Cao đẳng dược @ Hà Nội tuyển sinh

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Hướng dẫn ôn thi THPT quốc gia 2015 môn Tiếng Anh hiệu quả

Lập kế hoạch ôn tập chi tiết bám sát nội dung thi cử; Ôn luyện kiến thức theo từng chủ đề; Chủ động làm nhiều bài tập để rèn kỹ năng làm bài và củng cố kiến thức.. là những phương pháp giúp bạn ôn tập môn tiếng Anh thi THPT quốc gia hiệu quả nhất.

Phương pháp ôn thi THPT quốc gia 2015 môn Tiếng Anh hiệu quả

Kỳ thi THPT quốc gia 2015 đang tới gần, không ít các bạn học sinh đang tìm hiểu về bí quyết để học và ôn thi hiệu quả, đặc biệt là môn tiếng Anh. Hãy cùng tham khảo những ý kiến chia sẻ của các giáo viên và học sinh giỏi về phương pháp ôn thi tốt nghiệp - đại học môn tiếng Anh hiệu quả nhất.
1. Lập kế hoạch ôn tập chi tiết bám sát nội dung thi cử: Kế hoạch ôn tập cần được đề ra trong một thời gian dài và được thực hiện đều đặn mỗi ngày. Trước tiên, các bạn hãy liệt kê các nội dung cần ôn tập chính để tử đó lập kế hoạch cụ thể. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu hướng dẫn ôn thi của Bộ Giáo dục - đào tạo để tránh bỏ sót kiến thức. Mỗi ngày học một số lượng cấu trúc và từ vựng vừa phải sẽ hiệu quả hơn so với việc học nhồi nhét các bạn nhé!
Phương pháp ôn thi THPT quốc gia 2015 môn Tiếng Anh hiệu quả
2. Ôn luyện kiến thức theo từng chủ đề: Trong kế hoạch ôn thi, bạn cần vạch rõ từng chủ đề bài học cần ôn luyện. Ở mỗi bài học, hãy chú ý từ vựng chính của bài (keywords) và mở rộng thêm phần họ từ/từ loại của những từ chính này. Bên cạnh đó, các bạc cũng nên học kỹ các cấu trúc trong phần ngữ pháp (language focus) của từng bài.
3. Chủ động làm nhiều bài tập để rèn kỹ năng làm bài và củng cố kiến thức: Để ôn tập thi môn Tiếng Anh trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 đạt kết quả cao, các bạn cần nắm vững các điểm văn phạm căn bản và cách làm bài thi trắc nghiệm. Các điểm văn phạm căn bản gồm sự hòa hợp giữa các thì, câu bị động, câu gián tiếp, mệnh đề tính từ, mệnh đề trạng từ, câu điều kiện, sự hòa hợp giữa chủ từ và động từ.
Quan trọng hơn, muốn đạt điểm cao, hãy làm nhiều bài tập luyện để có kỹ năng làm bài và củng cố kiến thức. Tập trung vào từng mảng kiến thức, vận dụng kiến thức cả lý thuyết và cấu trúc câu.
4. Học các quy luật và để ý cấu trúc: Đối với mỗi quy luật, cấu trúc được học, các bạn hãy thực hành ngay với các tình huống, ví dụ minh họa trong thực tế, đó có thể là một đoạn đối thoại ngắn, hay những tình huống vui vẻ để... hiểu và nhớ lâu hơn các quy luật, cấu trúc này.
Khi đọc một câu văn, một mẩu chuyện hay một bài hát, các bạn hãy để ý đến ngữ pháp và tìm hiểu tại sao câu lại được viết như vậy. Từ chính những tìm tòi đó, bạn sẽ dễ dàng nắm vững được cấu trúc ngữ pháp hơn. Nếu không thể hiểu tại sao cấu trúc ngữ pháp lại như vậy thì hãy tìm những cuốn sách về những phần ngữ pháp này và tự luyện tập hoặc trao đổi cùng thầy cô và bạn bè để hiểu rõ hơn.
5. Sổ tay ngữ pháp sẽ giúp bạn tránh được những lỗi tưởng chừng như đơn giản nhất: Trong môn tiếng Anh, phần quan trọng nhất luôn là phần ngữ pháp. Tìm các bài tập ngữ pháp từ các nguồn như sách, báo, internet… để thực hành, để học tốt được ngữ pháp thì các bạn cần phải luyện tập thật nhiều cho tới khi sử dụng nó một cách dễ dàng. Một cuốn sổ tay ngữ pháp ghi lại tất cả những cấu trúc bạn đã từng sử dụng sai sẽ giúp bạn không bao giờ tái phạm nữa.
Nhằm mục đích đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT Quốc gia và tuyển sinh đại học sắp tới, các bạn cần nắm vững những kiến thức cơ bản, làm nhiều bài tập và khi làm phải hiểu được tại sao lại là như thế, do cấu trúc nào, tại sao lại sai, phải sửa lại như thế nào cho đúng.

Phân tích cấu trúc đề thi đại học môn tiếng anh từ 2010 - 2014 và dự đoán đề thi năm 2015:

1. Phân tích cấu trúc đề thi đại học môn tiếng anh từ 2010 - 2014

Nếu như các môn trắc nghiệm khác như Vật lí, Hoá học, Sinh học đều có sự biến đổi về mức độ khó qua các năm thì đề thi môn Tiếng Anh lại rất ổn định về nội dung kiến thức, số câu hỏi và độ khó. Học sinh có thể tham khảo bảng phân bổ mức độ dễ - trung bình - khó trong đề thi đại học khối D1 môn Tiếng Anh từ năm 2010 đến 2014. Đề thi Tiếng Anh khối A1 cũng có mức độ khó tương đương với đề thi khối D1. Học sinh tham khảo tại hai bảng sau:
5 năm gần đây, đề thi môn Tiếng Anh rất ổn định và không có thay đổi nhiều. Đề thi được ra dưới 5 lĩnh vực/yêu cầu: Ngữ âm, Ngữ pháp/từ vựng, Chức năng giao tiếp, Kĩ năng đọc và Kĩ năng viết. Cụ thể học sinh xem tại bảng sau:
 
 

II. Dự đoán xu hướng đề thi THPT quốc gia môn tiếng Anh năm 2015

Dựa trên những phân tích trên, xu hướng ra đề thi trong năm 2015 sẽ đáp ứng những tiêu chí sau:
  • Đối với môn Tiếng Anh, Bộ GD-ĐT đã khẳng định đề thi sẽ có thêm phần tự luận bên cạnh phần trắc nghiệm. Trong phần tự luận, đề thi chỉ yêu cầu viết một đoạn văn với những tiêu chí đơn giản để đánh giá cách dùng từ ngữ, khả năng viết câu... của thí sinh chứ chưa phải là viết một bài luận với yêu cầu cao.
  • Phần trắc nghiệm, đề thi có 2 nhóm câu hỏi trộn lẫn vào nhau, không tách biệt phần dùng để xét tốt nghiệp và phần để phân hóa xét tuyển vào ĐH, CĐ. Thí sinh phải đọc hết cả đề thi để biết câu hỏi nào dễ và câu hỏi nào có để bố trí thời gian làm bài hợp lý.
- Nhóm câu hỏi một có độ khó tương tự như kì thi tốt nghiệp THPT và GDTX của năm 2014. Bộ sẽ cân nhắc đến khối GDTX, đảm bảo thí sinh lực học trung bình, thậm chí hơi yếu nhưng có sự cố gắng thì hoàn toàn làm được và đủ điều kiện để xét tốt nghiệp.
- Nhóm câu hỏi hai là nhằm phân hóa kết quả thi, nhờ đó mới xét tuyển ĐH-CĐ và giống đề thi ĐH-CĐ 2014. Mẫu thi có mẫu câu hỏi cơ bản và nâng cao.
  • Việc ra đề đảm bảo để học sinh đạt mức điểm trung bình. Điều này sẽ thể hiện rõ qua việc xu hướng các câu hỏi dễ tiếp tục tăng về chất và lượng. Các câu hỏi này được dùng để xét tuyển những thí sinh dự thi kì thi quốc gia với mục đích xét tuyển tốt nghiệp THPT. Các câu hỏi này chủ yếu sẽ thuộc các phần Ngữ pháp được dạy trong chương trình THCS và THPT. Do là môn học đặc thù, được dạy theo mô hình hình tròn đồng tâm mở rộng, nghĩa là kiến thức các năm học sau sẽ mở rộng, nâng cao hơn những năm học trước, nên đề thi Tiếng Anh không có giới hạn chính xác ở chương trình lớp mấy.
  • Phần Ngữ âm có thể sẽ được chú trọng nhưng ở mức độ Trung bình – Trung bình khá để vừa kiểm tra kĩ năng nghe - nói của thí sinh, lại vừa có thể phân loại thí sinh tốt hơn.
  • Đề thi sẽ tăng cường và mở rộng các câu hỏi khó để phân loại rõ ràng thí sinh. Những câu hỏi này sẽ kiểm tra và phát huy khả năng vận dụng kiến thức tổng hợp của thí sinh, thường rơi vào bài Đọc hiểu vàĐiền từ, kèm theo một số câu hỏi về từ vựng trong bài thi.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét