Bộ GD-ĐT vừa công bố điểm chuẩn dự kiến nhiều trường ĐH, CĐ trong cả nước tính đến 17g ngày 18-8 .
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển ĐH năm 2015 |
Điểm chuẩn dự kiến của các trường dựa trên hồ sơ xét tuyển tính đến 17g ngày 18-8. Đây là điểm dành cho HSPT-KV, mỗi khu vực cách nhau 0,5 điểm, mỗi nhóm đối tượng ưu tiên cách nhau 1 điểm.
Một
số trường nhân hệ số môn thi chính và tính theo thang điểm 40, cách
tính điểm ưu tiên có điểm lẻ trong khi đó không ít trường dù nhân hệ số
môn thi chính nhưng quy về thang điểm 30 nên điểm ưu tiên vẫn theo quy
định lâu nay.
Không để xảy ra tiêu cực trong xét tuyển
Làm thế nào để ngăn ngừa tiêu cực trong quá trình xét tuyển khi về lý thuyết, sau 17g ngày 20-8 không có ngoại lệ cho việc nộp hồ sơ mới, nhưng dữ liệu lại nằm trong tay chính các trường thực hiện xét tuyển?Ông Bùi Văn Ga |
Theo dõi cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga quanh những lo lắng này của phụ huynh, thí sinh.
Bộ tạm không cung cấp dữ liệu cho các trường trong hai ngày
*
Theo quy định, 17g ngày
20-8, các trường phải kết thúc việc tiếp nhận
hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT). Tuy nhiên nhiều thí sinh, phụ huynh lo
ngại: nếu hệ thống quốc gia không chốt việc tiếp nhận hồ sơ, “đóng gói”
dữ liệu, có thể sẽ xảy ra hiện tượng tiêu cực, tính toán xong điểm chuẩn
rồi mới bổ sung hồ sơ vào những ngành có điểm chuẩn phù hợp, không công
bằng với các thí sinh khác. Bộ đã có giải pháp kỹ thuật nào để ngăn
ngừa nảy sinh tiêu cực trong xét tuyển ĐH, CĐ 2015?
-
Bộ GD-ĐT rất chia sẻ với những lo lắng của thí sinh, phụ huynh khi tham
gia xét tuyển ĐH, CĐ năm nay. Lo lắng của thí sinh, phụ huynh về thời
gian “đóng” dữ liệu, chốt nhận hồ sơ của các trường sao cho thống nhất
trên toàn quốc, tránh tạo kẽ hở nảy sinh tiêu cực là vấn đề Bộ GD-ĐT đã
lường trước và cũng đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ chính các cơ
sở đào tạo.
Để
đảm bảo sự công bằng, minh bạch về thông tin ĐKXT, đồng thời ngăn ngừa
các tiêu cực phát sinh như xã hội lo ngại, ngày 18-8 Bộ GD-ĐT đã có công
văn hướng dẫn gửi các trường ĐH, CĐ, các sở GD-ĐT thống nhất thời gian
xử lý dữ liệu ĐKXT của thí sinh.
Theo đó, 17g ngày 20-8 là thời hạn cuối cùng các trường nhận hồ sơ ĐKXT,
thì cũng chính từ thời điểm đó cho đến 18g ngày 22-8, hệ thống sẽ tạm
thời khóa dữ liệu, không cung cấp dữ liệu thí sinh cho các trường, không
để đơn vị nào can thiệp việc tính toán để chỉnh sửa, chuyển đổi nguyện
vọng, thậm chí chuyển hồ sơ sang trường khác như thí sinh, phụ huynh lo
ngại.
Bộ
cũng yêu cầu các sở GD-ĐT phải tổng hợp yêu cầu thay đổi nguyện vọng
ĐKXT của thí sinh và cập nhật lên hệ thống phần mềm quản lý tuyển sinh
của bộ để chuyển dữ liệu cho các trường ĐH, CĐ trước 20g ngày 20-8.
Trong
thời gian bộ tạm khóa dữ liệu trên hệ thống, các trường ĐH, CĐ phải
hoàn tất việc tổng hợp dữ liệu ĐKXT của thí sinh nộp trực tiếp tại
trường, qua đường bưu điện và dữ liệu thay đổi nguyện vọng ĐKXT từ các
sở GD-ĐT, công bố công khai danh sách này trước 18g ngày 21-8 để chính
thí sinh cũng có cơ hội rà soát lại đăng ký của mình.
Cuối ngày 22-8, bộ sẽ trả dữ liệu một lần để các trường tổng hợp, phân tích, lên phương án điểm chuẩn cho các ngành đào tạo.
Chọn ngành theo
sở thích, đừng chỉ cố đỗ đại học
*Đợt xét tuyển thứ nhất đã chứng kiến một bức tranh khác biệt trong tuyển sinh năm 2015 so với các năm trước: thí sinh điểm cao dồn hết về trường lớn, điểm chuẩn tăng cao kỷ lục; còn các trường tốp giữa, tốp dưới dù điểm chuẩn mọi năm không cao nhưng vẫn có những thủ khoa 27 - 28 điểm thì nay hoàn toàn vắng bóng. Sự phân tầng này là tích cực hay sẽ lộ ra hạn chế trong đào tạo ĐH ở các trường sau này, thưa ông?
-
Với cách tuyển sinh năm nay, những trường có uy tín sẽ hưởng lợi khi
hút được lượng thí sinh điểm cao vào trường. Từ cuộc cạnh tranh điểm số
của thí sinh để giành suất trúng tuyển vào trường sẽ tạo tiền đề quan
trọng để chính các trường ĐH, CĐ có động lực từng bước nâng cao chất
lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội. Đây là tín hiệu tích cực khi các
trường ĐH đang được giao nhiều quyền tự chủ, và chính các trường phải
khẳng định thương hiệu của mình bằng chất lượng, bằng sức hút đối với
thí sinh.
*
Các năm trước đây có khoảng 70% chỉ tiêu sẽ trúng tuyển ngay từ đợt 1.
Với thay đổi tuyển sinh năm 2015: biết điểm trước, chọn trường sau, tỉ
lệ này liệu có biến động, thưa ông? Đâu là mặt tốt cần phát huy, đâu là
những vấn đề mà bộ cần nghiên cứu để điều chỉnh trong xét tuyển các đợt
tiếp theo, cũng như các kỳ tuyển sinh tới?
-
Bộ GD-ĐT không ấn định tỉ lệ chỉ tiêu phải tuyển ở đợt 1, mà chỉ tiêu
tuyển được phụ thuộc vào lựa chọn và chất lượng của thí sinh, cũng như
tiêu chí xét tuyển của từng trường.
Có
trường chấp nhận hạ điểm chuẩn dự kiến để tuyển đủ thí sinh, nhưng rất
nhiều trường chấp nhận xét tuyển các đợt tiếp theo để giữ mức điểm chuẩn
phù hợp với tiêu chí đào tạo, đảm bảo chất lượng đào tạo mà nhà trường
đặt ra. 70% chỉ tiêu trúng tuyển ngay đợt 1 là tỉ lệ tương đối đã được
thống kê trong nhiều năm tuyển sinh vừa
qua. Năm 2015, cách thức tuyển sinh dù khác, thí sinh được chọn trường,
chọn ngành sau khi biết điểm, nhưng dự kiến tỉ lệ này không biến động
nhiều.
Sau
khi kết thúc tuyển sinh, bộ sẽ họp với các trường ĐH, CĐ, các sở GD-ĐT,
các chuyên gia giáo dục để thảo luận những mặt được, mặt chưa được để
rút kinh nghiệm tổ chức kỳ thi được tốt hơn trong những năm tới.
Trong
13 năm tổ chức kỳ thi “ba chung” trước đây, năm nào chúng ta cũng rút
kinh nghiệm để điều chỉnh quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy cho phù
hợp. Năm đầu tiên xét tuyển ĐH theo cách mới, từ kết quả của một kỳ thi THPT quốc gia chung
sẽ có những kinh nghiệm tốt cho Bộ GD-ĐT trong tổ chức tuyển sinh các
năm tới. Bản thân Bộ GD-ĐT, ngay trong kỳ xét tuyển đầu tiên này cũng đã
có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời tạo thuận lợi cho thí sinh trong
xét tuyển.
Qua
thực tế xét tuyển của một năm, xã hội cũng có được nhìn nhận thực tế để
phản biện tốt hơn cho Bộ GD-ĐT hoàn thiện quy chế. Thí sinh cũng có
được bài học của những anh chị tham gia tuyển sinh năm nay, để không vấp
phải các sai lầm dẫn đến việc phải vất vả trong ĐKXT các năm tiếp theo.
Các trường phải công bố kết quả trúng tuyển đợt 1 trước ngày 25-8Với thí sinh gửi hồ sơ theo đường bưu điện, các trường căn cứ vào dấu bưu điện để tiếp nhận các hồ sơ gửi về trước 17g ngày 20-8 và xử lý trong các ngày 21, 22-8.Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cũng đã chỉ đạo tất cả bưu cục đảm bảo chậm nhất là hai ngày sẽ chuyển hồ sơ ĐKXT của thí sinh tới các trường. Bộ cũng yêu cầu các trường công bố danh sách ĐKXT chung vào ngày 22-8, thí sinh có thể chủ động rà soát dựa trên công bố này, nếu hồ sơ đã gửi mà không thấy có tên trong danh sách, thí sinh có thể liên hệ với trường để trường bổ sung vào danh sách. Nếu có trường hợp cá biệt, hồ sơ dù gửi qua bưu điện trước 17g ngày 20-8 nhưng vẫn đến trường chậm mà thí sinh không biết, không kịp phản ảnh, sau khi trường đã công bố điểm chuẩn thì thí sinh vẫn được đảm bảo quyền lợi của mình, nếu mức điểm ĐKXT đạt từ mức điểm chuẩn trở lên. Năm 2015, các trường phải công bố kết quả trúng tuyển đợt 1 trước ngày 25-8. |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét