Định
hướng ôn tập kỳ thi THPT quốc gia môn Ngữ Văn 2015: Phân tích cấu trúc
đề thi môn Ngữ Văn những năm qua và phương pháp ôn tập môn Ngữ Văn dựa
trên đề thi thử THPT quốc gia 2015 vừa qua để giúp học sinh ôn tập hiệu
quả hơn.
Phân tích cấu trúc đề thi môn Ngữ Văn ở kỳ thi thử THPT quốc gia 2015 và định hướng ôn tập
Theo thầy Lê Văn Hồng, cấu trúc đề minh họa môn Ngữ văn có một chút thay đổi so với đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ những năm trước đây. Cụ thể,
Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm), tăng 1 điểm, gồm 2 văn bản (văn bản nhật dụng và văn bản văn học). Tuy
văn bản nhật dụng thường yêu cầu tìm thông tin có ngay trong văn bản và
vận dụng vào thực tế bản thân, nhưng văn bản khá dài, nên học sinh cần
bình tĩnh khi đọc đề.
Với
văn bản văn học, chỉ hỏi đơn giản về chủ đề, phong cách, phương thức
biểu đạt, biện pháp tu từ, giá trị tư tưởng ..., nhưng lại là một văn
bản lạ nên học sinh phải hết sức lưu ý.
Việc
Bộ GD&ĐT giới thiệu đề minh họa là rất tốt cho phụ huynh, học sinh
và cả giáo viên bộ môn, giúp người sắp đi thi và cả người dạy học xác
định được cấu trúc đề, từ đó định hướng được mục tiêu ôn tập. Hơn nữa,
đề minh họa còn giúp cho cả thầy và trò có một tâm lý thoải mái trong
suốt quá trình ôn tập trước mắt.
Định hướng ôn tập kỳ thi THPT quốc gia môn Ngữ Văn 2015
Phần 2: Làm văn (7 điểm) gồm 2 câu. Câu
Nghị luận xã hội đã quá quen thuộc, thường là chỉ hỏi các vấn đề xã hội
cập nhật. Tuy nhiên, trong đề thi minh họa, vấn đề được đưa ra là một
vấn đề tổng hợp (ý kiến về nghề nghiệp) chứ không cụ thể là nghị luận về
tư tưởng đạo lý hay một hiện tượng đời sống…
Câu Nghị luận văn học: 4
điểm giảm 1 điểm so với mọi năm. Đề mới nhìn qua thấy có vẻ khó vì có
thể hỏi 2 tác phẩm, 2 đoạn thơ, 2 đoạn văn, 2 nhân vật khác nhau, 2 nhận
định... Nhưng đối với câu nghị luận văn học nâng cao này, học sinh cũng
đã thấy xuất hiện trong đề thi ĐH các năm trước. Nếu được các thầy/cô
luyện kỹ cách làm bài so sánh, học sinh không khó để đạt điểm trung
bình, nhưng cũng sẽ rất khó để đạt được mức 3 điểm trở lên.
Về
nội dung kiến thức, theo thầy Lê Văn Hồng, đề thi theo đúng yêu cầu của
Bộ GD&ĐT, nội dung thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là
chương trình lớp 12. Đề thi cũng đặt ra yêu cầu ở 2 mức độ cơ bản và
nâng cao, tương tự đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao
đẳng năm 2014.
Hướng dẫn chấm chi tiết hơn theo kiểu PISA
Thầy
Lê Văn Hồng nhận định, hướng dẫn chấm đề thi minh họa không chấm theo
định lượng như trước đây mà chấm chi tiết hơn theo kiểu PISA.
Theo đó, phần Đọc hiểu đưa ra 3 mức: đạt 100%, đạt 50% và 0 trong mỗi câu nhỏ.
Phần Làm văn, chú ý chấm theo những vấn đề cụ thể: Cấu trúc (0,5 điểm); Vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm);
Chia
vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được
triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt
các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao
tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và
đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh
động (1,0 điểm cho nghị luận xã hội và 2,0 điểm cho nghị luận văn học);
Sáng tạo (0,5 điểm); chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm).
Định hướng ôn tập và cách học ôn tập môn Ngữ Văn theo định hướng đề thi kỳ thi thử THPT quốc gia 2015
Với câu 1: Học
sinh cần lưu ý, ngữ liệu trong câu hỏi đọc - hiểu có thể được lấy ngoài
nhưng gần gũi với học sinh hoặc trong hai tác phẩm và có thể là thơ,
truyện ngắn, kịch, kí… đồng thời cũng chú trọng ngữ liệu SGK Văn 11
(phần quan trọng), Văn 12 phần đọc thêm, phần sách nâng cao
Ngoài
cách trả lời các vấn đề như nêu nội dung văn bản, muốn đạt điểm cao cần
phải nắm các công cụ để soi chiếu văn bản, đó là: Các biện pháp tu từ,
các thao tác lập luận, các phương thức biểu đạt, các phong cách ngôn
ngữ,…
Chú
ý thêm phần phương tiện liên kết, xác định câu chủ đề của đoạn trích
đọc, hiểu. Phần nâng cao trong Đọc hiểu là viết đoạn văn 5 - 7 dòng nêu
suy nghĩ về vấn đề đặt ra trong văn bản…
Khi
làm bài, thí sinh có thể chọn câu nào dễ làm trước nhưng phải theo nhóm
của phần đọc hiểu văn xuôi hoặc phần đọc hiểu của thơ. Phải lưu ý đề
thi ghi ký hiệu nào thì bài làm phải ghi giống ký hiệu của đề.
Câu 2: Mặc
dù giữ nguyên tỉ trọng điểm, nhưng sự thay đổi này giúp phân loại thí
sinh với yêu cầu cao hơn trong vấn đề nghị luận, đòi hỏi học sinh cần
tổng hợp, tư duy và bày tỏ quan điểm cá nhân rõ nét.
Cần
chú ý cả 3 dạng bài đã học: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí; Nghị luận
về một hiện tượng đời sống và Nghị luận về một vấn đề xã hội được rút
ra từ tác phẩm văn học. Cần chú ý, dù đề ra ở phương diện tư tưởng đạo
lý hay hiện tượng đời sống đều luôn hướng chúng ta đến lối sống tốt,
sống hữu ích.
Tuy
nhiên, như đã nói ở trên, trong đề thi minh họa, vấn đề được đưa ra là
một vấn đề tổng hợp chứ không cụ thể là nghị luận về tư tưởng đạo lý hay
một hiện tượng đời sống…
Học
sinh trước khi bàn luận vấn đề xã hội phải phân tích được ý nghĩa câu
chuyện (như kiểu Nghị luận về đoạn thơ, đoạn trích văn xuôi), sau đó
trọng tâm đi vào bàn luận, phân tích, chứng minh vấn đề xã hội; đồng
thời rút ra bài học nhận thức và hành động.
Phần
dẫn chứng có thể lấy từ thực tế cuộc sống, trong lịch sử hoặc trong tác
phẩm văn học, tránh đưa ra những dữ liệu chung chung, thiếu sức thuyết
phục.
Câu 3: Đề
thi minh họa giới hạn trong 2 tác phẩm thơ, nhưng để thi THPT quốc gia
hoàn toàn có thể ra với thể loại khác với những yêu cầu khác.
Học
sinh phải phải nắm vững kỹ năng lập dàn ý, tìm những luận điểm chính,
phụ để đi vào trọng tâm, tránh viết lan man không định hướng. Đồng thời,
cần tập trung nắm vững các công cụ tiếng Việt đã nói ở trên.
Các
học sinh đang học lớp 12 phải nhanh chóng luyện tập kiểu đề này từ thơ
đến văn xuôi, vì đề thi có thể ra hai đoạn văn xuôi ở hai tác phẩm khác
nhau trong phần nghị luận văn học. Sau khi phân tích nội dung và nghệ
thuật, cần chú ý bước so sánh nét tương đồng và dị biệt (có lí giải
nguyên nhân) và bước đánh giá ý nghĩa vấn đề cần nghị luận
Ở
dạng Nghị luận về 2 ý kiến (cùng 1 bài thơ, 1 truyện ngắn; 1 nhân vật
hoặc 2 nhân vật…), học sinh phải có phần quan trọng nhất của thân bài là
bước giải thích ý kiến (từng ý kiến, ý cả 2 ý kiến); bước phân tích nội
dung và nghệ thuật để sáng tỏ ý kiến; bước bình luận ý kiến; bước đánh
giá ý nghĩa vấn đề cần nghị luận.
So với năm trước, về độ khó, đề thi năm nay kết hợp hai nhiệm vụ xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học, cao đẳng nên thật khó so sánh.
Tuy
vậy, đề thi đạt được điều quan trọng là phân hóa sẽ rất cao trong xét
tuyển đại học để chọn những thí sinh thật sự có năng lực. Bởi vì không
dễ để thí sinh trung bình bao quát hết các công cụ tiếng Việt để xử lý
cả phần thơ và văn xuôi ở câu đọc, hiểu. Đồng thời ở câu nghị luận văn
học không có tự chọn nên phải bao quát hết các thể loại từ truyện, ký,
tùy bút, kịch, thơ và cả văn bản nghị luận trong sách giáo khoa.
Nhìn
chung đây là đề thi minh họa khá hay và phân hóa cao nên khả năng tỷ lệ
tốt nghiệp THPT năm nay sẽ thấp hơn năm trước. Đối với yêu cầu xét
tuyển đại học, đề thi như thế này không phải là thách thức với học sinh
đã chủ động học tập.
Dự đoán cấu trúc đề thi đại học môn Ngữ Văn 2015
Nói về cấu trúc đề thi đại học môn Ngữ văn từ năm 2010 - 2014, học sinh cần lưu ý một số điểm sau:
- Thứ nhất, đề thi đại học từ năm 2010 đến 2011 chủ yếu tập trung ở lớp 12. Tuy nhiên, nói một cách chính xác, nội dung lớp 10, lớp 11 vẫn thường xuyên xuất hiện trong đề thi đại học. Đó là vấn đề học sinh cần phải chú ý.
- Thứ hai, từ năm 2014, đề thi đại học môn Ngữ văn năm nay có sự thay đổi lớn nhất về cấu trúc và nội dung. Đề thi không còn phần tự chọn, Câu 1 (2 điểm) chuyển từ câu hỏi tái hiện kiến thức văn học trong chương trình học thành câu đọc – hiểu một đoạn ngữ liệu không có trong chương trình học chính khoá. Cả hai ngữ liệu được lấy từ phần Đọc thêm trong SGK Ngữ văn 12.
- Thứ ba, trong đề thi đại học luôn có một câu Nghị luận xã hội (3 điểm). Để giải quyết tốt các bài văn Nghị luận xã hội, ngoài kiến thức được học trong nhà trường, học sinh còn phải tăng cường kiến thức bên ngoài, trên sách báo, trong cuộc sống, đặc biệt những vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Do đây là câu hỏi khá tự do, không có bài học sẵn trong sách, đòi hỏi tính chủ động rất cao ở học sinh, nên tiếp xúc với câu hỏi thuộc dạng này, học sinh phải rất linh hoạt và chủ động, phải thể hiện được những chính kiến của mình trước một vấn đề (chẳng hạn: niềm tin, sự trung thực, vẻ đẹp tâm hồn, thái độ sống…) câu hỏi nêu ra, phải có sự sáng tạo.
Để nắm được cấu trúc đề thi đại học môn Ngữ văn khối C từ năm 2010 - 2014, học sinh tham khảo phân bổ đề thi 5 năm qua bảng sau:
Phân tích cấu trúc đề thi Đại học môn Ngữ văn từ 2010 - 2014
Đề
thi đại học môn Ngữ văn từ năm 2010 - 2014 không có sự thay đổi về số
lượng câu hỏi và số điểm của từng câu. Đề thi bao gồm 3 câu hỏi sau:Câu 1 (2 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm Văn học Việt Nam.
Câu 2 (3 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (không quá 600 từ).
– Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
– Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Câu 3 (5 điểm): Từ năm 2010 đến 2013, học sinh có thể lựa chọn một trong hai câu hỏi sau:
Câu III.a: Theo chương trình chuẩn (5 điểm)
Câu III.b: Theo chương trình nâng cao (5 điểm)
Tuy nhiên, đến năm 2014, phần tự chọn đã bị lược bỏ, thay vào đó, mọi học sinh đều phải làm chung một câu hỏi.
Câu 2 (3 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (không quá 600 từ).
– Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
– Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Câu 3 (5 điểm): Từ năm 2010 đến 2013, học sinh có thể lựa chọn một trong hai câu hỏi sau:
Câu III.a: Theo chương trình chuẩn (5 điểm)
Câu III.b: Theo chương trình nâng cao (5 điểm)
Tuy nhiên, đến năm 2014, phần tự chọn đã bị lược bỏ, thay vào đó, mọi học sinh đều phải làm chung một câu hỏi.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét