Cao đẳng dược @ Hà Nội tuyển sinh

Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

Tuyển sinh đại học kiểu mới: Biết kết quả khi vừa thi xong

Những thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh bằng bài thi đánh giá năng lực vào Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội ngày 30-5 biết luôn kết quả khi vừa kết thúc làm bài.
Tuyển sinh đại học kiểu mới: biết kết quả khi vừa làm xong
Thí sinh xếp thành hàng dọc theo từng phòng thi đã được sắp xếp từ trước

Các thí sinh không cần về nhà tìm đáp án hoặc tra trên mạng sau khi thi rồi chờ chừng 20 ngày để biết kết quả như kỳ tuyển sinh ĐH lâu nay nữa.

Bước ra khỏi phòng thi, Vũ Thị Quỳnh Anh (THPT Bình Giang, Hải Dương) thông báo ngay với mẹ điểm số 92 mình đạt được sau 195 phút làm bài thi.
“Không phải thi từng môn rồi chờ đợi sang buổi khác, ngày khác để thi tiếp các môn còn lại, lần này thi vào ĐHQG Hà Nội mình chỉ phải làm một bài thi tổng hợp đầy đủ các câu hỏi ở nhiều môn học” - Quỳnh Anh nói.
Đề thi gần với cuộc sống
Nhiều thí sinh ví von đi thi ĐH hao hao giống tham gia một số... trò chơi trên truyền hình. Tất cả câu hỏi đều ở dạng trắc nghiệm, đề có gợi ý sẵn và thí sinh chỉ cần chọn phương án đúng.
“Có câu chỉ yêu cầu tìm từ khác biệt với các từ còn lại: đỏ au, đỏ thắm, đỏ tía, đỏ đen” - một nam thí sinh đến từ Nam Định nói.
Mai Thị Phương Anh (Hà Nội) - dự định đăng ký xét tuyển vào Khoa luật - nhớ như in một câu hỏi mà theo Phương Anh chưa từng xuất hiện trong một đề thi tuyển sinh ĐH nào của các năm trước khi lĩnh vực được đề cập thuộc về môn... giáo dục công dân.
“Trong đề thi của mình, một tình huống được đặt ra là có người lập Facebook với mục đích nói xấu người khác, đưa những hình ảnh không tốt, có tính chất bôi nhọ người khác lên Facebook. Khi biết xuất hiện Facebook này và bị mọi người bàn tán, người bị bôi nhọ đó đã có ý định tự tử, nhưng may mắn gia đình phát hiện kịp thời, ngăn lại được.
Người mẹ muốn kiện ra tòa thì cần xác định hành vi của những người lập Facebook với dụng ý xấu, bôi nhọ người khác là vi phạm quyền gì. Mình đã chọn đáp án vi phạm danh dự, quyền bí mật đời tư của cá nhân” - Phương Anh nói.
Trong khi đó, T.Anh - thí sinh dự định đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Công nghệ, ĐHQG Hà Nội - vui vẻ chia sẻ bài làm của mình đã đạt 115 điểm dù trước đó chưa từng làm bài thi thử lần nào.
“Đề thi của mình yêu cầu tìm lỗi trong câu văn: “Nếu đồ xôi sắn theo kiểu truyền thống thì xôi phải đồ trong chõ gỗ thủ công, chứ không bao giờ dùng chõ kim loại”.
Hóa ra, lâu nay có thể mình vẫn vô tư dùng cách nói trên mà không biết rằng lỗi câu nằm ở chính từ “trong”. Từ thay thế chính xác cho từ “trong” ấy phải là “bằng”, đồ xôi bằng chõ, chứ không phải đồ xôi trong chõ” - T.Anh nói.

Đảm bảo công bằng cho mọi thí sinh

Trước kỳ thi, ĐHQG Hà Nội đã công bố đề thi thử và cho phép thí sinh đăng nhập một cách dễ dàng để làm bài thi thử trên hệ thống, làm quen với phương thức làm bài hoàn toàn trên máy tính và chấm điểm bằng máy tính.
Tuy nhiên, dù phần lớn thí sinh đều đã làm quen với bài thi thử, nhưng khi làm bài thật vẫn không tránh khỏi bỡ ngỡ khi tiếp cận một phương thức thi hoàn toàn mới.
Không chỉ thí sinh phải làm quen với cách thi mới mà chính ĐHQG Hà Nội cũng phải tập trung nguồn lực mạnh mẽ để vận hành một kỳ thi riêng hoàn toàn khác với thi “ba chung” trước đây.
Gần 7.500 máy tính được sử dụng cùng hơn 1.000 cán bộ được huy động cho mỗi ca thi. Bốn ngày thi từ 30-5 đến 2-6 được chia thành tám ca với tổng số thí sinh đăng ký dự thi hơn 45.000.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Sái Công Hồng - giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQG Hà Nội - cho biết mỗi thí sinh làm một đề thi riêng do máy tính tổ hợp từ bộ cơ sở dữ liệu đề nguồn.
Hệ thống máy tính sẽ lọc câu hỏi đảm bảo các câu hỏi đã được sử dụng ở ca thi trước sẽ không lặp lại ở các ca thi sau đó trong bất kỳ đề thi nào để đảm bảo tính công bằng cho mọi thí sinh.
Tuy nhiên, với bài thi đánh giá năng lực, nhiều thí sinh cho rằng phạm vi đề thi tương đối rộng, có cả lớp 10, lớp 11, trong khi lâu nay làm thử bài thi tuyển sinh các năm trước và ôn thi THPT quốc gia năm nay, học sinh chủ yếu tập trung kiến thức lớp 12 mà ít chú ý đến kiến thức các năm học trước đó.
Một số thí sinh cho biết các em chỉ tập trung học kiến thức lớp 12, nên dù tập trung ôn khối C vẫn... bó tay trước những câu hỏi lịch sử về phong trào Cần Vương từ lớp 11.
Trả lời băn khoăn này, lãnh đạo ĐHQG Hà Nội khẳng định đây là kỳ thi đánh giá năng lực, kiểm tra kiến thức thí sinh một cách tương đối toàn diện. Thí sinh không nên học lệch, học tủ.
Trước kỳ thi, nhà trường đã thông báo rất rõ cơ cấu kiến thức trong phần bắt buộc được phân bổ: 10% kiến thức trong chương trình lớp 10, 20% kiến thức chương trình lớp 11 và 70% kiến thức chương trình lớp 12.
Tuyển sinh đại học kiểu mới: biết kết quả khi vừa làm xong
Một trong những thí sinh đầu tiên rời khỏi phòng thi.

Năm 2016: có thể thi tuyển sinh hằng tháng

Đây là thông tin được ông Nguyễn Kim Sơn - phó giám đốc ĐHQG Hà Nội - thông báo tại buổi trao đổi với báo chí sáng 30-5.
Theo ông Sơn, kỳ thi tuyển sinh 2015 bằng bài thi đánh giá năng lực chỉ được tổ chức hai đợt vì trường chưa đủ điều kiện để tổ chức nhiều đợt hơn.
Song dự kiến từ năm 2016, kỳ thi tuyển sinh bằng bài thi đánh giá năng lực vào ĐHQG Hà Nội có thể tổ chức hằng tháng ở nhiều địa phương khác nhau trên cả nước. Kết quả kỳ thi này của thí sinh vẫn được sử dụng để xét tuyển vào trường trong thời hạn hai năm.
Với kỳ tuyển sinh riêng hoàn toàn khác biệt với kỳ thi chung do Bộ GD-ĐT tổ chức, ĐHQG Hà Nội cũng áp dụng nhiều điểm mới trong công tác tuyển sinh.
Theo đó, thí sinh dự thi đánh giá năng lực sẽ không được quyền yêu cầu phúc khảo như ở các kỳ thi tuyển sinh ĐH trước đây.
Theo kế hoạch, điểm bài thi năng lực sẽ được ĐHQG Hà Nội thống kê và công bố toàn bộ trên website vào ngày 6-6 để các trường bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển từ ngày 8-6. Cuối tháng 6, các trường sẽ công bố kết quả trúng tuyển.
Những thí sinh tốt nghiệp THPT từ năm 2014 trở về trước nếu đủ điểm trúng tuyển sẽ đủ điều kiện nhập học ngay. Riêng những thí sinh đang học lớp 12 cần chờ thêm kết quả thi THPT quốc gia, phải được công nhận tốt nghiệp THPT mới đủ điều kiện nhập học.
Bài thi tính điểm thế nào?
Bài thi đánh giá năng lực gồm 140 câu và được tính điểm tối đa 140 điểm. Thí sinh cũng không phải chờ đợi để trường tính toán điểm sàn mà đã được thông báo từ trước nếu đạt từ 70 điểm trở lên sẽ đủ điều kiện đăng ký xét tuyển vào các ngành đào tạo (riêng thí sinh thi vào Trường ĐH Ngoại ngữ sẽ phải thi bài thi ngoại ngữ trên phiếu thi trắc nghiệm như các kỳ tuyển sinh “ba chung” trước đây và thí sinh chỉ đủ điều kiện đăng ký xét tuyển khi đồng thời đạt tối thiểu 70/140 điểm trở lên ở bài thi đánh giá năng lực và từ 4/10 điểm trở lên đối với môn thi ngoại ngữ).
Đề thi đánh giá năng lực bao gồm hai phần trắc nghiệm: phần bắt buộc và phần tự chọn. Phần bắt buộc gồm hai phần: tư duy định lượng (kiến thức toán) và tư duy định tính (kiến thức ngữ văn).
Ở phần tự chọn, thí sinh chọn một trong hai nội dung: kiến thức khoa học tự nhiên (gồm vật lý, hóa học, sinh học) hoặc kiến thức khoa học xã hội (gồm lịch sử, địa lý, giáo dục công dân).
Thí sinh lần lượt làm hết phần bắt buộc, sau đó làm phần tự chọn. Kết quả thi của thí sinh được tính bằng tổng số câu trả lời đúng trong bài thi. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, câu trả lời sai hoặc không trả lời không được điểm. Tổng điểm toàn bài là 140 điểm.

Tuyển sinh 2015: Hào hứng với kỳ thi đánh gia năng lực

Tuyển sinh 2015: Đúng 7 giờ sáng nay (30.5), hơn 45.000 thí sinh bắt đầu bước vào kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức.
img_1780_xdpe Các thí sinh phấn khởi sau bài thi ngoại ngữ sáng nay tại điểm thi trường Đại học Quốc gia Hà Nội
 
2/3 thí sinh chỉ làm 1 bài thi duy nhất, thời gian làm bài 195 phút (một ca). 1/3 còn lại thi thêm một ca ngoại ngữ. Bài thi được thực hiện trên máy tính tại các phòng thi tiêu chuẩn. Mỗi thí sinh làm một đề thi riêng do máy tính tổ hợp từ bộ cơ sở dữ liệu đề nguồn.Ông Nguyễn Kim Sơn, Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết kỳ thi được tổ chức thành 8 ca trong 4 ngày (từ hôm nay tới hết 2.6), thêm 1 ngày dự phòng.

Đề ngoại ngữ không khó

Đến 9 giờ 45 phút sáng nay, các thí sinh thi ngoại ngữ đã hoàn thành bài thi của mình. Nhiều thí sinh nhận định đề thi tiếng Anh giống như những bài thi đại học khối D năm ngoái.
Tạ Thị Trang (học sinh trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh) cho biết đề thi ở mức độ bình thường, phần đọc hiểu thì hơi khó vì có nhiều từ mới. Em khá hài lòng bài làm của mình với khoảng 80%, tương đương với 8 điểm.
Vũ Huyền Trang (học sinh THPT Đông Thụy Anh, Thái Bình) cho biết quy chế tuyển sinh đổi mới nhưng cấu trúc đề thi không thay đổi, với 80 câu trắc nghiệm em làm đúng chắc chắn được 50 câu, một số câu còn phân vân.
Nguyễn Thị Phương Anh, THPT Chu Văn An, Hà Nội đánh giá đề thi tiếng Pháp khá đơn giản, nhẹ nhàng với thí sinh.
Với 80 câu trắc nghiệm của phần thi ngoại ngữ, nhiều thí sinh cho rằng phần đọc hiểu có tính phân bậc, khó hơn so với các phần thi khác.
Nguyễn Thị Hương Nhài, học sinh THPT Đông Hưng Hà, Thái Bình nói: “Em làm được khoảng 70 - 80% bài thi. Em thấy đề thi ở mức độ không quá khó, học sinh có năng lực khá cũng có thể làm được 60%”.
Hơn 45.000 thí sinh thi đánh giá năng lực: Hào hứng với cách thi mới
Các thí sinh trao đổi sau khi hoàn thành bài thi môn ngoại ngữ

Nhẹ nhõm với 140 câu trong bài thi đánh giá năng lực chung

*11 giờ 30 phút, các thí sinh tham gia bài thi đánh giá năng lực kết thúc giờ làm bài. Các thí sinh khá hào hứng khi kết thúc bài thi đã biết điểm số của mình ngay.
Thí sinh Phan Văn Cường, THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh cho biết đề thi không khó, bám sát nội dung học trong 3 năm lớp 10, lớp 11 và 12. Các câu hỏi toán khó, đề văn gắn với nội dung trong học, phần tiếng Việt có những câu hỏi lạ ví dụ cho 4 từ, chọn 1 điền vào chỗ trống cho đúng với một câu văn cho trước.
Cường được 81/140 điểm.
Thí sinh Đỗ Tiến Công, THPT Gia Viễn B, Ninh Bình cho biết được 94 điểm/140 điểm. Đỗ Tiến Công nhận định tổng thể bài thi có độ logic, liên kết với nhau, vừa khó vừa dễ. Phần toán khó có các câu hỏi liên quan hình học, min - max trong đại số.
 
Phần vật lý khó ở các câu hỏi liên quan đến điện xoay chiều và điện từ.
Ông Nguyễn Kim Sơn, Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho hay  Ngân hàng dữ liệu đề thi của Đại học Quốc gia hiện có 4.000 câu hỏi, đảm bảo xây dựng được cho mỗi thí sinh một đề thi riêng trong mùa tuyển sinh 2015.
Đề thi trắc nghiệm bao gồm 2 phần: bắt buộc và tự chọn. Độ khó của các câu hỏi mỗi phần được phân định theo tỷ lệ: 20% ở cấp độ dễ, 60% trung bình và 20% ở cấp độ khó. Tổng số câu hỏi phải thực hiện là 140 câu. Cơ cấu kiến thức trong phần bắt buộc được phân bổ cụ thể: 10% trong chương trình lớp 10; 20% lớp 11; 70% lớp 12.
Phần bắt buộc gồm 2 phần tư duy định lượng, định tính. Phần tư duy định lượng (kiến thức toán) gồm 50 câu hỏi với thời gian hạn định là 80 phút. Các câu hỏi của phần này dạng trắc nghiệm 4 lựa chọn hoặc câu hỏi điền giá trị số. Phần tư duy định tính (kiến thức ngữ văn) gồm 50 câu hỏi với thời gian hạn định là 60 phút. Tất cả các câu hỏi của phần này đều có dạng trắc nghiệm 4 lựa chọn.
Với phần tự chọn, thí sinh chọn 1 trong 2 nội dung: Khoa học tự nhiên (gồm lý, hóa, sinh); Khoa học xã hội (gồm sử, địa, giáo dục công dân), thời gian hạn định là 55 phút.

Tuyển sinh 2015: Đề thi đánh giá năng lực không quá khó

Tuyển sinh 2015: Hơn 7.000 máy tính được huy động trong buổi thi đánh giá năng lực đầu tiên vào Đại học Quốc gia Hà Nội sáng nay. Nhiều thí sinh cho biết, đề thi không quá khó và không đánh đố.

Sau giờ thi đánh giá năng lực trên máy tính vào Đại học Quốc gia Hà Nội, nhiều thí sinh cho biết, kỷ luật phòng thi nghiêm túc. Vì mỗi người một đề thi nên không thể trao đổi hay copy bài của người khác.
Về đề thi đánh giá năng lực mùa tuyển sinh 2015, Nguyễn Thị Minh Anh (THPT Quang Trung, Hải Dương) chia sẻ: “Em mạnh về phần thi tư duy định lượng nhưng gặp khó khăn ở tích phân (trong 6 câu hỏi có 3 câu khó). Phần tư duy định tính chủ yếu có hai đoạn văn nằm ngoài chương trình sách giáo khoa”.
Kết quả chấm trên máy tính của Minh Anh là 89/140 điểm.

Đề thi đánh giá năng lực không quá khó
Thí sinh sau giờ làm bài thi sáng 30/5. Ảnh: Lê Hiếu.

Theo nữ sinh Phương Anh (Hà Nội), trong hai phần thi, định lượng khó hơn, nhất là phần tích phân. “Đề thi khá mới nhưng do đã được làm quen trên đề mẫu nên em không gặp khó khăn. Trong phần định tính, có một số đoạn văn em chưa gặp, như vấn đề ô nhiễm tiếng ồn trong đời sống”.

Lựa chọn những câu hỏi thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, Trần Thùy Dương (THPT Chuyên Vĩnh Phúc) nhận định: "Đề thi nằm trong phần đã học, kiến thức dàn trải từ lớp 10 đến 12. Môn Toán chủ yếu hỏi về hình học phẳng và tính thể tích. Em làm phần giải phương trình, tính nghiệm khá nhanh”.

Cũng theo Dương, phần Ngữ văn không khó; câu hỏi môn Lịch sử và Địa lý tập trung vào số liệu. Bên cạnh đó, đề thi cập nhật các vấn đề nóng của xã hội như sự phát triển dân số, các nước EU... Do học khối D, Thùy Dương không tập trung trọng điểm những môn này. Nữ sinh cho biết, đạt 89 điểm.

Lê Hồng Dương (THPT Phạm Hồng Thái, Hà Nội) chọn phần kiến thức khoa học tự nhiên. Nam sinh nhận định, đề khá khó. "Môn Toán, kiến thức cơ bản nhưng rất rộng. Em gặp khó khăn trong những câu hỏi kiến thức lớp 11 - Điện trường và Cảm ứng từ ở môn Vật lý. Hóa học là thế mạnh nên em hoàn thành nhanh chóng".

Kết thúc bài thi, Dương đạt 115 điểm trên tổng số 140 câu.

Tại cụm thi Đại học Vinh (Nghệ An) Hội đồng coi thi chia ra làm 4 ca. Sáng 30/5, hơn 400 thí sinh tham gia buổi thi đánh giá năng lực đầu tiên và không ai vi phạm quy chế tuyển sinh 2015. 
Ghi nhận của Zing.vn , đến 11h30, các thí sinh mới kết thúc bài thi và ra khỏi phòng. Tâm lý các em khá thoải mái, hầu hết đánh giá đề vừa sức, phần tự nhiên khó hơn xã hội.

Nguyễn Văn Đức (THPT thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) cho biết: “Sau khi hoàn thành bài thi, em được 70 điểm. Các câu hỏi đưa ra không quá khó, nhưng đòi hỏi kiến thức bao quát tốt".

Còn Phan Thị Hà Giang (Hà Tĩnh) đánh giá: “Đề thi khá hay, tạo được tâm lý thoải mái cho thí sinh làm bài. Đặc biệt, cách thức thi trên máy tính yêu cầu thí sinh phải nắm được kiến thức tốt, bao quát toàn diện và trải dài ở cả quá trình học cấp ba”.

Giang cho biết mình làm được 96/140 điểm.

Kết thúc buổi thi đầu tiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, tổng số 7.236 máy tính được huy động sử dụng (cả chính thức và dự phòng), một số máy thi phát sinh lỗi do bị treo. Trong đó, một số thí sinh đăng nhập trước hoặc tự động thoát ra ngoài (quá 10 phút). Với những trường hợp này, nhà trường đều sắp xếp cho thí sinh thi vào ca tiếp theo.

Nhiều thí sinh đạt trên 70 điểm

Ca thi đầu tiên kỳ thi đánh giá năng lực phục vụ tuyển sinh Đại học Quốc gia Hà Nội đã kết thúc. Tuy rằng cách ra đề thi mới, thực hiện bài thi trên máy tính, nhưng nhiều thí sinh bước ra khỏi phòng thi với tâm trạng khá thoải mái.
Phan Mỹ Linh đến từ Trường THPT Phan Đình Phùng, quận Ba Đình cho hay, em làm được 80 câu hỏi đúng trên tổng số 140 câu. Các câu hỏi trong đề được ra sát với đề thi tuyển sinh ĐH của các năm trước, có độ khó hơn chút. “Em không gặp áp lực gì cả, bởi em muốn được trải nghiệm cách thi mới. Nhưng nếu kết quả thi đủ điều kiện xét tuyển vào các ngành của ĐHQGHN thì em sẽ đăng ký, bởi đây là ĐH top đầu trong cả nước’-Mỹ Linh dự tính.
Đi sâu vào nội dung các câu hỏi trong đề thi, em Phạm Ngọc Anh, đến từ Trường THPT Nguyễn Đức Khẩn, huyện Vũ Thư, Thái Bình cho biết, phần các câu hỏi Toán trong phần thi định tính rất khác so với đề thi minh họa của kỳ thi THPT quốc gia. Đề yêu cầu kiến thức bao trùm tất cả trong chương trình lớp 12, ngoài ra là một chút lớp 11 và 10.
Đối với phần thi tự chọn, nội dung thi khoa học tự nhiên cũng như khoa học xã hội có một số câu hỏi rất khó hiểu, buộc thí sinh phải khoanh bừa.
Nhưng có một điều mà nhiều bạn thí sinh đều cho biết là do chưa thực sự làm quen với cách làm bài trên máy tính, cũng như phân chia thời gian chưa hợp lý, tư duy phải nhanh, nên đã phải bỏ qua một vài câu hỏi. Vì, mỗi phần thi, đều có yêu cầu thời gian cụ thể. Nếu thí sinh làm không hết câu hỏi mà thời gian không còn, máy tính sẽ chuyển qua phần thi khác. Tất nhiên, thí sinh không được quay trở lại phần thi trước.
Theo ghi nhận của phóng viên, ca thi đầu tiên sáng nay, tại điểm thi ở ĐHQGHN có một số trường hợp thí sinh gặp phải sự cố do máy tính. Nguyễn Thị Kim Anh, học sinh Trường THPT Sóc Sơn (Hà Nội) thi tại phòng số 5 hơi oải vì lúc đầu không đăng nhập được vào máy tính, sau đó khi làm phần Tư duy định tính, thì máy tính không chịu triệt tiêu những câu hỏi Toán em đã làm được. Vì thời gian trục trặc diễn ra gần 30 phút nên giám thị đã chuyển em sang ca thi buổi chiều.
Kim Anh cho biết, phòng của em còn có 1 bạn nữa cũng bị trục trặc máy tính giống như em. Ngoài ra, còn có một số thí sinh khác cho biết, máy tính sử dụng có lúc không kết nối với máy chủ, bị mất mạng, chuột bị đơ đã được báo cáo cán bộ coi thi xử lý kịp thời.
Đối với đề thi môn Ngoại ngữ thi trắc nghiệm trên giấy, nhiều thí sinh cho  biết đề thi của ĐHQGHN khó hơn đề minh họa của kỳ thi THPT quốc gia. Nhưng, kiến thức chủ yếu ở trong chương trình lớp 12. Nguyễn Đức Vinh Hiển cho biết: “Có 7 - 8 câu hỏi được ra theo hình thức giao tiếp sử dụng tiếng lóng của người nước ngoài, mà bình thường đề thi của Bộ GD&ĐT chỉ có khoảng 3 câu. Em làm được 60 trên tổng số 80 câu hỏi, em hy vọng được khoảng 7-8 điểm.
Theo lịch, chiều nay, lúc 13 giờ các thí sinh sẽ có mặt tại phòng thi đánh giá năng lực để nghe phổ biến quy chế thi, 13 giờ 45 thí sinh bắt đầu làm bài và 17 giờ 15 thí sinh ký xác nhận vào phiếu kết quả thi.

Tuyển sinh 2015: Đề thi đánh giá năng lực yêu cầu thí sinh có kiến thức rộng

Tuyển sinh 2015: "Đề thi đánh giá năng lực yêu cầu thí sinh phải có kiến thức tổng hợp, toàn diện ở cả lớp 10, 11 và 12. Có nhiều câu hỏi mang tính ứng dụng cao", thí sinh Minh Anh nhận xét.
Sau 195 phút làm bài thi đánh giá năng lực, nhiều thí sinh tại điểm thi Đại học Quốc gia Hà Nội ra về với tâm trạng khá tốt. Nhận xét đề thi "dễ chịu" hơn so với đề tuyển sinh đại học các năm trước, Nguyễn Minh Anh (Tây Sơn, Hà Nội) cho biết đã được 81 trên tổng số 140 điểm.
Nam sinh này chia sẻ, ngoài những câu dễ dàng lấy điểm, có nhiều câu khó yêu cầu thí sinh vận dụng tổng hợp kiến thức mới làm được. Như trong Vật lý, câu hỏi yêu cầu tính độ tự cảm, cảm kháng của bếp điện khiến Minh Anh không làm được. Một số câu hỏi về Hoá, Sinh cũng làm em mất điểm."Các câu về khoa học xã hội đều ở mức cơ bản. Một đề thi tích hợp được nhiều kiến thức như thế em rất thích. Sau khi thi lại có điểm ngay, giúp em biết chính xác khả năng của mình", Minh Anh nói và cho biết sẽ tiếp tục cố gắng ở kỳ thi THPT quốc gia.
thisinhb.jpg
Sau 195 phút làm bài thi đánh giá năng lực sáng nay, nhiều thí sinh nhận xét đề thi hay, nhưng để đạt điểm cao không dễ. Ảnh: Hoàng Phương.
Từ Phú Xuyên (Hà Nội) xuống dự thi, thí sinh Vũ Thị Anh cho biết kiến thức đề thi yêu cầu trải rộng toàn bộ chương trình học phổ thông, nhiều nhất là lớp 12. Khác với hình dung của em, những câu hỏi môn Văn không tập trung vào tác phẩm lớn như đề truyền thống mà đi vào nội dung đơn giản, gần gũi, như cho một câu văn rồi yêu cầu xác định ý nghĩa và tìm lỗi sai về cú pháp, hay đề có những câu địa lý hỏi về kênh rạch.
"Câu hỏi yêu cầu thí sinh phải nắm kiến thức rộng, hiểu biết toàn diện. Em học khối D nên những câu về khoa học tự nhiên làm không tốt, vì vậy chỉ được 60 điểm. Em muốn xét tuyển sinh 2015 vào Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nên sẽ đăng ký dự thi đánh giá năng lực lần hai vào tháng 8. Tới đây, kỳ thi THPT quốc gia em cũng phải cố gắng làm bài thật tốt", nữ sinh cho biết.
Được bố đón ngay khi bước ra khỏi phòng thi, Phạm Trâm Anh cười rạng rỡ khoe đạt 85 điểm. Nữ sinh trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Long Biên, Hà Nội) vượt qua phần thi thuận lợi, tuy nhiên "phần bắt buộc môn Toán khá khó, để làm được 50 câu trong vòng 80 phút là hơi quá sức". Trâm Anh muốn vào Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nên chọn kiến thức xã hội Văn - Sử - Địa trong phần thi tự chọn. "Nếu vượt qua kỳ thi này, áp lực vào đại học của em đã giảm đi một nửa", nữ sinh cười nói.
Bước khỏi phòng thi với vẻ mặt buồn, em Nguyễn Thị Anh (Quế Võ, Bắc Ninh) cho biết chỉ được 60 điểm trong buổi thi đánh giá năng lực sáng nay. Thí sinh này ở phòng số 20, gặp trục trặc với máy tính trong quá trình làm bài. Khi gần hết thời gian thi kiến thức bắt buộc môn Toán, máy tính của Anh không kết nối được nên phải chuyển sang máy khác. Trục trặc này khiến em lo lắng nên bỏ luôn các câu còn lại của môn Toán để chuyển sang môn khác.
Chia sẻ về lần đầu tiên thi đánh giá năng lực, thí sinh này cho biết rất thích hình thức thi tích hợp, "nhưng nhiều câu hỏi của môn Văn yêu cầu tìm lỗi sai cú pháp khiến cho đề nhàm". Với 60 điểm, Nguyễn Thị Anh không đủ điều kiện vượt qua kỳ thi nên sẽ trở về tập trung ôn tập cho kỳ thi quốc gia.
Chiều nay và 3 ngày tiếp theo, những thí sinh còn lại tiếp tục làm bài thi đánh giá năng lực. Thí sinh chỉ thi một ca, làm một bài thi duy nhất và biết điểm ngay sau khi hoàn thành bài.
Lịch thi như sau:
Đợt thi
Ngày thi
Buổi thi
Môn thi
Đợt 130/5Từ 7hBài thi ĐGNLNgoại ngữ
Từ 13hBài thi ĐGNL 
31/5Từ 7hBài thi ĐGNL 
Từ 13hBài thi ĐGNL 
1/6Từ 7hBài thi ĐGNL 
Từ 13hBài thi ĐGNL 
2/6Từ 7hBài thi ĐGNL 
Từ 13hBài thi ĐGNL 
3/6Dự phòng

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

Làm sao để đạt điểm cao kỳ thi THPT quốc gia môn Sinh Học

Làm câu hỏi dễ trước; Tổng hợp công thức tính toán; Áp dụng lý thuyết; Vận dụng trí tưởng tượng... là những cách sẽ giúp bạn làm bài thi THPT quốc gia 2015 môn Sinh học đạt điểm cao.

Môn Sinh học vừa có đặc thù của một môn khoa học tự nhiên với những hệ thống lý thuyết tổng quát, với những công thức và hệ thống bài tập tương đối phức tạp vừa mang đặc thù của một môn khoa học thực nghiệm.
Nội dung kiến thức trong đề thi minh họa của kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 chủ yếu nằm ở chương trình lớp 12 nhưng để nắm vững và làm tốt được, đòi hỏi học sinh ôn thi tốt nghiệp - đại học phải có được hệ thống kiến thức nền có ở các cấp học và lớp học trước đó.


Trong khi làm bài, thí sinh cần lưu ý cách làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học đạt điểm cao sau đây:
1. Làm câu hỏi dễ trước: Thí sinh cần rèn luyện kỹ năng đọc lướt qua một lần tất cả các câu hỏi. Câu dễ, dạng câu quen thuộc hoặc câu nắm vững kiến thức chọn làm trước. Câu khó, chưa vững kiến thức hoặc dạng câu chưa gặp bao giờ thì làm sau. Không nên quá chú trọng vào những câu hỏi khó, quá lắt léo mà bỏ qua các câu hỏi nhằm kiểm tra kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa.
k2-a8755
2. Chú ý thời gian làm bài: Không nên dành quá nhiều thời gian cho một câu nào đó, nếu câu chưa giải quyết được ngay thì chuyển sang câu khác, lần lượt làm đến hết, sau đó mới quay lại nếu còn thời gian.
Thí sinh đừng để tình trạng vướng vào câu khó mình không biết mà bỏ qua cơ hội đạt điểm ở những câu khác có thể trả lời được tốt ở phía sau.
Nếu câu nào còn đang phân vân đáp án đúng thì sĩ tử loại bỏ các phương án sai trước, sau đó cân nhắc các phương án còn lại, như vậy việc lựa chọn sẽ nhanh hơn và xác suất trả lời đúng sẽ cao hơn.

3. Không bỏ sót câu hỏi: Thí sinh tuyệt đối không bỏ một câu nào, kể cả câu không thể trả lời được cũng nên chọn một trong các phương án đã cho. Nếu may mắn thí sinh có thể trả lời đúng, còn nếu sai cũng không sao vì không bị trừ điểm.
Với dạng bài tập đề thi môn Sinh học nếu không làm được thì dựa vào đáp án đã cho, coi như đã có kết quả và thay bằng các dữ kiện để thử ra đáp án đúng

4. Chú trọng lý thuyết: Đề thi đại học môn Sinh gồm 50 câu trắc nghiệm, bao gồm cả lý thuyết và bài tập tính toán. Muốn tính toán được thì các bạn phải nắm chắc được kiến thức lý thuyết. Do đó, lý thuyết chính là mấu chốt của vấn đề.
Cần chú trọng ôn tập lý thuyết ngay từ đầu bởi kiến thức Sinh học khá dài, nặng và “khó cày”, nên nếu không học ngay từ đầu mà giờ mới lặn lội “cày” lại lý thuyết thì rất dễ dẫn đến tình trạng chán nản do có quá nhiều kiến thức
Tip nhỏ cho bạn là thay vì học bằng quyển sách sinh học dày cộp, các bạn có thể xem lại vở ghi. Thường những kiến thức quan trọng sẽ được các thầy cô cho ghi chép một cách cẩn thận. Đọc lại và đánh dấu những phần mà bạn cho là quan trọng, sau đó mới xem sách giáo để tìm hiểu kĩ hơn về phần đó.

5. Tổng hợp công thức tính toán: Hẳn nhiều teen có thói quen cầm quyển sách và chăm chăm đọc đúng không. Hãy dẹp cách học này qua hẳn một bên đi nhé. Sắm cho mình một quyển sổ thật đẹp và tổng hợp lại những ý chính của bài và các công thức tính toán cần nhớ ngay đi nhé. Điều này sẽ giúp bạn tìm dễ hơn và học cũng đơn giản hơn. Ghi chép lại cũng là một cách học thuộc. Tuy nhiên, bạn không nên học vẹt công thức. Chỉ có hiểu mới có thể áp dụng vào bài tập. Do đó, khi viết xong công thức nào, các bạn nên lấy ví dụ và áp dụng chúng luôn. Nếu làm đúng tức là bạn đã hiểu. Những bài tập áp dụng đó không ở đâu xa, ngay trong cuốn bài tập Sinh học của bạn đấy, hoặc bạn nào muốn luyện tập thành thục hơn thì có thể ra hiệu sách chọn những cuốn bài tập trắc nghiệm Sinh để về tự học.

6. Áp dụng lý thuyết: Ngoài học thuộc lòng lý thuyết, bạn cũng nên áp dụng chúng vào thực tiễn cuộc sống với những hiện tượng xảy ra xung quanh mình. Hãy tìm hiểu những khái niệm, hiện tượng một cách thấu đáo để tránh cảm giác lúng túng khi bắt gặp những câu hỏi vận dụng.
Luôn tự đặt câu hỏi tại sao như vậy? Vì sao hiện tượng nó lại diễn ra thế này, thế kia? Chỉ có tìm hiểu và giải đáp được thì bạn mới hiểu sâu được vấn đề.
Bạn có thể học thuộc lòng cả trang sách chỉ trong 10 phút nhưng học thuộc nhanh thì cũng sẽ quên nhanh. Nếu khi học các bạn tìm hiểu kỹ thông tin, biết cách xử lý kiến thức bằng hàng loạt các câu hỏi để hiểu bài một cách sâu sắc thì khi bắt gặp những câu hỏi vận dụng, các bạn sẽ giải quyết rất nhanh, mặc dù thời gian đầu tư để học có lâu hơn cách học thuộc kia.

7. Vận dụng trí tưởng tượng: Sau khi học xong, bạn nên đóng vở lại và tự tưởng tượng trong đầu, tái hiện lại kiến thức xem mình đã thực sự thuộc và hiểu chưa? Phần nào còn lúng túng không nhớ được thì mở lại vở ra xem, rồi lại tái hiện lại trong đầu. Chỉ đọc thuộc ra miệng thì sẽ rất mau quên. Tái hiện lại kiến thức trong đầu là một cách để kiến thức khắc sâu vào bộ não.

Một số điều nên tránh khi học Sinh
1. Không nên học thuộc các câu hỏi và câu trả lời trong các sách bài tập Sinh:Nhiều bạn do lười hoặc không biết cách làm nên thường mở phần đáp án ra khoanh vào rồi học thuộc lòng với hy vọng đề thi sẽ rơi vào câu đó. Đó là một cách học thụ động và không hiệu quả. Một bài bạn may mắn đã trúng được một vài câu, tuy nhiên các đề thi thường không ra đúng 100% so với các câu hỏi trong sách mà số liệu sẽ thay đổi đi một chút. Do đó, nếu không hiểu thực chất của vấn đề hay không biết cách tính toán bài tập đó thì dù có gặp bài tương tự các bạn cũng không thể giải quyết được.

2. Không nên học theo trình tự sách giáo khoa: Nhiều bạn không biết phần nào là trọng tâm nên cứ học tràn lan theo chương trình sách. Điều này không nên chút nào, vừa tốn thời gian lại không hiệu quả. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể xem cấu trúc đề thi đại học môn Sinh. Việc xác định được phương hướng đóng góp một phần quan trọng vào thành công của bài thi.

3. Suy nghĩ thụ động: Có những teen rất lạc quan cho rằng:”không cần học thì vẫn có thể làm bài do Sinh là môn thi trắc nghiệm”. Đúng là việc thi trắc nghiệm có 1 lợi thế là có thể dựa vào may mắn, dù bạn không thuộc kiến thức vẫn có thể làm xong bài. Tuy nhiên thi đại học là một cuộc cạnh tranh, mỗi 0,25 điểm đã làm nên sự khác biệt. Mỗi ngày hãy bỏ 15 phút ra để đọc lại những kiến thức mình đã tổng hợp và chịu khó thường xuyên làm bài tập vận dụng nhé.

Xu hướng ra đề thi THPT quốc gia năm 2015.
Dựa vào phân tích cấu trúc đề thi tuyển sinh đại học năm 2014 và quy định trong quy chế thi THPT quốc gia (được Bộ GD-ĐT ban hành chính thức ngày 26/2/2015), đề thi THPT quốc gia năm 2015 sẽ theo xu hướng sau:
  • Đề thi THPT quốc gia môn Sinh học năm 2015 được ra dưới hình thức trắc nghiệm, thời gian làm bài 90 phút.
  • Đề thi có 2 nhóm câu hỏi trộn lẫn vào nhau, không tách biệt phần dùng để xét tốt nghiệp và phần để phân hóa xét tuyển vào ĐH, CĐ. Thí sinh phải đọc hết cả đề thi để biết câu hỏi nào dễ và câu hỏi nào có để bố trí thời gian làm bài hợp lý.
- Nhóm câu hỏi một có độ khó tương tự như kì thi tốt nghiệp THPT và GDTX của năm 2014. Bộ GD-ĐT cho biết sẽ cân nhắc đến khối GDTX, đảm bảo thí sinh lực học trung bình, thậm chí hơi yếu nhưng có sự cố gắng thì hoàn toàn làm được và đủ điều kiện để xét tốt nghiệp. Các câu hỏi này chủ yếu sẽ thuộc các phần: Cơ chế di truyền và biến dị; Ứng dụng di truyền học vào chọn giống; Chuyên đề tiến hoá và sinh thái học.

- Nhóm câu hỏi hai là nhằm phân hóa kết quả thi, nhờ đó mới xét tuyển ĐH-CĐ và giống đề thi ĐH-CĐ 2014. Mẫu thi có mẫu câu hỏi cơ bản và nâng cao. Những câu hỏi mức độ này thường tập trung vào dạng: Quy luật di truyền; Di truyền quần thể, Cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ tế bào, bài tập về di truyền phả hệ. Những câu hỏi này sẽ phát huy khả năng vận dụng kiến thức tổng hợp của thí sinh.

Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học môn sinh học năm 2014

Tổng hợp câu hỏi vận dụng cao trong đề thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2014.

Câu hỏi vận dụng cao môn Sinh học thường là những câu hỏi lạ, cực khó hoặc câu hỏi liên đòi hỏi áp dụng thực tiễn đời sống. Trong đó, thường tập trung ở những chuyên đề sau:
  • Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền.
  • Quy luật di truyền.
  • Di truyền quần thể.
  • Di truyền người.
Cách làm bài thi THPT quốc gia 2015 môn Sinh học đạt điểm cao

Đề thi đại học năm 2014 được coi là bước thử cho kỳ thi THPT quốc gia sẽ được tổ chức bắt đầu từ năm 2015. Dưới đây là những câu hỏi vận dụng cao trong đề thi. Bạn tham khảo để có định hướng ôn tập hiệu quả:

Câu 1: Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định.
Cách làm bài thi THPT quốc gia 2015 môn Sinh học đạt điểm cao
Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ, xác suất sinh con đầu lòng không mang alen gây bệnh của cặp vợ chồng III.14 - III.15 là
A. 7/15.          B. 4/9.           C. 29/30.           D. 3/5.
Câu 2: Ở một loài động vật, xét một gen có hai alen nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; alen A quy định vảy đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định vảy trắng. Cho con cái vảy trắng lai với con đực vảy đỏ thuần chủng (P), thu được F1 toàn con vảy đỏ. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 con vảy đỏ : 1 con vảy trắng, tất cả các con vảy trắng đều là con cái. Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Dựa vào các kết quả trên, dự đoán nào sau đây đúng?
A. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F3 các con đực vảy đỏ chiếm tỉ lệ 43,75%.
B. F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen là 1 : 2 : 1.
C. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F3 các con cái vảy đỏ chiếm tỉ lệ 12,5%.
D. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F3 các con cái vảy trắng chiếm tỉ lệ 25%.
Câu 3: Một loài thực vật, khi cho giao phấn giữa cây quả dẹt với cây quả bầu dục (P), thu được F1 gồm toàn cây quả dẹt. Cho cây F1 lai với cây đồng hợp lặn về các cặp gen, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây quả dẹt : 2 cây quả tròn : 1 cây quả bầu dục. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Cho tất cả các cây quả tròn F2 giao phấn với nhau thu được F3. Lấy ngẫu nhiên một cây F3 đem trồng, theo lí thuyết, xác suất để cây này có kiểu hình quả bầu dục là:
A. 1/9           B. 1/12         C. 1/36         D. 3/16
Câu 4: Ở một loài động vật, alen A quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen a quy định lông hung; alen B quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định chân thấp; alen D quy định mắt nâu trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt đen. Phép lai P:  thu được F1. Trong tổng số cá thể F1, số cá thể cái có lông hung, chân thấp, mắt đen chiếm tỉ lệ 1%. Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số như nhau. Theo lí thuyết, số cá thể lông xám dị hợp, chân thấp, mắt nâu ở F1 chiếm tỉ lệ:
A. 8,5%        B. 17%           C. 2%         D. 10%
Câu 5: Ở một loài sinh vật, hai cặp gen A,a và B,b cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể và cách nhau 20cM. Hai cặp gen D,d và E, e cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể khác và cách nhau 10cM. Cho phép lai:  . Biết rằng không phát sinh đột biến mới và hoán vị gen xảy ra ở cả hai giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể thu được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về tất cả các gen trên chiếm tỉ lệ
A. 0,8%     B. 8%       C. 2%       D. 7,2%
Câu 6: Ở một loài động vật, xét một gen trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A trội hoàn toàn so với alen đột biến a. Giả sử ở một phép lai, trong tổng số giao tử đực, giao tử mang alen a chiếm 5%. Trong tổng số giao tử cái, giao tử mang alen a chiếm 10%. Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể mang alen đột biến ở đời con, thể đột biến chiếm tỉ lệ
A. 0,5%       B. 90,5%     C. 3,45%     D. 85,5%
Câu 7: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở hai giới với tần số như nhau. Tiến hành phép lai P:  trong tổng số cá thể thu được ở F1, số cá thể có kiểu hình trội về ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ 50,73%. Theo lí thuyết, số cá thể F1 có kiểu hình lặn về một trong ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ:
A. 11,04%   B. 16,91%     C. 22,43%     D. 27,95%
Câu 8: Cho hai cây cùng loài giao phấn với nhau thu được các hợp tử. Một trong các hợp tử đó nguyên phân bình thường liên tiếp 4 lần đã tạo ra các tế bào con có tổng số 384 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Cho biết quá trình giảm phân của cây dùng làm bố không xảy ra đột biến và không có trao đổi chéo đã tạo ra tối đa 256 loại giao tử. Số lượng nhiễm sắc thể có trong một tế bào con được tạo ra trong quá trình nguyên phân này là:
A. 3n = 36   B. 2n = 16     C. 2n = 26    D. 3n = 24
Câu 9: Đối với 1 bênh do gen lặn nằm trên NST thường.Hôn nhân ở một cặp vợ chồng trong đó ng vợ có kiểu hình bình thường đc sinh ra từ bố mẹ có kg dị hợp,người chồng bị bệnh sinh ra từ bố mẹ bình thường.Tính xác xuất để ông bà nội có 1 đứa cháu trai bt ,1 cháu trai bệnh,1gái bt?
A.3,215         B. 2,083       C. 18.75      D. 12.5
Câu 10: Người ta giả sử rằng một chuyển đoạn không tương hỗ (một chiều) tác động đến vai nhỏ của NST số 5 của người, đoạn này được chuyển đến đầu vai dài của NST số 13 trong bộ NST lưỡng bội. Sự chuyển nhượng này được coi là cân bằng vì bộ gen vẫn giữa nguyên nên vẫn có kiểu hình bình thường. Ngược lại, nếu thể đột biến chỉ mang 1 NST số 5 mất đoạn của cặp tương đồng, nó gây ra hậu qủa ’’cricuchat” (tiếng khóc như mèo) ; nếu có 3 cái làm cho cá thể chết sớm. Nếu một người có mang chuyển đoạn có con với một người bình thường, thì thế hệ con sinh ra , khả năng xuất hiện 1 đứa con mang hội chứng ‘tiếng khóc như mèo’’ là bao nhiêu ?
A. 12,5%    B. 25%     C. 50%         D. 75%
Phân tích cấu trúc đề thi tuyển sinh đại học môn Sinh học năm 2014