó sẽ xét từ cao xuống thấp. Ông Nguyễn Văn Khải, Trưởng phòng Đào tạo, cho biết: “Trường tạo điều kiện hết cỡ cho TS, em nào thích nộp cứ nộp. Nhưng những em đã có ý định vào trường y đều biết điểm chuẩn các trường y đều cao. Năm ngoái, điểm chuẩn vào các ngành điều dưỡng, xét nghiệp y học trường tôi là 20; y học dự phòng 20,5; dược học 22; y đa khoa 24; răng hàm mặt 24,5. Năm nay tối thiểu cũng sẽ bằng hoặc cao hơn”.

Điểm xét tuyển từ 18 - 22 điểm

Trường ĐH Y Thái Nguyên - ĐH Thái Nguyên: Cho đến nay, đây là trường đầu tiên trong khối ngành y ở khu vực phía bắc đưa ra ngưỡng điểm kết quả THPT quốc gia để nhận hồ sơ xét tuyển. Trường nhận xét tuyển TS 2 khối. Khối B với các ngành y đa khoa, răng hàm mặt, y học dự phòng, điều dưỡng. Khối A với ngành dược học. Ngưỡng điểm nhận hồ sơ và chỉ tiêu các ngành cụ thể như sau: Y đa khoa - 21 (400); răng hàm mặt - 21 (50); y học dự phòng - 19 (100); điều dưỡng - 18 (120); Dược học - 20 (120).

Trường ĐH Y dược TP.HCM: Điểm tối thiểu trường nhận hồ sơ xét tuyển vào 3 ngành (bác sĩ đa khoa, bác sĩ răng hàm mặt và dược học) là 22 điểm. Các ngành còn lại từ 18 (điểm chưa ưu tiên, không nhân hệ số).

Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch: Cũng định ra mức điểm tối thiểu nhận hồ sơ vào ngành bác sĩ đa khoa và bác sĩ răng hàm mặt là 21. Các ngành còn lại bậc ĐH là 17, bậc CĐ ngành hộ sinh là 12.

Điểm xét tuyển trường ĐH Kinh tế TP.HCM cao hơn sàn

Trường ĐH Kinh tế TP.HCM lấy mức 18 điểm để xét tuyển sinh 2015 chung vào trường. Đây là điểm tổng 3 môn thi theo tổ hợp của khối A (toán, lý, hóa), khối A1 (toán, lý, tiếng Anh) và khối D1 (toán, ngữ văn, tiếng Anh), không tính hệ số.

Trường ĐH Cần Thơ cũng lấy 15 điểm là điểm xét tuyển vào tất cả các ngành, tổ hợp môn. Theo PGS-TS Đỗ Văn Xê, Phó hiệu trưởng nhà trường, nhiều khả năng năm nay trường sẽ lấy 100% chỉ tiêu ở đợt 1 xét tuyển.

Trường ĐH Phú Yên công bố điểm xét tuyển ĐH 15 điểm, CĐ 12. Ngoài các tổ hợp môn truyền thống, năm nay trường có các tổ hợp mới như: toán, vật lý, sinh; toán, hóa, tiếng Anh; toán, sinh, tiếng Anh; ngữ văn, sử, tiếng Anh.

Trường ĐH Đà Lạt: Điểm xét tuyển ĐH không thấp hơn 15, CĐ là 12. Riêng các ngành sư phạm: toán, tin học, vật lý, hóa học, sinh học, ngữ văn, lịch sử, tiếng Anh có điểm xét tuyển là từ 17,  ngành kỹ thuật hạt nhân từ 20.

Trường ĐH Xây dựng miền Trung lấy điểm xét tuyển bậc ĐH là 15, riêng ngành kiến trúc 20 điểm (vẽ mỹ thuật nhân hệ số 2) và tổng điểm của các môn chưa nhân hệ số trong tổ hợp xét tuyển phải từ 15 trở lên, điểm môn vẽ mỹ thuật chưa nhân hệ số phải từ 3,5 trở lên. Điểm sàn xét tuyển hệ CĐ là 12 điểm. Ngoài ra, trường còn xét tuyển 25% chỉ tiêu theo học bạ.

Trường đầu tiên công bố thí sinh trúng tuyển ĐH
Trường ĐH Hoa Sen vừa công bố danh sách 38 thí sinh trúng tuyển ĐH chính quy năm 2015 của trường. Cho tới thời điểm này, đây là trường đầu tiên công bố thí sinh trúng tuyển trên cả nước sau khi tốt nghiệp THPT.

Đây là những thí sinh trúng tuyển theo 2 phương thức: xét tuyển trên kết quả học tập 3 năm THPT và chứng chỉ anh văn quốc tế (ĐH và CĐ); xét tuyển trên kết quả học tập 3 năm THPT và phỏng vấn (bậc CĐ). Đây là thí sinh nộp hồ sơ trong đợt ngày 6-24.7 theo đề án tuyển sinh riêng của trường.

Theo thạc sĩ Hoàng Đức Bình, Giám đốc tuyển sinh-truyền thông của trường, trường chỉ công nhận các thí sinh này trúng tuyển sau khi đối chiếu kết quả kỳ thi THPT quốc gia vừa qua.

Hiểu đúng về quy trình xét tuyển ĐH, CĐ

Để thuận lợi trong nộp hồ sơ xét tuyển vào ĐH, CĐ 2015, thí sinh cần nắm vững quy định và những điểm mới trong đợt xét tuyển năm nay.

Hiểu đúng về quy trình xét tuyển ĐH, CĐ

Mỗi nguyện vọng phải chỉ ra tổ hợp môn thi xét tuyển

Theo đó, trong thời gian quy định của mỗi đợt (đợt 1 từ 1/8 đến 20/8), các trường tổ chức nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển sinh 2015 của thí sinh.
Hồ sơ của thí sinh gồm: Bản gốc Giấy chứng nhận kết quả thi của thí sinh; Phiếu đăng ký xét tuyển cho phép thí sinh đăng ký tối đa 4 ngành của trường, xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4. Mỗi nguyện vọng, thí sinh phải chỉ ra tổ hợp môn thi dùng để xét tuyển;

Một phong bì có dán tem và ghi rõ địa chỉ của thí sinh.

Trường hợp thí sinh đề nghị rút hồ sơ để chuyển sang trường khác, các trường cần tạo điều kiện cho thí sinh rút hồ sơ.
Thí sinh phải đến trường hoặc ủy quyền (bằng văn bản) cho người thân đến trường rút hồ sơ.
Các trường cần quản lý hồ sơ một cách khoa học, đảm bảo việc tìm kiếm hồ sơ để trả cho thí sinh được thực hiện một cách thuận lợi, cũng như thông báo thời gian thí sinh có thể bắt đầu đăng ký lại vào trường khác sau khi rút hồ sơ.

Chỉ được thay đổi nguyện vọng trong đợt 1

Lưu ý, thí sinh chỉ được thay đổi các nguyện vọng trong trường cũng như rút hồ sơ để nộp sang trường khác đối với đợt 1 xét tuyển. Còn khi xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thí sinh không được thay đổi nguyện vọng cũng như rút hồ sơ.
Khi nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển, thí sinh có thể đề nghị điều chỉnh chế độ ưu tiên của mình.
Những thí sinh đề nghị điều chỉnh chế độ ưu tiên cần nộp kèm theo hồ sơ minh chứng về chế độ ưu tiên.

Hiểu đúng quy định xét 4 nguyện trong một trường

Quy định xét 4 nguyện trong một trường theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4 được hiểu như sau:
Nếu thí sinh có mức điểm có thể trúng tuyển vào nhiều ngành, chỉ được xét vào ngành có thứ tự ưu tiên cao nhất.
Nếu thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1, sẽ được chuyển sang nguyện vọng 2 và xét bình đẳng với các thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 vào ngành đó và tương tự như vậy đối với các nguyện vọng 3, 4.
Các nguyện vọng 1, 2, 3, 4 trong một trường được xét đồng thời (thực hiện bằng phần mềm xét tuyển của Bộ GD&ĐT hoặc do phần mêm trường xây dựng với thuật toán Bộ cung cấp).
Trong 4 nguyện vọng, thí sinh có thể đăng ký đồng thời cả ngành đại học và cao đẳng (nếu trường có đào tạo cao đẳng).

Khuyến khích trường xét tuyển trực tuyến

Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường cần bố trí tại bộ phận tiếp hồ sơ những cán bộ nắm vững quy chế để rà soát chế độ ưu tiên và tạo điều kiện cho thí sinh sửa chữa nếu có minh chứng phù hợp.
Ngoài ra, để cung cấp đầy đủ thông tin, giúp thí sinh có thể chọn ngành phù hợp, các trường cần công khai điểm trúng tuyển vào trường những năm trước, bố trí tổ tư vấn tuyển sinh và cung cấp số điện thoại tư vấn để giúp thí sinh.
Đồng thời, để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh, Bộ GD&ĐT khuyến khích các trường tổ chức xé uyển theo hình thức trực tuyến.
Sẽ ít thí sinh ảo hơn mọi năm
Với quy chế xét tuyển, đợt 1, thí sinh chỉ được đăng ký xét tuyển vào 1 trường, như vậy sẽ không có hiện tượng thí sinh ảo.
Nhưng, do thí sinh có quyền vừa đăng ký xét tuyển bằng học bạ, vừa đăng ký xét tuyển bằng kết quả thi, nên thực chất chỉ có những ngành có điểm trúng tuyển cao hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào từ 1 - 2 diểm sẽ không có thí sinh ảo.
Còn các ngành còn có điểm tương đương với ngưỡng này sẽ phải tính đến một tỷ lệ nhất định thí sinh ảo.
Với các đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung, do thí sinh có quyền sử dụng đồng thời 3 Giấy chứng nhận kết quả thi nên sẽ có thí sinh ảo (do đồng thời trúng tuyển nhiều trường).
Tuy nhiên, tỷ lệ ảo sẽ ít hơn so với năm 2014 về trước (do trước kia, thí sinh có tối đa 6 giấy báo điểm và nộp được tối đa 6 trường).

Bộ GD-ĐT công bố mẫu đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ năm 2015

Bộ Giáo dục - Đào tạo vừa công bố mẫu Đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2015.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng, mẫu Phiếu đăng ký xét tuyển đã được đưa lên hệ thống Quản lý thi THPT quốc gia.

Bộ GD-ĐT công bố phiếu đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ

Các thí sinh có thể tải miễn phí Phiếu đăng ký xét tuyển theo các bước sau:
  • Bước 1: Sử dụng trình duyệt (như Chrome, Firefox, Internet Explorer) để vào trang thông tin thí sinh: http://thisinh.thithptquocgia.edu.vn.
  • Bước 2: Chọn Link download mẫu Phiếu đăng ký xét tuyển để tải miễn phí Phiếu đăng ký xét tuyển về và sử dụng.
Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng lưu ý: Thí sinh không nhất thiết phải đăng ký đủ cả 4 nguyện vọng. Những nguyện vọng không đăng ký phải gạch chéo để khẳng định.
Đợt xét tuyển phải ghi rõ: xét tuyển nguyện vọng I hoặc xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt I (hoặc II, III, IV).
Nếu thí sinh cần điều chỉnh chế độ ưu tiên (so với thông tin trong Phiếu ĐKDT) thì đánh dấu X vào mục "Đề nghị trường điều chỉnh chế độ ưu tiên"; sau đó ghi rõ vào ô tương ứng với các mục: Khu vực ưu tiên: điền một trong các mã 1, 2NT, 2 hoặc 3 tương ứng với khu vực ưu tiên của mình.
Đối tượng ưu tiên: điền một trong các ký hiệu từ 01,02, 03, 04, 05, 06, 07 tương ứng với đối tượng ưu tiên của thí sinh được hưởng (nếu không thuộc đối tượng ưu tiên nào thì bỏ trống).
Để điều chỉnh chế độ ưu tiên, thí sinh cần nộp kèm theo hồ sơ đăng ký xét tuyển minh chứng về chế độ ưu tiên.

Hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh gồm:

1.Bản gốc giấy chứng nhận kết quả thi của thí sinh.
2.Phiếu ĐKXT của thí sinh cho phép thí sinh đăng ký tối đa 4 ngành của trường, xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4. Ở mỗi nguyện vọng thí sinh phải chỉ ra tổ hợp môn thi dùng để xét tuyển.
3.Một phong bì có dán tem và ghi rõ địa chỉ của thí sinh.

Đại học Đà Nẵng nhận phiếu đăng ký xét tuyển trực tuyến

Đại học Đà Nẵng cho biết, từ ngày 1 đến ngày 20. 8, trường bắt đầu xét tuyển vào ĐH, CĐ năm 2015.
Theo đó, Đại học Đà Nẵng sẽ mở mục xét tuyển trực tuyến, thí sinh có nguyện vọng xét tuyển truy cập vào trang địa chỉ http://ts.udn.vn, chọn đăng ký trực tuyến, rồi bấm vào mục "đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 vào ĐH Đà Nẵng năm 2015". Sau đó, điền đầy đủ các thông tin theo hướng dẫn tại trang web và in phiếu đăng ký xét tuyển trực tuyến.
Cụ thể như sau: Ngoài phiếu đăng ký xét tuyển trực tuyến, thí sinh cần nộp thêm: bản gốc giấy chứng nhận kết quả thi THPT Quốc gia 2015 phù hợp với đợt xét tuyển; 1 phong bì đã dán sẵn tem, ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của thí sinh; Chứng từ nộp tiền lệ phí xét tuyển (30.000 đồng) có xác nhận và đóng dấu của đơn vị thu tiền. Thí sinh có thể nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến địa chỉ Đại học Đà Nẵng, địa chỉ 41 Lê Duẩn (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng).

Cùng với đó, Đại học Đà Nẵng khuyến khích thí sinh đăng ký trực tuyến để giảm thời gian chờ đợi trong lúc nộp hồ sơ.

Điểm sàn, điểm xét tuyển, điểm chuẩn: Thí sinh vẫn rối?

Mặc dù ngày mai (1/8) là ngày nộp hồ sơ xét tuyển nhưng thí sinh vẫn chưa hiểu rõ về các mức điểm này.

Điểm sàn, điểm xét tuyển, điểm chuẩn: Thí sinh vẫn rối?
Ảnh minh họa.

Ngày mai 1/8, các thí sinh sẽ bắt đầu đợt nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 1 Đại học 2015. Tuy nhiên, sát ngày nộp hồ sơ vẫn có nhiều thí sinh, phụ huynh chưa hiểu đúng các mức điểm nói trên do Bộ GD&ĐT cũng như các trường Đại học công bố. Thí sinh, phụ huynh có thể hiểu cụ thể về các mức điểm như sau:

Điểm sàn của Bộ GD&ĐT

Điểm sàn hay ngưỡng điểm bảo đảm chất lượng đầu vào của Bộ GD&ĐT được công bố ngày 28/7, với mức 15 điểm hệ Đại học, 12 điểm hệ Cao đẳng. Đây là mức điểm xét tuyển tối thiểu để các trường Đại học, Cao đẳng nhận đơn xét tuyển của thí sinh.
Cụ thể, thí sinh phải có điểm thi bằng hoặc cao hơn điểm sàn của Bộ GD&ĐT mới được nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 1 (từ 1/8 đến 20/8).

Điểm xét tuyển của các trường Đại học, Cao đẳng

Điểm sàn được coi là ngưỡng giới hạn để các trường Đại học căn cứ để định ra mức điểm xét tuyển để thí sinh căn cứ nộp hồ sơ vào trường.
Như vậy, điểm xét tuyển là mức điểm mà trường nhận hồ sơ, là điều kiện để sơ loại thí sinh; điểm này có thể bằng hoặc cao hơn điểm sàn. Thí sinh lưu ý, đây không phải là điểm trúng tuyển.

Điểm chuẩn của các trường Đại học, Cao đẳng

Điểm chuẩn (điểm trúng tuyển) là mức điểm trúng tuyển của từng trường, từng ngành. Điểm xét tuyển là điều kiện cần, điểm chuẩn là điều kiện đủ. Điểm chuẩn sẽ do từng trường đề xuất căn cứ theo số lượng, điểm của thí sinh nộp hồ sơ vào trường.

Ví dụ cụ thể: Trong đợt tuyển sinh Đại học, Cao đẳng 2015. Bộ GD&ĐT quy định điểm sàn Đại học là 15 điểm, Cao đẳng là 12 điểm.
Trong đợt xét tuyển nguyện vọng 1, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch công bố điểm xét tuyển các ngành như sau: Y đa khoa: 21; Răng Hàm Mặt: 21; Y tế Công cộng: 17; Điều dưỡng: 17; Xét nghiệm y học: 17: Kỹ thuật hình ảnh y học: 17; Khúc xạ nhãn khoa: 17; Cao đẳng Hộ sinh: 12.
Điểm xét tuyển này đã đảm bảo mức điểm sàn của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, đây không phải là điểm chuẩn mà chỉ là mức điểm để trường này nhận hồ sơ. Trong đợt xét tuyển nguyện vọng 1, ngành Y đa khoa nhận hồ sơ từ mức 21 điểm, nhưng khi xét hồ sơ thì đến mức 24 điểm đã đủ chỉ tiêu thì nhà trường sẽ lấy 24 điểm làm điểm chuẩn của ngành này.

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Cho phép quy đổi chứng chỉ tiếng Anh thành điểm xét tuyển ĐH

GS.TS Trịnh Minh Thụ - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Thủy lợi - cho biết: Kỳ tuyển sinh 2015, nhà trường có quy định quy đổi điểm tiếng Anh đối với thí sinh trong xét tuyển sinh đại học vào Trường

Cho phép quy đổi chứng chỉ tiếng Anh thành điểm xét tuyển ĐH

Cụ thể, đối với thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn tiếng Anh được công nhận tương đương với điểm 10 trong kỳ thi THPT quốc gia để sử dụng trong xét tuyển sinh đại học vào Trường ĐH Thủy lợi.
Với những thí sinh đã đạt chứng chỉ tiếng Anh theo quy định, điểm tiếng Anh được quy đổi để xét tuyển sinh đại học vào trường như sau:

Chứng chỉ / Điểm đã đạtĐiểm quy đổi
TOEFL ITP
(450 - 677 điểm)
TOEFL iBT
(45 - 120 điểm)
IELTS
(4.5 - 9.0 điểm)
450 – 47345 – 524.57.0
477 – 51053 – 645.07.5
513 – 54765 – 785.58.5
550 – 58779 – 956.09.5
590– 67796 – 120≥ 6.510

Ngoài các hồ sơ theo yêu cầu, thí sinh thuộc đối tượng này cần nộp 1 bản photo có công chứng chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kèm theo bản gốc để nhà trường kiểm tra đối chiếu.
GS.TS Trịnh Minh Thụ cũng cho biết, quy định xét tuyển đợt 1 đã được nhà trường công bố.
Cụ thể: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia do các trường ĐH tổ chức như sau.
Để đủ điều kiện nộp hồ sơ, thí sinh phải tối thiểu đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng của Bộ GD&ĐT (15 điểm); tốt nghiệp THPT có điểm trung bình các năm học THPT đạt từ 5,5 trở lên;
Tổ hợp môn xét tuyển: Khối A (Toán học, Vật lý, Hóa học) hoặc Khối A1 (Toán học, Vật lý, Tiếng Anh), các môn tính hệ số 1.
Đối với thí sinh khối A1 nếu có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế hoặc là thành viên của đội tuyển quốc gia môn Tiếng Anh được công nhận kết quả tương đương theo quyết định của nhà trường.

Ngành tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh như sau:

TTTên trường,
Ngành học
Ký hiệu trườngMã ngànhTổ hợp xét tuyểnTổng chỉ tiêu


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢITLA & TLS

 3500
175 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 04.3563.153704.3563.1537 04.3563.153704.3563.1537Fax: 04.35638923
Website:www.tlu.edu.vn


Các ngành đào tạo hệ đại học chính quy



 
ITại Hà NộiTLA

 2920
1Kỹ thuật công trình thủy (chuyên ngành: Công trình thủy lợi; Thủy điện và công trình năng lượng; Công trình cảng đường thủy)TLAD580202Khối A: Toán học, Vật lý, Hóa học
hoặc
Khối A1: Toán học, Vật lý, Tiếng Anh
420
2Kỹ thuật công trình xây dựng (chuyên ngành: Kỹ thuật công trình dân dụng và công nghiệp; Địa kỹ thuật và công trình ngầm)-D580201210
3Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng đường bộ và sân bay; Kỹ thuật xây dựng cầu và công trình ngầm)-D580205140
4Công nghệ kỹ thuật xây dựng-D510103140
5Quản lý xây dựng-D580302140
6Kỹ thuật tài nguyên nước (chuyên ngành: Quy hoạch hệ thống thủy lợi, Quản lý hệ thống thủy lợi; Thiết kế hệ thống thủy lợi, Kỹ thuật và Quản lý tưới hiện đại)-D580212280
7Kỹ thuật trắc địa - bản đồ-D52050370
8Kỹ thuật công trình biển (chuyên ngành: Kỹ thuật công trình biển; Quản lý biển và đới bờ)-D580203140
9Kỹ thuật cơ sở hạ tầng-D58021170
10Cấp thoát nước-D11010470
11Kỹ thuật cơ khí (chuyên ngành: Máy xây dựng; Cơ khí ô tô)-D520103140
12Kỹ thuật điện, điện tử (chuyên ngành: Hệ thống điện; Tự động hóa)-D52020170
13Thuỷ văn (chuyên ngành: Thủy văn và tài nguyên nước; Quản lý và giảm nhẹ thiên tai)-D440224140
14Kỹ thuật môi trường-D520320140
15Công nghệ thông tin (Đây là ngành đào tạo mũi nhọn trong chiến lược đa dạng hóa ngành nghề đào tạo của trường. Cấp bằng kỹ sư Công nghệ thông tin khi tốt nghiệp. Sinh viên được đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật phần mềm, hệ thống thông tin, kỹ thuật máy tính và công nghệ mạng.)-D480201210
16Kinh tế-D310101100
17Quản trị kinh doanh (chuyên ngành: Quản trị kinh doanh tổng hợp, Quản trị doanh nghiệp)-D340101100
18Kế toán (chuyên ngành: Kế toán doanh nghiệp; Kế toán xây dựng)-D340301190
19Chương trình tiên tiếnngành Kỹ thuật xây dựng-D90020275
20Chương trình tiên tiếnngànhKỹ thuật tài nguyên nước-D90021275
IITại Cơ sở 2 (CS2)- TP Hồ Chí Minh và Bình DươngTLS

 580
1Kỹ thuật công trình thủyTLSD580202Khối A: Toán học, Vật lý, Hóa học
hoặc
Khối A1: Toán học, Vật lý, Tiếng Anh
180
2Kỹ thuật công trình xây dựng (chuyên ngành: Kỹ thuật công trình dân dụng và công nghiệp;Địa kỹ thuật và công trình ngầm)-D58020180
3Công nghệ kỹ thuật xây dựng-D51010380
4Kỹ thuật tài nguyên nước (chuyên ngành: Quy hoạch hệ thống thủy lợi; Quản lý hệ thống thủy lợi; Thiết kế hệ thống thủy lợi; Kỹ thuật và Quản lý tưới hiện đại)-D58021280
5Cấp thoát nước-D11010480
6Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng đường bộ và sân bay; Kỹ thuật xây dựng cầu và công trình ngầm)-D58020580

Nhiều trường xét tuyển từ điểm sàn

Để có thể tuyển đủ thí sinh, nhiều trường ĐH công bố điểm xét tuyển bằng ngưỡng chất lượng đầu vào mà Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố

Dù Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Bùi Văn Ga lưu ý các trường không nên xét tuyển bằng điểm sàn của Bộ GD-ĐT để nâng cao chất lượng nhưng nhiều trường vẫn công bố điểm nhận hồ sơ xét tuyển bằng điểm sàn.

“Vét” từ sàn vì bị động

Bộ GD-ĐT khẳng định nguồn tuyển năm nay khá dồi dào với hệ số dôi dư là 1,5 lần nhưng nhiều trường vẫn lo lắng về tuyển sinh. GS Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng Trường ĐH Dân lập Hải Phòng, cho biết do năm đầu đổi mới tuyển sinh nên không lường hết được khả năng tuyển sinh của trường. Thí sinh được thoải mái nộp - rút hồ sơ nên độ ảo rất lớn, các trường không chủ động được mà chỉ ngồi chờ vì đến tận ngày cuối cùng vẫn không biết trường mình có bao nhiêu thí sinh. “Chúng tôi có lẽ phải túc trực 24/24 chờ thí sinh đến” - ông Nghị nói.
Vị hiệu trưởng này nói thêm Trường ĐH Dân lập Hải Phòng đã chuẩn bị sẵn 2 phương án tuyển sinh: Một là, xét tuyển bằng điểm sàn của bộ; hai là, xét điểm trung bình 3 năm của thí sinh theo các tổ hợp với mức từ 6 trở lên đối với hệ ĐH và 5,5 đối với hệ CĐ.
Trường ĐH Phương Đông cũng có 2 phương án xét tuyển: Một là, xét tuyển thí sinh có điểm bằng sàn trở lên; hai là, xét tuyển theo kết quả học tập trong 5 học kỳ với tổng điểm trung bình 3 môn học của khối xét tuyển từ 18 điểm trở lên với hệ ĐH và 16,5 điểm trở lên với hệ CĐ. Trường này sẽ xét tuyển những thí sinh có kết quả từ điểm sàn trở lên.
Lo lắng của GS Trần Hữu Nghị không phải không có lý do khi một loạt trường công lập, thậm chí là những trường ở tốp trên, cũng cho hay sẽ nhận hồ sơ xét tuyển bằng đúng điểm sàn. Một trong những  trường có thương hiệu khá danh giá là Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông công bố mức điểm nhận hồ sơ của học viện năm nay là 15. Hai trường danh giá khác là Học viện Ngoại giao và Trường ĐH Dược Hà Nội cũng cho biết trường nhận hồ sơ đạt từ 15 điểm ở tổ hợp 3 môn. Trường ĐH Lao động - Xã hội thông báo sẽ nhận hồ sơ xét tuyển vào hệ ĐH chính quy nguyện vọng 1 (đợt 1) năm 2015 với những thí sinh có kết quả thi THPT tại cụm thi do các trường ĐH chủ trì từ 15 điểm trở lên. Học viện Chính sách và Phát triển cũng khiêm tốn nhận hồ sơ xét tuyển của các thí sinh có mức điểm từ sàn trở lên. Một loạt trường khác như ĐH Thủy lợi, ĐH Nội vụ cũng sẽ nhận hồ sơ xét tuyển từ ngưỡng tối thiểu mà Bộ GD-ĐT quy định. Theo lãnh đạo các trường này, trường sẽ xét tuyển từ mức sàn Bộ GD-ĐT công bố, sau đó xét theo độ dốc để công bố điểm trúng tuyển vào trường.

Nhiều trường xét tuyển từ điểm sàn
Thí sinh nhận phiếu báo điểm tại Cơ quan Đại diện Bộ GD-ĐT tại TP HCM, sáng 29-7

Tại TP HCM, ThS Nguyễn Quốc Anh, Trưởng Phòng Tư vấn Tuyển sinh - Truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP HCM (HUTECH), cho biết những năm trước, Bộ GD-ĐT có định số dư để các trường xét tuyển nhưng nhiều trường tuyển sinh không đủ. Năm nay, tỉ lệ tăng 50% nhưng không chắc các trường sẽ tuyển đủ.
Năm 2015, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tuyển 4.800 chỉ tiêu bậc ĐH và 1.500 chỉ tiêu bậc CĐ vào tất cả các ngành nghề đào tạo của trường. Trong đó, trường dành 50% xét kết quả kỳ thi THPT quốc gia và 50% xét từ kết quả học bạ THPT. Trường xét tuyển đầu vào là 15 điểm với bậc ĐH và 12 điểm với bậc CĐ. Tương tự, các trường: ĐH Văn Hiến, ĐH Lạc Hồng, ĐH Công nghệ TP HCM... đều xét thí sinh có điểm chuẩn trở lên sau đó xét điểm từ trên xuống để xác định điểm chuẩn từng ngành.

Những trường tốp trên tự tin

Trái ngược với xu hướng “vét” từ sàn, các trường tốp trên lại tự tin xét tuyển với mức điểm rất cao. Tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, thí sinh muốn xét tuyển phải có tổng điểm trung bình của các môn học thuộc 3 môn xét tuyển, tính cho 6 học kỳ THPT từ 20 trở lên.
Mức điểm Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội nhận hồ sơ của thí sinh ở đợt 1 là 22 cho khối A, 20 cho 2 khối A1 và D. Riêng các khối ngành ngôn ngữ điểm nhận hồ sơ là 27 điểm do môn ngoại ngữ nhân hệ số 2. Điều kiện xét tuyển là thí sinh có điểm trung bình chung học tập từng năm học THPT từ 6,5 trở lên. Trường cũng dự kiến điểm trúng tuyển năm nay có thể cao hơn năm 2014.
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) lấy ngưỡng xét tuyển đầu vào là tổng điểm 3 môn thi thuộc một trong các tổ hợp đăng ký đạt từ 17 điểm (tính cả điểm ưu tiên), không có môn thi trong tổ hợp xét tuyển có kết quả từ 1 điểm trở xuống. Các thí sinh cũng phải tham dự kỳ thi THPT quốc gia tại cụm thi do trường ĐH/học viện chủ trì.
Trường ĐH Y Hà Nội yêu cầu thí sinh xét tuyển hệ bác sĩ phải có tổng điểm trung bình 6 học kỳ tại THPT của 3 môn toán, hóa, sinh ≥ 21 điểm; còn hệ cử nhân thì thí sinh phải có tổng điểm trung

Công bố thông tin giúp chọn trường phù hợp
Bộ GD-ĐT ngày 29-7 đã cung cấp thống kê lũy kế kết quả theo tổ hợp các môn của khối thi truyền thống để thí sinh tham khảo trước khi quyết định đăng ký xét tuyển sinh 2015 vào ĐH, CĐ. Theo đó, việc công bố thống kê cộng dồn số lượng thí sinh đạt các mức điểm khác nhau đối với các tổ hợp xét tuyển sẽ hỗ trợ thêm nguồn thông tin để thí sinh cân nhắc để lựa chọn trường, ngành học đăng ký xét tuyển phù hợp với mức điểm các em đã đạt ngoài điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển chung của các trường. Với dữ liệu này, thí sinh có thể biết mức điểm mình đạt được nằm ở vị trí, xếp hạng của mình trong từng khối thi truyền thống A, A1, B, C, D.

Rút hồ sơ đăng ký xét tuyển như thế nào?

Hàng trăm câu hỏi đã được gửi về VietNamNet trước kỳ xét tuyển vào ĐH, CĐ năm nay.

xét tuyển, rút hồ sơ, THPT Quốc gia, tuyển sinh

Hỏi:Em là học sinh lớp 12. Khi em nộp NV1 vào trường A,sau đó em lại muốn đăng ký vào trường B, em muốn rút hồ sơ ở trường A thì em phải tới trường A rút hay có thể rút qua mạng?

Trả lời:
Hướng dẫn tổ chức công tác tuyển sinh ĐH, CĐ  hệ chính quy năm 2015 của Bộ GD-ĐT, việc nộp hồ sơ và phí ĐKXT được quy định như sau:
- Trong thời hạn quy định của mỗi đợt xét tuyển, thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT và phí ĐKXT qua đường bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh, chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại trường.
- Hồ sơ và phí ĐKXT của thí sinh dù nộp qua đường bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh, dịch vụ chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại các trường trong thời hạn quy định của mỗi đợt xét tuyển, đều hợp lệ và có giá trị xét tuyển như nhau.
Đối với việc rút hồ sơ, khi rút hồ sơ, nhà trường sẽ trả lại bản chính giấy xác nhận kết quả thi và phiếu đăng ký xét tuyển, thí sinh sử dụng giấy xác nhận kết quả thi và làm lại phiếu đăng ký xét tuyển để nộp vào trường khác.
Thí sinh phải  trực tiếp đến hoặc ủy quyền cho người thân bằng văn bản đến trường đã nộp hồ sơ để rút hồ sơ. Thí sinh và người nhà cần tìm hiểu thông tin cụ thể trên trang web của trường bởi mỗi trường có thể sẽ có quy định cụ thể riêng về thời gian từ khi đăng kí rút hồ sơ đến khi rút được hồ sơ.

Hỏi: Em là thí sinh tự do dự thi ở Cụm ĐH sư phạm Kỹ Thuật TPHCM, xin hỏi là giấy báo kết quả thi em được nhận ở đâu?
Và em là thí sinh tự do dự thi tổ hợp 3 môn Văn - Sử - Địa, em xin hỏi nếu chỉ thi có 3 môn như vậy thì có được xét 4 ngành khác nhau không?

Trả lời: Theo hướng dẫn xét tuyển ĐH, CĐ năm 2015 của Bộ GD-ĐT thì: Ngay sau khi chấm thi xong, các trường ĐH chủ trì cụm thi, in và gửi Giấy chứng nhận kết quả của thí sinh qua sở GDĐT để chuyển cho thí sinh;
Sở GDĐT nhận và chuyển Giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh đúng thời gian quy định, không để xảy ra thất lạc hoặc chuyển chậm ảnh hưởng đến thời gian đăng ký xét tuyển của thí sinh. Thí sinh sẽ nhận giấy chứng nhận kết quả thi tại nơi nộp hồ sơ đăng ký dự thi bao gồm cả học sinh lớp 12 cũng như thí sinh tự do.
Em vẫn được đăng ký xét tuyển ở 4 ngành khác nhau, với điều kiện cả 4 ngành đó đều xét tuyển theo tổ hợp gồm 3 môn Văn – Sử - Địa.

Hỏi:Em có một thắc mắc là đăng ký NV1 vào một trường nào đó thì thí sinh có thể đăng ký tối đa 4 ngành theo thứ tự ưu tiên từ 1 – 4. Vậy em chỉ đăng ký một ngành ở trường mình đăng ký xét tuyển đó có được không ạ, hay bắt buộc phải đăng ký cả 4 ngành?

Trả lời: Theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT thí sinh chỉ được sử dụng Giấy chứng nhận kết quả thi dùng để xét tuyển nguyện vọng I để đăng ký vào 1 trường ĐH hoặc CĐ, mỗi trường thí sinh được đăng ký tối đa 4 nguyện vọng vào các ngành xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4. Như vậy, em có thể chỉ đăng ký một nguyện vọng vào ngành mà em mong muốn.

Công khai thông tin liên quan tới từng đợt xét tuyển ĐH, CĐ

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường ĐH, CĐ trước mỗi đợt xét tuyển thông báo công khai trên trang thông tin điện tử các nội dung: Chỉ tiêu của các ngành hoặc nhóm ngành đối với đợt xét tuyển đó; Cách thức xử lý khi các thí sinh có cùng điểm xét tuyển; các điều kiện bổ sung (nếu có)…
Các trường cũng cần thông báo rõ tổ hợp các môn thi dùng để xét tuyển vào từng ngành. Trường hợp sử dụng nhiều tổ hợp môn thi để xét tuyển cho một ngành, trường cần quy định rõ cách thức xét tuyển đối với từng tổ hợp.

Đồng thời thông báo công khai điểm xét tuyển của trường hoặc từng ngành. Điểm xét tuyển không được thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định và đảm bảo yêu cầu điểm xét tuyển đợt xét tuyển sau không được thấp hơn điểm trúng tuyển đợt xét tuyển trước.
Hướng dẫn thí sinh cách thức nộp hồ sơ và phí đăng ký xét tuyển (ĐKXT), Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ, trong thời hạn quy định của mỗi đợt xét tuyển, thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT và phí ĐKXT qua đường bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh, chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại trường.
Hồ sơ và phí ĐKXT của thí sinh dù nộp qua đường bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh, dịch vụ chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại các trường trong thời hạn quy định của mỗi đợt xét tuyển, đều hợp lệ và có giá trị xét tuyển như nhau.

Các trường có thể cho thí sinh thay đổi nguyện vọng ĐKXT trực tuyến

Để tạo điều kiện cho người tham gia ĐKXT, Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các trường ĐH, CĐ cho các thí sinh thay đổi nguyện vọng ĐKXT theo hình thức trực tuyến.
Về xác định điểm trúng tuyển, các trường căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh đã xác định, sau khi trừ số thí sinh được tuyển thẳng (kể cả số học sinh dự bị của trường và học sinh các trường Dự bị đại học được phân về trường); căn cứ vào quy định về khung điểm ưu tiên và vùng tuyển; căn cứ vào kết quả phân tích việc đáp ứng nguyện vọng đăng ký của thí sinh vào các ngành của trường do máy tính cung cấp, Ban thư ký trình Hội đồng tuyển sinh trường xem xét quyết định phương án điểm trúng tuyển.

Công khai danh sách thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu, ít nhất mỗi ngày một lần, các trường cập nhật thông tin ĐKXT (bao gồm danh sách các thí sinh ĐKXT và danh sách các thí sinh rút hồ sơ ĐKXT) vào hệ thống quản lý dữ liệu tuyển sinh quốc gia và nhận dữ liệu của thí sinh từ hệ thống để xét tuyển.
Trong thời gian nhận hồ sơ của một đợt xét tuyển, ba ngày một lần các trường công bố trên trang thông tin điện tử của mình danh sách các thí sinh đã đăng ký xét tuyển vào trường theo từng ngành và xếp theo kết quả thi từ cao đến thấp. Đồng thời, khuyến khích các trường công bố kết quả trúng tuyển tạm thời cập nhật đến ngày công bố.

Lịch xét tuyển và công bố trúng tuyển ĐH, CĐ 2015

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường ĐH, CĐ nhận hồ sơ xét tuyển nguyện vọng I từ 01/8 đến 20/8/2015 và công bố điểm trúng tuyển nguyện vọng I trước ngày 25/8/2015.
Các trường ĐH, CĐ công bố điểm trúng tuyển nguyện vọng bổ sung đợt III  trước ngày 31/10/2015, lịch xét tuyển và công bố trúng tuyển ĐH, CĐ 2015 cụ thể như sau:
Nội dung công tácĐơn vị
chủ trì
Đơn vị tham giaThời gian
thực hiện
Nhận hồ sơ xét tuyển nguyện vọng ICác trường ĐH, CĐCục KTKĐCLGD
Từ 01/8 đến 20/8/2015
Các trường ĐH, CĐ công bố điểm trúng tuyển nguyện vọng ICác trường ĐH, CĐCục KTKĐCLGDTrước ngày 25/8/2015
Xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt ICác trường ĐH, CĐCục KTKĐCLGDTừ ngày 25/8/2015
đến hết ngày 15/9/2015
Các trường ĐH, CĐ công bố điểm trúng tuyển nguyện vọng bổ sung đợt ICác trường ĐH, CĐCục KTKĐCLGDTrước ngày 20/9/2015
Xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt IICác trường ĐH, CĐCục KTKĐCLGDTừ ngày 20/9/2015
đến hết ngày 05/10/2015
Các trường ĐH, CĐ công bố điểm trúng tuyển nguyện vọng bổ sung đợt IICác trường ĐH, CĐCục KTKĐCLGDTrước ngày 10/10/2015
Xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt IIICác trường ĐH, CĐCục KTKĐCLGDTừ ngày 10/10/2015
đến hết ngày 25/10/2015
Các trường ĐH, CĐ công bố điểm trúng tuyển nguyện vọng bổ sung đợt IIICác trường ĐH, CĐCục KTKĐCLGDTrước ngày 31/10/2015
Xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt IVCác trường CĐCục KTKĐCLGDTừ ngày  31/10/2015
đến hết ngày 15/11/2015
Các trường  CĐ công bố điểm trúng tuyển nguyện vọng bổ sung đợt IVCác trường CĐCục KTKĐCLGDTrước ngày  20/11/2015
Các trường ĐH, CĐ, báo cáo kết quả tuyển sinh năm 2015 về Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục.Các trường ĐH, CĐCục KTKĐCLGDChậm nhất ngày 31/12/2015

Thí sinh loay hoay chọn trường đại học

So với những năm trước đây, khi nhiều trường công bố điểm thi đại học cũng là lúc nhiều thí sinh đã tiên lượng được khả năng đỗ hay trượt để chuẩn bị những phương án khác.

Năm nay, với hình thức thi mới nên dù biết điểm nhưng nhiều thí sinh vẫn rất hoang mang, không biết khả năng đỗ - trượt khi đăng ký vào các trường đại học như thế nào?

Tỉ lệ ảo sẽ lớn?

Sau khi bộ GD&ĐT công bố điểm thi THPT Quốc gia 2015, nhiều trường đại học cũng bắt đầu ra thông báo chỉ tiêu, kế hoạch tuyển sinh để các thí sinh tiện theo dõi và đăng ký vào trường phù hợp. Trường đại học Y Hà Nội yêu cầu thí sinh xét tuyển hệ bác sỹ (Y đa khoa, Răng hàm mặt, Y học Cổ truyền, Y học dự phòng) phải có tổng điểm trung bình 6 học kỳ tại THPT của 3 môn Toán, Hóa, Sinh ≥ 21 điểm.
Trong khi đó, đại học Bách khoa Hà Nội yêu cầu thí sinh phải có tổng điểm trung bình 6 học kỳ tại THPT của 3 môn xét tuyển ≥ 20 điểm. Riêng, học viện Tài chính sẽ xét tuyển theo từng ngành, điểm trúng tuyển cao hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của bộ GD&ĐT ít nhất 2 điểm. Đại học Thủy Lợi (Hà Nội) thì sẽ nhận hồ sơ xét tuyển từ ngưỡng tối thiểu mà bộ GD&ĐT quy định, sau đó xét theo tình hình cụ thể để công bố điểm chuẩn trúng tuyển vào trường. Được biết, chỉ tiêu hệ chính quy của trường này năm nay là 3.500 sinh viên. Ông Thái Doãn Thanh, Trưởng phòng Đào tạo, đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cung cấp thông tin, năm nay trường nhận hồ sơ xét tuyển từ điểm sàn của bộ GD&ĐT và dự kiến nguyện vọng 1 sẽ tuyển khoảng 75% chỉ tiêu (trong tổng số 3.000 sinh viên dự định tuyển).
Mặc dù khá nhiều trường đã công bố chỉ tiêu cũng như kế hoạch tuyển sinh 2015nhưng các bậc phụ huynh lẫn thí sinh vẫn rất lo lắng. Chị Tô Hương Sen (ngụ quận Bình Tân, TP.HCM) chia sẻ: “Cả tuần nay, hai mẹ con tôi đứng ngồi không yên. Trước thì lo lắng không biết con thi có đủ điểm đậu tốt  nghiệp hay không? Giờ biết đậu tốt nghiệp rồi, lại tiếp tục lo kiếm trường đại học xét điểm an toàn nhưng khó nhất ở điểm này. Tôi lấy ví dụ, mình cho con nộp vô trường đại học A, với số điểm đó thì tỉ lệ đỗ sẽ cao. Nhưng nhiều phụ huynh có con cùng tầm điểm đó cũng nghĩ như vậy nên cũng cho con nộp vô trường A. Tỉ lệ “chọi” dĩ nhiên tăng lên và nguy cơ rớt đại học của con mình vẫn rất cao”.
Trong khi đó, thí sinh Đào Tiến Minh (trường THPT Tam Đảo 1, Vĩnh Phúc) nhận định: “Tỉ lệ “chọi” năm nay sẽ rất cao. Bởi lẽ, chúng em không biết có bao nhiêu bạn đăng ký vào cùng một trường.
Những năm trước, số người đăng ký vào một trường như thế nào chúng em có thể biết, rồi còn biết tỉ lệ “chọi” cụ thể của từng trường. Dựa vào những điều đó, chúng em có thể đưa ra quyết định phù hợp nhất. Thế nhưng, năm nay các thí sinh chẳng biết gì cả, ngoài thông tin về chỉ tiêu tuyển sinh của các trường. Em cho rằng, sẽ có tình trạng nhiều trường thì thí sinh đổ xô vào đăng ký, nhiều trường lại có rất ít thí sinh. Vì thế, tỉ lệ hên - xui, đỗ -trượt là khá cao”.
Trước vấn đề nan giải của chương trình xét tuyển đại học năm nay, ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc trung tâm Tư vấn tuyển sinh và Dịch vụ đào tạo, trường đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cho biết: “Đối với những trường xét học bạ, tỉ lệ hồ sơ ảo sẽ tăng mạnh. Trong đó, những trường tốp trên và giữa sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Tuy vậy, lượng ảo sẽ tập trung vào 200 trường xét tuyển bằng học bạ, bởi trong đó có nhiều em thi THPT quốc gia, nhưng vẫn xét tuyển đại học bằng học bạ. Những dữ liệu tuyển sinh bằng học bạ không được đưa vào phần mềm tuyển sinh chung của bộ GD&ĐT. Bởi vậy, có nhiều thí sinh trúng tuyển bằng cả hai phương thức, nên tỉ lệ ảo sẽ rất lớn”.

...Đến nhiều trường đại học gặp nhiều khó khăn trong tuyển sinh?

Trước câu hỏi của PV về chuyện sau khi biết điểm, thí sinh cần phải làm gì, TS. Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng cục Khảo thí, bộ GD&ĐT phân tích: “Sau khi công bố kết quả, thí sinh sẽ nhận giấy báo điểm thi tại nơi nộp hồ sơ dự thi tốt nghiệp. Thí sinh có 4 bản giấy báo điểm thi, trong đó có một bản để đăng ký hồ sơ cho đợt 1 kỳ thi tuyển sinh đại học – cao đẳng và 3 bản cho xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Thí sinh dùng giấy báo điểm xét tuyển đợt 1 đăng ký vào 1 trường nhưng được bốn ngành và có quyền rút hồ sơ để nộp trường khác. Bộ quy định cứ 3 ngày thì trường sẽ công bố công khai thông tin nộp hồ sơ cho thí sinh biết”.
Tuy vậy, quy trình này vẫn được đánh giá là làm khó cho các trường cũng như các thí sinh. Một giảng viên trường đại học tại TP.HCM cho rằng: “Những năm trước, thí sinh tự nộp hồ sơ vào trường mình dự định thi, sau đó mới thi tuyển sẽ khiến trường chủ động hơn từ việc tính điểm chuẩn, phân bổ chỉ tiêu, xét tuyển... Nhưng năm nay, mỗi thí sinh có thể được xét bốn ngành trong cùng một trường khiến việc này rắc rối hơn. Trong khi đó, điểm thi không có sự phân hóa rõ ràng nên nhất định phải có biện pháp khác nữa để chọn lọc thí sinh với những chỉ tiêu phụ đi kèm. Thế nhưng năm nay, bộ GD&ĐT lại không cho áp dụng điều này. Đó không chỉ là những khó khăn của nhà trường, mà còn gây phức tạp cho thí sinh, phụ huynh”.
Ông Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc trung tâm Tư vấn tuyển sinh và Truyền thông, trường đại học Công nghệ TP.HCM cho hay: “Năm nay, ngoài các khối thi như các năm trước, trường có thêm 8 khối thi mới để thí sinh thêm quyền lựa chọn khi xét tuyển. Tuy nhiên, việc xác định điểm sàn sẽ vất vả hơn. Chúng tôi vẫn đang chờ ý kiến từ bộ GD&ĐT vì không biết sẽ xác định điểm sàn theo điểm đảm bảo từng môn hay điểm đảm bảo cả 3 môn”.
Theo ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên tuyển sinh của cơ quan đại diện bộ GD&ĐT tại TP.HCM thì: “Năm nay, Bộ cho phép mỗi ngành trong một trường được xét tuyển tối đa bốn khối thi, nên mùa tuyển sinh năm nay có hơn 100 khối thi mới. Việc xác định điểm sàn chung như mọi năm sẽ không công bằng, vì đề thi có môn dễ, môn khó. Bộ nên chia điểm sàn thành hai loại: Khối thi truyền thống và khối thi mới để các em không bị thiệt thòi”. Cũng theo ông Cường, sau khi biết điểm, các thí sinh nên căn cứ các tổ hợp xét tuyển vào ngành mà mình yêu thích. Sau đó, lựa chọn ba môn thi có kết quả cao nhất để nộp hồ sơ thì cơ hội trúng tuyển sẽ cao.
Đây cũng là lời khuyên của TS. Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng cục Khảo thí, bộ GD&ĐT khi cho rằng: “Khi các trường công bố công khai điều kiện xét tuyển (trong đó có tổ hợp các môn xét tuyển, chỉ tiêu từng khối và mức điểm xét tuyển giữa các tổ hợp môn) xem nó có bằng nhau hay chênh lệch điểm. Thí sinh sẽ dựa vào đó mà chọn tổ hợp môn có lợi cho mình nhất để nộp hồ sơ dự tuyển. Sau khi có điểm thi, phụ huynh sẽ so sánh với điểm thi của con mình để có chọn lựa tổ hợp điểm, khối mà con mình có điểm thi cao hơn, như vậy là phù hợp hơn cả”.
Các trường nhận hồ sơ từ ngày 1/8
Từ ngày 1/8 đến 20/8, các trường đại học bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển đợt đầu
tiên. Đây được coi là đợt xét tuyển quan trọng nhất vì các trường sẽ tuyển hơn 70% chỉ tiêu, thậm chí có nhiều trường tuyển 100% chỉ tiêu trong đợt này, phần lớn là các trường đại học top đầu. Do đó, các bậc phụ huynh, thí sinh cần phải cân nhắc hết sức cẩn thận để có những lựa chọn phù hợp nhất.

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Xét tuyển ĐH, CĐ 2015: Các trường phải công khai chỉ tiêu

Các trường phải công bố thông tin chi tiết từng đợt xét tuyển Đại học công khai trên trang thông tin điện tử.

Xét tuyển ĐH, CĐ 2015: Các trường phải công khai chỉ tiêu

Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường công khai thông tin xét tuyển Đại học 2015 trên trang thông tin điện tử của mình.

Theo Quy chế của Bộ GD&ĐT, để đảm bảo tính công khai cũng như giúp thí sinh theo dõi, cập nhật thông tin các đợt xét tuyển, các trường phải công khai thông tin trên trang điện tử của mình.
Cụ thể, trước mỗi đợt xét tuyển, các trường thông báo công khai trên trang thông tin điện tử các nội dung sau: Chỉ tiêu của các ngành hoặc nhóm ngành (gọi chung là ngành) đối với đợt xét tuyển đó; Tổ hợp các môn thi dùng để xét tuyển vào từng ngành.
Trong trường hợp sử dụng nhiều tổ hợp môn thi để xét tuyển cho một ngành, trường cần quy định rõ cách thức xét tuyển đối với từng tổ hợp. Lưu ý: đối với những ngành trường đã tuyển sinh từ năm 2014 trở về trước phải dành ít nhất 75% chỉ tiêu để xét tuyển theo khối thi truyền thống (khối thi áp dụng từ năm 2014 trở về trước).
Cách thức xử lý khi các thí sinh có cùng điểm xét tuyển; các điều kiện bổ sung (nếu có); Điểm xét tuyển của trường hoặc từng ngành. Điểm xét tuyển không được thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GDĐT quy định và đảm bảo yêu cầu: điểm xét tuyển đợt xét tuyển sau không được thấp hơn điểm trúng tuyển đợt xét tuyển trước.
Về thời gian cập nhật thông tin xét tuyển Đại học, các trường ĐH, CĐ phải cập nhật ít nhất mỗi ngày một lần, bao gồm danh sách các thí sinh ĐKXT và danh sách các thí sinh rút hồ sơ ĐKXT vào hệ thống quản lý dữ liệu tuyển sinh quốc gia và nhận dữ liệu của thí sinh từ hệ thống để xét tuyển.

Xét tuyển ĐH, CĐ 2015: Các trường phải công khai chỉ tiêu

Mẫu công bố thông tin xét tuyển Đại học công khai của Bộ GD&ĐT.


Trong thời gian nhận hồ sơ của một đợt xét tuyển, ba ngày một lần các trường công bố trên trang thông tin điện tử của mình danh sách các thí sinh đã đăng ký xét tuyển vào trường theo từng ngành và xếp theo kết quả thi từ cao đến thấp theo mẫu của Bộ GD&ĐT.
Khuyến khích các trường công bố kết quả trúng tuyển tạm thời cập nhật đến ngày công bố.
Kết thúc mỗi đợt xét tuyển, các trường sử dụng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển công bố và gửi lên hệ thống quản lý dữ liệu tuyển sinh quốc gia điểm trúng tuyển và danh sách thí sinh trúng tuyển (họ và tên thí sinh kèm theo số báo danh và số Giấy chứng minh nhân dân).
Kết thúc kỳ thi tuyển sinh, các trường báo cáo kết quả tuyển sinh về Bộ GDĐT (qua Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục) chậm nhất ngày 31/12/2015.

Ko nên từ chối công bố dữ liệu kết quả kỳ thi THPT quốc gia

Ông Trần Xuân Nhĩ – Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT ngạc nhiên khi biết thông tin Bộ GD&ĐT từ chối công bố dữ liệu điểm của thí sinh trong Kỳ thi THPT quốc gia vừa qua.

“Tất cả chúng ta đi thi đều phải minh bạch, đều phải biết thông tin, phải nói rõ xem thí sinh đạt được như thế nào. Từ đó để đánh giá được sức học của mình như thế nào. Việc công bố điểm là cần thiết để cho học sinh biết được và lượng sức của mình để chọn trường…” ông Nhĩ nói lên suy nghĩ của mình.
Cũng theo nguyên lãnh đạo Bộ GD&ĐT, ở đâu cũng thế, sau mỗi kỳ thi đều phải công khai công bố điểm thi. Ở câu chuyện năm nay ông Nhĩ cho biết, ông hoàn toàn chưa hiểu ý đồ của Bộ GD&ĐT khi không công khai điểm thi thí sinh?
“Cá nhân tôi nghĩ thí sinh và xã hội cần biết được kết quả thi năm nay cụ thể sẽ như thế nào. Bộ Giáo dục giấu điểm như thế như là một bí mật gì đó là không cần thiết” ông Nhĩ cho biết.
Trong cuộc họp sáng ngày 21/7 với Ban Tuyên giáo Trung ương, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho rằng, việc công bố dữ liệu điểm của hơn 1 triệu thí sinh là không cần thiết vì ảnh hưởng tới bí mật cá nhân của từng em.
Việc này, ông Nhĩ trao đổi, trong một cuộc thi thì chuyện thí sinh điểm thấp, điểm cao rất bình thường. Thậm chí có thể biết được điểm của nhau để có quyết tâm phấn đấu, cần phải học như thế nào.
“Tôi không hình dung được tư duy của Bộ Giáo dục ở chuyện này như thế nào. Nếu Bộ Giáo dục không công bố điểm thi thì chúng ta không biết đâu mà lần, không biết được trình độ của học sinh đến mức độ nào, cách ra đề thi như thế, tổ chức thi như thế, cụm thi như thế là dựa vào kết quả thi để chúng ta suy xét về cách làm được hay không được” ông Nhĩ cho biết.

“Việc công bố cho xã hội biết về dữ liệu kỳ thi như tỷ lệ thí sinh trúng tuyển cả nước, tỷ lệ  tốt nghiệp THPT, tỷ lệ tốt nghiệp ở các địa phương, tỷ lệ thí sinh tốt nghiệp ở các cụm do đại học chủ trì, tỷ lệ tốt nghiệp do các Sở GD&ĐT chủ trì…tất cả điều này sẽ được công bố công khai” ông Bùi Văn Ga khẳng định.

Ông Trần Xuân Nhĩ cũng nói thêm, từ việc thay đổi nhiều trong quá trình tổ chức thi tới việc hiện Bộ Giáo dục không công bố điểm thi cũng làm cho ông cảm thấy hoang mang hơn.
Công bố điểm là việc làm lâu nay rất bình thường, sau khi thi sẽ công khai minh bạch kết quả và theo ông Nhĩ dựa trên kết quả đó để đánh giá tình hình như thế nào.
Trong giai đoạn hiện nay tất cả các thí sinh đang trông chờ điểm thi từ Bộ GD&ĐT. Một học sinh lớp 12 đang đợi điểm của Kỳ thi THPT quốc gia (xin được giấu tên) cho biết, sinh ra năm Trâu nhưng thí sinh này cho rằng Bộ GD&ĐT đang biến lớp học sinh lớp 12 này thành chuột bạch.

"Giấu điểm, tôi không hình dung được tư duy của Bộ giáo dục ở việc này"
Trong quá khứ, xã hội đã từng ghi nhận những trận bão phao thi xuống sân trường ngay sau khi kết thúc môn Sử.
“Giống như một con chuột sống trong tổ lâu ngày không chui ra loạng quạng lạc hướng. Thật khổ cho con chuột đó, không chui ra sẽ chết vì đói, nếu chui ra thì sẽ chả biết đường rồi cũng chết vì kẻ săn mồi khác” thí sinh này ví von.
Cũng theo em học sinh này, trước kỳ thi, khi biết được quy chế thi đã thay đổi, học sinh lớp 12 mất phương hướng, điều đó gây áp lực và căng thẳng cho học sinh.
Theo em học sinh này, bao đổi mới trong kỳ thi thì đến lúc diễn ra mới thấy mọi chuyện được chứng minh, nhiều cụm thi coi lỏng lẻo, những học sinh giỏi thi bằng năng lực đứng trước nguy cơ trượt tốt nghiệp, đại học.
Cho tới khi đợi công bố điểm thi, thí sinh này băn khoăn: “Giai đoạn chờ công bố điểm cũng không kém phần hồi hộp, thật mơ hồ mông lung cho bất kỳ học sinh nào có được thông tin chính xác. Sau đây là một đống quy trình nộp hồ sơ, ai sẽ là người giải thích cho chúng cháu với một vùng nông thôn?”.
Theo thí sinh này, việc có một “lời hẹn” không chính xác về thời gian công bố điểm khiến nhiều thí sinh mất công đi lại,có những em phải lặn lội tới 20km để xem điểm thi.
“Cháu mong rằng, mọi sự đổi mới của năm sau sẽ hoàn thiện hơn và trong sạch hơn trong kỳ thi, mọi thông tin phải rõ ràng hơn và thật sự mang lại hiệu quả” thí sinh này mong muốn.
Trước đó, ông Bùi Văn Ga-Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, việc công bố kết quả thô dữ liệu vì do thí sinh cũng chưa biết mình đậu hay không, còn phụ thuộc vào hội đồng xét tốt nghiệp phổ thông và kết quả rèn luyện tại trường phổ thông. Do đó, việc công bố điểm trước là không cần thiết.
Hơn nữa, cũng theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, nếu công bố dữ liệu thô như vậy sẽ có một số trường sẽ dùng dữ liệu thô này để gửi giấy báo đối với những thí sinh không có nguyện vọng vào trường mình, điều này rất phản cảm. Cũng có thể có một số cá nhân lợi dụng việc công bố dữ liệu thô này với mục đích khác.

Trường đại học lúng túng khi xét tuyển

Ngày 1/8, các trường đại học, cao đẳng bắt đầu xét tuyển nguyện vọng một nhưng đến nay vẫn chưa hình dung phần mềm của Bộ Giáo dục sẽ hỗ trợ như thế nào. Trong khi đó phổ điểm ít có sự phân hóa, lại có gần 200 trường xét tuyển bằng học bạ THPT.

Ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinhvà Dịch vụ đào tạo, Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM cho biết, những năm trước, thí sinh nộp hồ sơ vào các trường rồi mới thi tuyển. Do đó, cách tính điểm chuẩn, phân bổ chỉ tiêu, xét tuyển đều được các trường chủ động làm.

“Năm nay, sử dụng phần mềm xét tuyển chung của Bộ nên mọi thứ mới mẻ. Các trường chỉ biết phần mềm qua tập huấn chứ chưa chạy thử", ông Sơn nói và cho biết thêm những trường tốp trên và giữa sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi tỷ lệ ảo. Tuy nhiên, lượng ảo sẽ tập trung vào 200 trường xét tuyển bằng học bạ.
“Rất nhiều em tham dự kỳ thi THPT quốc gia nhưng vẫn xét tuyển đại học bằng học bạ. Nhưng dữ liệu tuyển sinh bằng học bạ không được đưa vào phần mềm tuyển sinh chung của Bộ. Do đó, sẽ có nhiều thí sinh trúng tuyển bằng cả 2 phương thức nên tỷ lệ ảo sẽ rất lớn”, ông Sơn nói.

Trường đại học lúng túng khi xét tuyển

Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào Đại học Sài Gòn năm 2014.

Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh và Truyền thông, Đại học Công nghệ TP HCM Nguyễn Quốc Anh cho rằng, việc xét tuyển năm nay giống như người mù đi trong đêm. Những năm trước, đại học này có khoảng 14.000 thí sinh dự thi. Chấm xong, trường thu được dữ liệu khoảng 6.000 em có tổng điểm 3 môn trên điểm sàn của Bộ. Chỉ cần tính điểm chuẩn, trường tuyển 60% chỉ tiêu. Nhưng năm nay trường mới có hơn 500 hồ sơ xét tuyển bằng học bạ.
“Chúng tôi rất lo lắng. Chỉ tiêu của trường năm nay là 5.100. Chắc chắn trường sẽ xét hết 4 đợt cho đến khi đủ chỉ tiêu”, ông Quốc Anh nói.
Đại học Nông lâm TP HCM sẽ xét tuyển 30 ngành và 54 chuyên ngành bằng 4 khối A, A1, B, D1. “Phổ điểm năm nay không có sự phân hóa nên nhiều thí sinh sẽ trúng tuyển bằng một mức điểm. Trường dự định đưa tiêu chí phụ để phân loại thí sinh nhưng Bộ không cho nên chưa biết làm như thế nào”, ông Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo nói.
Dự kiến, điểm chuẩn vào Đại học Nông lâm TP HCM sẽ tăng hơn năm trước 2 điểm. Các khối A, A1, D sẽ lấy ở mức 20 điểm và khối B là 22 điểm. Trường chỉ xét nguyện vọng một chứ không xét nguyện vọng bổ sung. Điều trường này băn khoăn là không biết sử dụng phần mềm nào.
“Năm nay, Bộ yêu cầu tất cả trường phải xét tuyển theo phần mềm chung. Nó mới mẻ nên chưa biết hiệu quả ra sao. Trong khi đó, hơn 10 năm qua phần mềm xét tuyển của trường chạy rất ổn định và không có sai sót”, ông Lý cho biết.
Ông Lý cũng lo lắng khi rút hồ sơ các trường có thực hiện đúng quy định là xóa dữ liệu của thí sinh đó để trường sau nhập vô hay không. Mỗi thí sinh được xét 4 ngành trong một trường khiến việc xác định thí sinh trúng tuyển từng ngành sẽ rắc rối hơn, đòi hỏi các trường phải tính toán rất kỹ. Để đảm bảo quyền lợi các em, những trường sử dụng phần mềm chung chỉ nhập dữ liệu của thí sinh có giấy chứng nhận kết quả thi bản gốc và 3 ngày phải cập nhật một lần để tránh sai sót.
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP HCM) đã cho thí sinh nộp hồ sơ trực tuyến trên website. Ông Phạm Tấn Hạ, Trưởng phòng Đào tạo cho biết, việc này sẽ giúp thí sinh làm quen với công tác xét tuyển và trường đỡ mất thời gian nhập dữ liệu. “Khi thí sinh gửi phiếu điểm qua đường bưu điện, trường mới đẩy thông tin lên phần mềm của Bộ. Tôi chỉ lo phần mềm xét tuyển chạy có ổn định hay không”, ông Hạ nói.
Trong khi đó, Đại học Cần Thơ sẽ xây dựng phần mềm tuyển sinh riêng chứ không dụng phần mềm của Bộ Giáo dục. Hiệu phó Đỗ Văn Xê cho biết, việc này giúp trường xét tuyển một cách chủ động, không phụ thuộc vào dữ liệu chung. Thí sinh có thể nộp hồ sơ trực tuyến rồi gửi bản gốc giấy chứng nhận kết quả thi đến trường bằng đường bưu điện.
“Trường chỉ xét tuyển một đợt từ kết quả thi do các trường đại học chủ trì. Kinh nghiệm cho thấy, chỉ cần trừ đi 20% thí sinh ảo là được”, ông Xê nói.
Ở nguyện vọng một, mỗi em được chọn 4 ngành trong một trường theo thứ tự ưu tiên. Trong quá trình xét tuyển, thí sinh được rút phiếu điểm để nộp qua trường khác. Không trúng tuyển ở đợt này, thí sinh còn 4 đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung.

Cộng đồng mạng "nóng" trước việc xem điểm thi khó khăn

Thay vì để các trường công bố điểm thi như trước đây, năm nay Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) duy nhất được quyền công bố điểm thi THPT quốc gia 2015. Điều này đã kéo theo nhiều phản ứng từ cộng đồng mạng.

Cộng đồng mạng 'nóng' trước việc xem điểm thi khó khăn - ảnh 1Sau khi tham dự kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh đang hồi hộp chờ kết quả điểm thi từ Bộ GD-ĐT


Trước đó, theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT, tất cả các cụm thi trên toàn quốc phải hoàn tất việc chấm thi và nộp dữ liệu điểm thi về Cụ Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (thuộc Bộ GD-ĐT) chậm nhất vào ngày 20.7. Bên cạnh đó, công văn vào ngày 16.7 của Bộ yêu cầu tất cả các cụm thi không được công bố kết quả, lưu giữ đĩa dữ liệu kết quả thi và Bộ sẽ công bố kết quả sau khi có đầy đủ dữ liệu điểm.

Sau đó một ngày, Bộ GD-ĐT ra thông báo cho biết, không cho các cụm thi công bố điểm thi. Các thí sinh có thể biết kết quả điểm thi theo 3 cách khác nhau, đó là giấy chứng nhận kết quả thi tại nơi đăng ký dự thi, tra cứu thông qua website của Bộ GD-ĐT là thi.moet.gov.vn hoặc moet.gov.vn và xem qua các báo điện tử đã đăng ký kết nối với Bộ.

Theo lý giải của Bộ GD-ĐT, điều này với mục đích để tất cả các thí sinh có thể tra cứu điểm thi của mình bắt đầu từ một thời điểm nhất định, tránh xảy ra trường hợp thí sinh ở cụm này biết trước, trong khi cụm kia biết sau gây cảm giác sốt ruột cho nhiều thí sinh.
Trao đổi với Thanh Niên Online, một chuyên gia đang làm việc trong lĩnh vực an ninh mạng cho biết, việc toàn bộ dữ liệu kết quả thi được đặt tại máy chủ của một đơn vị Bộ rồi công bố trên website của Bộ GD-ĐT sẽ dẫn đến việc nghẽn mạng. Bởi lẽ, có hơn một triệu thí sinh dự thi, nếu cùng một lúc có quá nhiều người truy cập thì hệ thống rất dễ bị sập.

Cộng đồng mạng 'nóng' trước việc xem điểm thi khó khăn - ảnh 2

Website của Bộ GD-ĐT “tê liệt” suốt buổi sáng 21.7


Điều này cũng đã dẫn đến việc trong suốt buổi sáng 21.7, trang web moet.gov.vn đã không thể truy cập. Ở thời điểm viết bài, cả hai trang web xem điểm thi của Bộ GD-ĐT hiện vẫn ở trạng thái nghẽn, không thể truy cập.

Phản ứng trước việc không thể truy cập được trang web xem điểm thi của Bộ GD-ĐT, bạn đọc Tien nhận xét: “Vấn đề nghẽn mạng là điều đã được cảnh báo trước, thế mà Bộ vẫn độc quyền về công bố kết quả”. Còn bạn Tuấn Nguyễn thì cho rằng: “Chưa có điểm đã không truy cập được website đó rồi, đến khi có điểm thì còn khó truy cập hơn, mà các thí sinh thi xong rồi rất là sốt ruột đợi điểm thi. Nên để các cụm thi công bố điểm như mọi năm có sai sót gì đâu mà năm nay lại thế nhỉ?".

“Tại sao không kiểm soát dữ liệu rồi cho các cụm thi công bố? Như thế sẽ đỡ nghẽn mạng và xảy ra sai sót”, đó là nhận định mànghiemxuanbao sau khi truy cập không được trang xem điểm của Bộ GD-ĐT.
Trên Facebook, bạn Thanh Quang cho biết, "cả tuần nay ăn ngủ không yên với ba cái vụ điểm này". Việc trang web liên tục truy cập khó khăn đã làm cho thí sinh lẫn các bậc phụ huynh càng thêm lo lắng.
Mặc dù vậy, cũng có một số ý kiến cho rằng việc đưa dữ liệu điểm thi về một mối rồi công bố là khá tốt, vì có thể tránh được những hành vi tiêu cực trong công tác công bố điểm thi, mặc dù có sự bất tiện trong việc truy cập trang web thường xuyên bị nghẽn. Bạn Nguyễn Văn Hòa đưa ra quan điểm của mình rằng, “Tôi hoàn toàn đồng ý với quyết định của Bộ. Làm như vậy sẽ loại bỏ hoàn toàn tiêu cực trong quá trình công bố, nhất là các trường an ninh, cảnh sát trước đây độc quyền không công bố điểm công khai trên mạng mà chỉ công bố tại trường, gây khó cho những thí sinh ở xa và nảy sinh tiêu cực trong quá trình công bố”.

14g30 ngày 22-7 công bố điểm thi THPT quốc gia

Bộ GD-ĐT vừa có thông báo về thời gian công bố điểm thi của kì thi THPT Quốc gia 2015. Theo đó vào đúng 14g30 chiều nay 22-7 sẽ có điểm.

Ngoài việc các Sở GD-ĐT gửi giấy báo điểm cho thí sinh theo địa chỉ thí sinh nộp hồ sơ dự thi, thí sinh có thể tra cứu kết quả thi tại trang web của Bộ GD-ĐT tại địa chỉ http://thi.moet.gov.vn, hoặc tra cứu trên Kênh tuyển sinh.

Để xem điểm thi, thí sinh nhập số báo danh và mã xác nhận vào các ô như hình bên dưới:

14g30 ngày 22-7 công bố điểm thi THPT quốc gia

Giao diện tra cứu điểm thi THPT Quốc gia 2015

Ngoài ra thí sinh cũng có thể xem điểm thi bằng cách đăng nhập vào tài khoản từ địa chỉ http://thisinh.thithptquocgia.edu.vn.
Với cách đăng nhập này, thí sinh phải nhập số CMND, mã đăng nhập (được cấp lúc thí sinh làm thủ tục dự thi) và mã xác nhận (trong khung màu xanh).
Nếu quên mã đăng nhập, thí sinh bấm vào ô Quên mã đăng nhập, hệ thống sẽ gửi mã đăng nhập cho thí sinh qua địa chỉ email mà thí sinh đã đăng ký.

Danh sách các địa chỉ để thí sinh xem điểm thi THPT quốc gia

Bộ Giáo dục - Đào tạo vừa thông báo kế hoạch công bố điểm thi THPT quốc gia năm 2015. Theo đó, từ 14 giờ 30 chiều nay (22.7), thí sinh bắt đầu xem được điểm thi không chỉ tại các website của bộ mà còn tại website của một số trường ĐH chủ trì cụm thi cũng như các báo đã đăng ký kết nối với bộ.

Cụ thể như sau:
  • Bộ Giáo dục - Đào tạo: http://thi.moet.gov.vn
  • Đại học Thái Nguyên: http://tuyensinh.tnu.edu.vn, dành cho thí sinh thuộc các tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu, Lào Cai, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Yên Bái, Sơn La, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Bắc Giang, Điện Biên.
  • Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội: http://thi.hust.edu.vn và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: http://thpt2015.hnue.edu.vn, dành cho thí sinh thuộc các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hoà Bình, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình.
  • Trường Đại học Vinh: diemthi.vinhuni.edu.vn, dành cho thí sinh thuộc các tỉnh: Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.
  • Đại học Đà Nẵng: http://thi.ud.edu.vn, dành cho thí sinh thuộc các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Bình Định, Gia Lai, Phú Yên, Đắk Lắk, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Bình Phước, Đắk Nông.
  • Trường Đại học Nông lâm TPHCM: http://ts.hcmuaf.edu.vn và Trường Đại học Sư phạm TPHCM: http://tuyensinh.hcmup.edu.vn, dành cho thí sinh thuộc các tỉnh, thành phố: TP.HCM, Bình Dương, Ninh Thuận, Tây Ninh, Bình Thuận, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu.
  • Trường Đại học Cần Thơ: http://thidbscl.ctu.edu.vn, dành cho thí sinh thuộc các tỉnh, thành phố: Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang.

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

Chỉ Bộ GD-ĐT mới được công bố kết quả thi THPT quốc gia

Chỉ có Bộ Giáo dục - Đào tạo mới được công bố kết quả thi là khẳng định của đại diện bộ này tại cuộc họp giao ban hàng tuần với lãnh đạo các cơ quan báo chí do Ban Tuyên giáo T.Ư tổ chức sáng nay 21.7 tại Hà Nội.

Bo_Giao_duc_cong_bo_ket_qua_thi
Giám khảo đang chấm thi tại Cụm thi Trường ĐH Thủy lợi

Theo Bộ Giáo dục - Đào tạo, kỳ thi năm nay có nhiều đổi mới, trong đó nét nổi bật là hướng tới hai mục tiêu: vừa xét tốt nghiệp, vừa xét tuyển sinh đại học - cao đẳng. Kỳ thi có hơn một triệu thí sinh đăng ký dự thi, trong đó 72% số thí sinh đăng ký dự thi sử dụng kết quả để xét tuyển ĐH, CĐ, số còn lại chỉ để xét tốt nghiệp. Do đó cơ sở dữ liệu kết quả thi phải được lưu trữ an toàn và bảo mật trên hệ thống. Trước đó, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có nhiều văn bản khẳng định chỉ có bộ này mới được công bố kết quả thi cho thí sinh, tuy nhiên công bố như thế nào vẫn còn là một thông tin mơ hồ đối với các thí sinh.
Cũng trong cuộc họp giao ban nói trên, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã giải thích các phương thức mà bộ này sẽ dùng để thông báo điểm thi tới thí sinh: 1/ Thông qua tài khoản cá nhân của mỗi thí sinh trên hệ thống phần mềm quản lý thi THPT quốc gia; 2/ Thông qua các giấy báo kết quả thi (theo hướng dẫn của bộ về thực hiện quy chế thi thì thí sinh sẽ được nhận các giấy báo này sau khi có kết quả thi trên toàn quốc từ 5 đến 10 ngày - NV); 3/ Thông qua website của Bộ Giáo dục - Đào tạo theo địa chỉhttp://thi.moet.gov.vn.
Đại diện Bộ Giáo dục - Đào tạo cam kết: “Tất cả các hình thức tra cứu kết quả thi đều miễn phí, Bộ Giáo dục - Đào tạo không thu bất kỳ khoản phí nào cho việc tra cứu kết quả thi. Bộ Giáo dục - Đào tạo là đơn vị duy nhất quản lý và chịu trách nhiệm về tính chính xác, bảo mật của cơ sở dữ liệu kết quả thi. Mọi thông tin các thí sinh nhận được khi tra cứu kết quả chỉ gồm những thông tin của Bộ Giáo dục - Đào tạo, thông tin cá nhân và kết quả thi của thí sinh, không kèm theo bất kỳ thông tin nào khác của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân…”.
Về việc “phối hợp” với các báo, đài trong việc giúp thí sinh tra cứu điểm thi, đại diện Bộ Giáo dục - Đào tạo khẳng định là “hoan nghênh”, và bình đẳng, hoàn toàn miễn phí. “Bộ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị có nhu cầu cùng tham gia việc hỗ trợ thí sinh tra cứu kết quả thi với phương thức nói trên”, vị đại diện này cho biết. Tuy nhiên, việc “tạo điều kiện” chỉ ở mức độ cho phép các báo dẫn đường link tới website mà bộ dùng để công bố điểm thi.

Làm gì sau khi biết kết quả thi THPT quốc gia?

Câu hỏi này nếu đặt ra ở các năm trước thì sẽ bị coi là ngớ ngẩn nhưng năm nay lại hết sức quan trọng vì đây là lúc thí sinh sẽ quyết định chọn ngành, trường ĐH. Nếu không cẩn trọng, có khi thí sinh không vào được trường học như ý nguyện.
Làm gì sau khi biết kết quả thi?

Theo dõi việc xét công nhận tốt nghiệp

Theo kế hoạch tuyển sinh, trước ngày 27.7 các sở GD-ĐT sẽ hoàn thành việc xét công nhận tốt nghiệp THPT. Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Trưởng ban Đào tạo ĐH và sau ĐH, ĐH Quốc gia TP.HCM, cho biết sau khi biết kết quả thi THPT quốc gia, điều thí sinh (TS) cần lưu ý đầu tiên là theo dõi thông tin từ các sở GD-ĐT về việc xét công nhận tốt nghiệp trước khi tiến hành nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 1 vào các trường ĐH, CĐ.
Cũng theo tiến sĩ Chính, chỉ những TS đỗ tốt nghiệp THPT mới được tham gia nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 1 từ ngày 1 - 20.8. Theo quy định, hồ sơ đăng ký xét tuyển gồm: giấy chứng nhận kết quả thi bản gốc, phiếu đăng ký xét tuyển và phong bì dán sẵn tem ghi rõ địa chỉ liên lạc. TS sẽ nhận giấy chứng nhận kết quả thi tại nơi đăng ký dự thi, còn phiếu đăng ký xét tuyển có thể in trực tiếp từ website các trường hoặc nhận trực tiếp tại trường.

Thận trọng tổ hợp môn mới

Theo ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên tuyển sinh Bộ GD-ĐT, muốn có cơ hội trúng tuyển cao, TS nên căn cứ điểm thi cụ thể để chọn tổ hợp môn có điểm cao nhất. Tuy nhiên, trước mắt nên chọn ngành theo sở thích. Đặt trường hợp ngành mình muốn học rơi vào tổ hợp môn có điểm cao nhất thì rất dễ dàng. Nhưng nếu ngành đó lại nằm ở tổ hợp môn có điểm không cao thì TS nên chọn ngành này ở các trường mọi năm có điểm chuẩn tương đương hoặc thấp hơn điểm của mình.
Khi xét tuyển theo tổ hợp môn, TS cần lưu ý theo quy định chung năm nay, các trường chỉ được dành 25% tổng chỉ tiêu toàn trường hoặc của từng ngành để xét tổ hợp môn mới. Vì vậy, TS sử dụng tổ hợp môn mới cần phải thận trọng. Vì ít chỉ tiêu, có thể điểm chuẩn của các ngành xét theo tổ hợp môn này sẽ cao hơn so với các tổ hợp môn khác.
PGS-TS Đỗ Văn Xê, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ, cho biết năm nay trường có nhiều ngành xét tuyển tổ hợp môn mới nhưng họa hoằn lắm TS mới nên chọn tổ hợp môn mới để nộp hồ sơ xét tuyển. Nếu chênh lệch điểm của tổ hợp này so với tổ hợp truyền thống không nhiều thì TS nên chọn theo tổ hợp truyền thống. Chỉ khi điểm tổ hợp môn mới cao hơn rất nhiều mới nên chọn. Vì các trường ưu tiên xét TS ở tổ hợp truyền thống trước nên cơ hội của TS chọn tổ hợp mới là 0 - 25% chứ không phải là 25% nữa.
Tiến sĩ Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho biết đầu tiên TS nên chọn ngành theo sở thích của mình. Nếu điểm thi của tổ hợp môn cao hơn mức điểm tối thiểu trường mình muốn xét tuyển công bố thì có thể mạnh dạn nộp hồ sơ. Nếu không đủ điểm, có thể nộp hồ sơ vào ngành mình yêu thích ở một trường khác cùng đào tạo có điểm tối thiểu thấp hơn.

Cơ hội vào ĐH cho thí sinh thi cụm địa phương

Theo ông Nguyễn Quốc Cường, vào thời điểm này, TS thi tại cụm thi địa phương vẫn có thể vào học tại các trường ĐH theo diện xét tuyển học bạ.
Theo đề án tuyển sinh riêng, có trường dành đến 50% chỉ tiêu để xét tuyển học bạ, tạo nhiều cơ hội cho TS. Ngoài ra, hầu hết các trường xét học bạ đều là trường ngoài công lập, điểm xét tuyển sẽ không căng thẳng hơn so với cách xét theo điểm thi THPT quốc gia.
Các ngành khối năng khiếu, ngoài việc xét 2 môn văn hóa theo học bạ THPT, ở môn năng khiếu, TS còn phải tham gia kỳ thi do các trường tổ chức hoặc nộp kết quả thi từ trường khác để xét tuyển.

1/8 bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển đại học

Dự kiến trước 1/8 Bộ GDĐT sẽ xác định ngưỡng xét tuyển để các trường ĐH, CĐ bắt đầu nhận hồ sơ.

Sau ngày 20/7, khi các cụm thi đã báo cáo kết quả thi đầy đủ, Bộ GDĐT sẽ hoàn thiện cơ sở dữ liệu, công bố kết quả thi thống nhất trong toàn quốc. Sau đó các sở GDĐT tiếp nhận dữ liệu kết quả thi của thí sinh thuộc địa phương mình để xét tốt nghiệp THPT.

Trước đây khi tổ chức thi "3 chung", điểm sàn được cân nhắc để vừa đảm bảo chất lượng vừa đảm bảo nguồn tuyển cho tất cả các trường trong cả nước. Năm nay ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào liên quan chủ yếu đến việc xét tuyển và chỉ tiêu của những trường tuyển sinh dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia.

Dự kiến từ 20 – 31/7, Hội đồng xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sẽ họp thảo luận đưa ra nguyên tắc xác định ngưỡng điểm xét tuyển đơn giản nhất, phù hợp nhất để các trường dễ áp dụng chung cho tất cả các tổ hợp xét tuyển.

Theo kế hoạch, từ 1/8 các trường bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển đợt 1. Đợt xét tuyển đầu tiên này rất quan trọng vì các trường thường tuyển hơn 70% chỉ tiêu trong đợt này. Thí sinh chỉ được nộp hồ sơ vào một trường với 4 nguyện vọng vào các ngành khác nhau của trường này.

Trong thời gian xét tuyển đợt 1, thí sinh theo dõi thông tin thống kê của trường để quyết định thay đổi nguyện vọng hay rút hồ sơ để nộp sang trường khác có khả năng trúng tuyển cao hơn. Việc thay đổi nguyện vọng xét tuyển vào ngành có thể thực hiện đơn giản nhưng việc rút hồ sơ sẽ bất tiện hơn nhiều nên thí sinh phải cân nhắc việc chọn trường thật kỹ trước khi nộp hồ sơ.

Các đợt còn lại, thí sinh có thể nộp cùng lúc 3 giấy báo kết quả thi nên số ảo sẽ rất nhiều, cơ hội trúng tuyển của thí sinh sẽ thấp hơn.