Bộ GD-ĐT đã chính thức công bố hình thức xét tuyển ĐH, CĐ 2015. Bắt đầu từ ngày 1 đến 20-8, các trường ĐH, CĐ sẽ nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đợt I. Sau 5 ngày, kết quả trúng tuyển phải được công bố.
TUYỂN SINH 2015: 20 NGÀY ĐỂ CÂN NHẮC
Bắt đầu từ ngày 1 đến 20-8-2015, thí sinh sẽ nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng I vào các trường ĐH, CĐ cả nước. Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh trúng tuyển, Bộ GD-ĐT quy định, trong thời gian 20 ngày xét tuyển nguyện vọng I, nếu cần, thí sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng đã đăng ký hoặc rút hồ sơ để đăng ký trường khác. Thí sinh chỉ được sử dụng Giấy chứng nhận kết quả thi dùng cho xét tuyển nguyện vọng I để đăng ký vào 1 trường đại học hoặc cao đẳng, mỗi trường, thí sinh được đăng ký tối đa 4 nguyện vọng vào các ngành xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4.
Thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng I không được đăng ký ở các đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Sau đợt xét tuyển đầu tiên, thí sinh có thể dùng đồng thời 3 Giấy chứng nhận kết quả thi dùng cho xét tuyển nguyện vọng bổ sung để đăng ký tối đa vào 3 trường và ở mỗi trường, được đăng ký tối đa 4 nguyện vọng.
Thí sinh trúng tuyển nguyện vọng trước thì không được xét tiếp các nguyện vọng sau. Tuy nhiên, khác với đợt I, trong thời gian của từng đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thí sinh sẽ không được rút hồ sơ. Sau mỗi đợt xét tuyển, nếu không trúng tuyển, thí sinh được rút hồ sơ để đăng ký xét tuyển trong đợt tiếp theo. Thời hạn kết thúc việc xét tuyển là ngày 31-10 đối với trường đại học và 20-11 đối với trường cao đẳng.
Thí sinh trúng tuyển nguyện vọng trước thì không được xét tiếp các nguyện vọng sau. Tuy nhiên, khác với đợt I, trong thời gian của từng đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thí sinh sẽ không được rút hồ sơ. Sau mỗi đợt xét tuyển, nếu không trúng tuyển, thí sinh được rút hồ sơ để đăng ký xét tuyển trong đợt tiếp theo. Thời hạn kết thúc việc xét tuyển là ngày 31-10 đối với trường đại học và 20-11 đối với trường cao đẳng.
Ba ngày cập nhật một lần
Trước mỗi đợt xét tuyển, thí sinh sẽ được các trường thông báo công khai trên trang thông tin điện tử chỉ tiêu của các ngành hoặc nhóm ngành (gọi chung là ngành) đối với đợt xét tuyển đó.
Trong quá trình đăng ký xét tuyển từng đợt thi, thí sinh có thể theo dõi lượng hồ sơ đăng ký vào các trường trên trang web của trường để tránh phải di chuyển nhiều. Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường ít nhất mỗi ngày một lần phải cập nhật thông tin đăng ký xét tuyển (gồm danh sách các thí sinh đăng ký xét tuyển và danh sách các thí sinh rút hồ sơ đăng ký xét tuyển) vào hệ thống quản lý dữ liệu tuyển sinh quốc gia và nhận dữ liệu của thí sinh từ hệ thống để xét tuyển.
Trong thời gian nhận hồ sơ của một đợt xét tuyển, ba ngày một lần, các trường công bố trên trang thông tin điện tử của mình danh sách các thí sinh đã đăng ký theo từng ngành và xếp theo kết quả thi từ cao đến thấp.
Trong quá trình đăng ký xét tuyển từng đợt thi, thí sinh có thể theo dõi lượng hồ sơ đăng ký vào các trường trên trang web của trường để tránh phải di chuyển nhiều. Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường ít nhất mỗi ngày một lần phải cập nhật thông tin đăng ký xét tuyển (gồm danh sách các thí sinh đăng ký xét tuyển và danh sách các thí sinh rút hồ sơ đăng ký xét tuyển) vào hệ thống quản lý dữ liệu tuyển sinh quốc gia và nhận dữ liệu của thí sinh từ hệ thống để xét tuyển.
Trong thời gian nhận hồ sơ của một đợt xét tuyển, ba ngày một lần, các trường công bố trên trang thông tin điện tử của mình danh sách các thí sinh đã đăng ký theo từng ngành và xếp theo kết quả thi từ cao đến thấp.
18.000 thí sinh tự do đăng ký thi THPT Quốc gia
Ngày 4-5, ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên tuyển sinh Bộ GD&ĐT, cho biết tính đến ngày 4-5, Văn phòng Bộ GD&ĐT phía Nam đã nhận được 18.000 hồ sơ đăng ký dự thi THPT Quốc gia của thí sinh tự do.
Theo ông Cường, hiện vẫn còn khoảng 2.000 hồ sơ đăng ký từ các trung tâm luyện thi chưa gửi về.
Trong quá trình nộp hồ sơ đã xuất hiện một số sai sót do quy định thi năm nay có thay đổi. Cụ thể, các sai sót trong hồ sơ đăng ký phổ biến là mã trường phổ thông, mã vùng, mã đối tượng ưu tiên, đăng ký bổ sung môn thi… Các sai sót này đã được bộ phận tiếp nhận hướng dẫn thí sinh điều chỉnh kịp thời.
Tuyển thẳng vào ĐH không được thấp hơn số lượng năm 2014
Các trường ĐH, CĐ được chủ động xác định chỉ tiêu tuyển thẳng năm nay nhưng phải đảm bảo tổng chỉ tiêu không thấp hơn năm ngoái.
Chiều 24-4, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT, đã có hướng dẫn thống nhất thực hiện công tác tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển thẳng trong các cơ sở giáo dục ĐH, các trường CĐ.
Theo đó, ngoài danh mục các ngành ĐH và CĐ đúng hoặc gần với môn thi học sinh giỏi (HSG) quốc gia được Bộ quy định, các trường có thể bổ sung thêm các ngành đúng và ngành gần đối với từng môn thi HSG quốc gia phù hợp với yêu cầu đầu vào các ngành đào tạo của trường.
Nếu không tiếp tục tuyển thẳng vào một số ngành đúng hoặc ngành gần với môn thi học sinh giỏi quốc gia, các trường phải báo cáo Bộ GD-ĐT và thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của trường, các phương tiện thông tin đại chúng khác ít nhất 3 năm trước khi áp dụng.
Đối với thí sinh đoạt giải Cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia, căn cứ vào kết quả dự án, đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật của thí sinh đoạt giải và danh mục các ngành đúng, ngành gần quy định tại Phụ lục 4 và 5 của văn bản này, Giám đốc các đại học, học viện và Hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ xem xét tuyển thẳng vào ngành học phù hợp với kết quả dự án hoặc đề tài mà thí sinh đoạt giải.
Bộ GD-ĐT quy định rõ, căn cứ vào tình hình cụ thể của công tác tuyển sinh năm 2015, các trường xác định chỉ tiêu tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo từng ngành hoặc chung cho tất cả các ngành, đảm bảo tổng chỉ tiêu không thấp hơn số lượng thí sinh tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển vào trường năm 2014. Trong đó, lưu ý, chỉ tiêu tuyển thẳng vào trường ở các ngành mới do trường công bố, không được vượt quá 25% của tổng số thí sinh đã được tuyển thẳng năm 2014. Chỉ tiêu tuyển thẳng vào các trường không thực hiện tuyển thẳng năm 2014 không được vượt quá 0,25% so với tổng chỉ tiêu tuyển sinh của trường.
Nguyên tắc xét tuyển vào ngành đúng trước, sau đó xét tuyển vào ngành gần. Các trường công bố công khai tiêu chí, quy trình xét và xếp ngành học tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển của trường trên trang thông tin điện tử của trường, trang thông tin thi tuyển sinh của Bộ GD-ĐT và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Không bảo lưu kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển liên thông
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đào tạo liên thông trình độ CĐ, ĐH.
Việc tuyển sinh liên thông có thể được thực hiện tối đa 2 lần trong một năm theo các phương thức thi tuyển hoặc xét tuyển. Trường ĐH xây dựng và ban hành Quy chế tuyển sinh liên thông và tự ra đề thi, tổ chức thi tuyển. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT yêu cầu ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào phải từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10 với các môn thi. Nếu xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia thì ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào không thấp hơn đầu vào ĐH, CĐ tương ứng của thí sinh hệ chính quy do Bộ công bố. Ngoài ra, Bộ không cho phép sử dụng kết quả bảo lưu thi THPT quốc gia để xét tuyển liên thông.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét