Đề thi minh họa kỳ thi THPT quốc gia khó hơn đề thi tốt nghiệp THPT nhưng lại dễ hơn đề thi tuyển sinh đại học (ĐH) năm trước.
Để đạt điểm trung bình, các chuyên gia khuyên thí sinh cần có kiến thức nền cơ bản, còn muốn đậu ĐH cần có kiến thức sâu.
Toán: Tự học, tự làm bài tập
Theo cấu trúc đề thi minh họa được Bộ GD&ĐT công bố, có đến 60% số câu hỏi cơ bản dành cho thí sinh có học lực trung bình và 40% câu hỏi khó, cực khó để phân loại thí sinh. Do vậy, để đỗ tốt nghiệp, theo cô Cù Phượng Anh – Trưởng bộ môn Toán, trường THPT Chu Văn An, đối với các em học sinh (HS) đã có nền kiến thức cơ bản cần học kỹ sách giáo khoa (SGK). Nếu còn yếu, các em tập trung học theo hướng dẫn của các thầy cô giáo. Để đỗ ĐH, đòi hỏi các em phải có kiến thực sâu, tổng hợp và kỹ năng tốt. Các câu hỏi để chọn thí sinh vào ĐH thường có nội dung phương pháp tọa độ trong mặt phẳng, phương trình, bất phương trình hoặc hệ phương trình (hữu tỉ hay vô tỉ), tổ hợp xác suất. Với những nội dung này, tốt nhất là các em tự học, tự làm nhiều bài tập từ các đề thi tuyển sinh ĐH của các năm trước, tài liệu tham khảo để tạo cho mình kỹ năng cũng như rút ra phương pháp giải. Câu hỏi về bất đẳng thức, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất là rất khó, nếu không phải là HS chuyên Toán hoặc giỏi Toán thì các em có thể bỏ qua để tập trung vào các câu còn lại.
Cô Phượng Anh cũng khuyên phụ huynh nên tạo điều kiện cho con khi các em muốn được tự học, tự ôn tập ở nhà. “Có nhiều phụ huynh muốn con mình phải được học thầy cô dạy giỏi, thế là cho con đi học nhiều ca trong ngày. Như thế, các em không có thời gian tự học, tự làm bài tập, đồng nghĩa với không có cơ hội để biến kiến thức thầy dạy thành của mình. Nếu các em có nhu cầu học thêm ở bên ngoài, nên chọn một nơi mà ở đó, thầy cô giáo chỉ là người đưa ra đường lối, còn chính vẫn phải là các em tự ôn và tự làm bài tập” – cô Phượng Anh chia sẻ.
Cô Phượng Anh cũng khuyên phụ huynh nên tạo điều kiện cho con khi các em muốn được tự học, tự ôn tập ở nhà. “Có nhiều phụ huynh muốn con mình phải được học thầy cô dạy giỏi, thế là cho con đi học nhiều ca trong ngày. Như thế, các em không có thời gian tự học, tự làm bài tập, đồng nghĩa với không có cơ hội để biến kiến thức thầy dạy thành của mình. Nếu các em có nhu cầu học thêm ở bên ngoài, nên chọn một nơi mà ở đó, thầy cô giáo chỉ là người đưa ra đường lối, còn chính vẫn phải là các em tự ôn và tự làm bài tập” – cô Phượng Anh chia sẻ.
Ngữ văn: Nhìn ra thế giới xung quanh
Đề thi minh họa môn Ngữ văn, phần đọc hiểu (phần 1) có quỹ điểm là 3 – nâng thêm 1 điểm so với đề thi tốt nghiệp năm 2014. Theo TS Trịnh Thu Tuyết – nguyên giáo viên Ngữ văn, trường THPT Chu Văn An, việc thay đổi quỹ điểm là phù hợp với xu hướng giáo dục hiện đại và đáp ứng yêu cầu thực tế về việc đọc, hiểu và xử lý văn bản trong thực tế cuộc sống. Đồng thời, giúp giáo viên và HS quan tâm nhiều hơn tới việc dạy, học và ôn tập kiến thức Tiếng Việt và Văn học một cách có hệ thống.
Đề thi minh họa cũng đặt ra vấn đề cho thí sinh phân bố thời gian làm bài, yêu cầu các em phải làm chủ được kiến thức, có tư duy khái quát và tổng hợp tốt. Việc ôn tập cũng nên phân loại câu hỏi trong đề thi. Với phần đọc hiểu, thí sinh cần nắm chắc vấn đề về hệ thống hóa kiến thức Tiếng Việt ở chương trình SGK THCS và THPT. Ví dụ, các thao tác lập luận trong văn nghị luận, các phong cách ngôn ngữ chức năng, các phương thức trần thuật trong văn tự sự, các phép liên kết trong văn bản, các biện pháp tu từ, các kiểu câu… Để làm chủ được kiến thức trước các ngữ liệu đọc hiểu, các em phải nắm chắc giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm trong SGK của cấp học. Trên cơ sở đó, giáo viên sẽ rèn và luyện cho HS các thao tác, kỹ năng và phương pháp đọc hiểu văn bản.
Với phần làm Văn (phần 2), bài nghị luận xã hội thường có 3 nội dung: Nghị luận về tư tưởng đạo lý, nghị luận về một hiện tượng xã hội, nghị luận về một vấn đề rút ra từ một tác phẩm văn học. Vì câu này yêu cầu nghị luận trực tiếp về những vấn đề xã hội nên các em phải mở rộng tầm nhìn, nghe, quan sát, cập nhật các tình hình thời sự xã hội, hiện tượng của đời sống xung quanh thì mới có thể bàn luận và lý giải thấu đáo các vấn đề. Tất nhiên, các em cũng phải nắm được cấu trúc cơ bản của một bài văn nghị luận xã hội. Ở câu hỏi nghị luận văn học, với tính chất câu hỏi mở trong những năm gần đây, một số dạng đề (như so sánh hay bàn luận về các ý kiến khác nhau về một đơn vị kiến thức văn học), thí sinh cần được luyện nhiều về phương pháp so sánh, bình luận và phải làm chủ được kiến thức để có sự kiến giải sâu sắc.
Với những yêu cầu trên, bên cạnh ôn tập nội dung kiến thức trong SGK, hệ thống hóa kiến thức, luyện các dạng đề, thí sinh cần dành chút thời gian mỗi ngày nắm bắt cập nhật thông tin mới của cuộc sống, của quê hương đất nước. Thậm chí, không quên chia sẻ tâm tư với gia đình, bạn bè hay những mảnh đời bất hạnh quanh các em. Vì tất cả đều giúp các em có thêm trải nghiệm, và biết đâu, đó sẽ là một phần nội dung của các đề thi ngày càng nhân văn và gần gũi với cuộc sống.
Đề thi minh họa cũng đặt ra vấn đề cho thí sinh phân bố thời gian làm bài, yêu cầu các em phải làm chủ được kiến thức, có tư duy khái quát và tổng hợp tốt. Việc ôn tập cũng nên phân loại câu hỏi trong đề thi. Với phần đọc hiểu, thí sinh cần nắm chắc vấn đề về hệ thống hóa kiến thức Tiếng Việt ở chương trình SGK THCS và THPT. Ví dụ, các thao tác lập luận trong văn nghị luận, các phong cách ngôn ngữ chức năng, các phương thức trần thuật trong văn tự sự, các phép liên kết trong văn bản, các biện pháp tu từ, các kiểu câu… Để làm chủ được kiến thức trước các ngữ liệu đọc hiểu, các em phải nắm chắc giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm trong SGK của cấp học. Trên cơ sở đó, giáo viên sẽ rèn và luyện cho HS các thao tác, kỹ năng và phương pháp đọc hiểu văn bản.
Với phần làm Văn (phần 2), bài nghị luận xã hội thường có 3 nội dung: Nghị luận về tư tưởng đạo lý, nghị luận về một hiện tượng xã hội, nghị luận về một vấn đề rút ra từ một tác phẩm văn học. Vì câu này yêu cầu nghị luận trực tiếp về những vấn đề xã hội nên các em phải mở rộng tầm nhìn, nghe, quan sát, cập nhật các tình hình thời sự xã hội, hiện tượng của đời sống xung quanh thì mới có thể bàn luận và lý giải thấu đáo các vấn đề. Tất nhiên, các em cũng phải nắm được cấu trúc cơ bản của một bài văn nghị luận xã hội. Ở câu hỏi nghị luận văn học, với tính chất câu hỏi mở trong những năm gần đây, một số dạng đề (như so sánh hay bàn luận về các ý kiến khác nhau về một đơn vị kiến thức văn học), thí sinh cần được luyện nhiều về phương pháp so sánh, bình luận và phải làm chủ được kiến thức để có sự kiến giải sâu sắc.
Với những yêu cầu trên, bên cạnh ôn tập nội dung kiến thức trong SGK, hệ thống hóa kiến thức, luyện các dạng đề, thí sinh cần dành chút thời gian mỗi ngày nắm bắt cập nhật thông tin mới của cuộc sống, của quê hương đất nước. Thậm chí, không quên chia sẻ tâm tư với gia đình, bạn bè hay những mảnh đời bất hạnh quanh các em. Vì tất cả đều giúp các em có thêm trải nghiệm, và biết đâu, đó sẽ là một phần nội dung của các đề thi ngày càng nhân văn và gần gũi với cuộc sống.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét