Ông
Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ
GD&ĐT cho biết như vậy trong sáng 23/6 khi trao đổi về kỳ thi THPT
quốc gia năm 2015.
Ảnh minh họa.
59% thí sinh thi để xét tuyển vào ĐH
Theo ông Mai Văn Trinh, tính đến ngày 23/6/2015, có khoảng 1.004.600 thí sinh dự thi, trong đó có 27,8 % thí sinh dự thi chỉ để tốt nghiệp THPT, 59% thí sinh dự thi để tuyển sinh và tốt nghiệp THPT và 13,2 % thí sinh tự do thi chỉ để xét tuyển vào các trường đại học (ĐH). Ông Trinh cho biết, tất cả các cụm thi địa phương và cụm thi do trường ĐH chủ trì đều đã chốt phòng thi, lịch thi, giấy thi. Những sai sót do thí sinh hay do nhập dữ liệu cũng đã kịp thời được sửa chữa. Những thí sinh thi vào 2 ngành công an và quân đội chưa kịp làm hồ sơ vẫn được tạo điều kiện cho làm hồ sơ bổ sung trước ngày 24/6, điều này có thể gây khó khăn cho các trường nhưng đã được thực hiện trên tinh thần vì thí sinh phục vụ.60% nội dung đề thi là để tốt nghiệp THPT
Theo ông Mai Văn Trinh, sau khi Bộ GD&ĐT công bố đề thi minh họa, một nhóm công tác đã tổng hợp các ý kiến góp ý của thầy cô, học sinh, chuyên gia… và trên cơ sở đó sẽ căn chỉnh để tổng hợp được một đề thi hợp lý.Vì đây là kỳ thi phải đảm bảo 2 mục đích tốt nghiệp và tuyển sinh vào ĐH nên bài thi sẽ được tính toán định tính. Cụ thể đề thi sẽ được làm với khoảng 60% nội dung dễ và trung bình để đảm bảo cho đa số các em tốt nghiệp và 40% để phân hóa, xét tuyển vào ĐH, CĐ. Vì vậy, ông Trinh phân tích, nếu bài thi tốt nghiệp năm ngoái là 10 điểm thì trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2015, sẽ tương xứng với 6 điểm. Vì vậy, ông Trinh nói: Trong kỳ thi năm ngoái, một thí sinh đạt 5 điểm/môn đã tốt nghiệp thì năm nay đạt 3 điểm/môn đã tốt nghiệp. Vì thế, học sinh diện ưu tiên năm nay sẽ có thể tốt nghiệp với 2,5 điểm/môn. Với hệ quy chiếu mới là như vậy, cấu trúc đề thi sẽ đi theo lô-gíc để tỷ lệ đạt từ 3 điểm/môn trở lên sẽ tương đương với tỷ lệ đạt từ 5 điểm/môn trở lên của năm trước.
Chấm thi thế nào cho công bằng?
Ông Trinh khẳng định, các trường ĐH đã phối hợp với các sở GD&ĐT để điều phối người chấm thi đủ phẩm chất đủ năng lực.Để đảm bảo công bằng cho bài thi của tất cả các thí sinh, ông Trinh cho biết, sắp tới, ngành sẽ tập trung mọi nguồn lực để tổ chức kỳ thi THPT quốc gia thật nghiêm túc, an toàn trong toàn bộ các điểm thi trong cả nước. Công tác thanh tra sẽ được tiến hành toàn diện và có điểm nhấn. Ông Trinh nói, kỳ thi diễn ra với cơ sở dữ liệu chung, quy chế tuyển sinh, tiêu chí đảm bảo chất lượng chung nhưng tuyển sinh là sự tự chủ của các trường ĐH. Theo ông Mai Văn Trinh, khi Bộ GD&ĐT đưa ra đề minh họa có câu khó dễ trộn lẫn nhau đã nhận được ý kiến phản hồi từ xã hội, từ dư luận học sinh và sắp tới, đề thi sẽ được ra trên tinh thần tính toán lại, có căn chỉnh để đảm bảo độ khó-dễ thích hợp.
Để đảm bảo tính công bằng giữa thí sinh dự thi ở các cụm thi địa phương và cụm thi ĐH, ông Trinh cho biết, ngành GD&ĐT sẽ đưa ra nhiều biện pháp đồng bộ: Đưa cán bộ trường ĐH về tổ chức và giám sát thi ở các cụm thi địa phương, nghiêm túc coi thi, chấm thi 2 vòng độc lập có chấm kiểm tra và chấm thẩm định.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét