"Năm
nay, đề thi THPT quốc gia không quá khó mà phù hợp với trình độ làm bài
của tất cả các em. Thí sinh hiểu ở mức độ nào thì làm ở mức đấy", Thứ
trưởng Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga khẳng định.
- Mấy ngày vừa qua các Thứ trưởng đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT quốc gia tại nhiều địa phương, tình hình thực tế như thế nào thưa ông?
-
Qua kiểm tra thi ở các địa phương, đặc biệt là những nơi có điều kiện
khó khăn như Quảng Trị, Quảng Nam hay Huế, Đà Nẵng, tôi thấy các nhà
trường, địa phương đã quán triệt sâu sắc chỉ thị của Thủ tướng về tổ
chức kỳ thi: Không để thí sinh nào vì hoàn cảnh khó khăn hay giao thông
cách trở mà không đến điểm thi được.
Nhiều
hoạt động được thực hiện như hỗ trợ thí sinh kinh phí đến cụm thi liên
tỉnh, đưa các em đến cụm địa phương, lo ăn ở... Đến hôm qua, các địa
phương đã chuyển thí sinh đến địa điểm thi an toàn. Chiến dịch tình
nguyện của đoàn thanh niên, hội sinh viên rất rầm rộ. Áo xanh xuất hiện ở
bến tàu, bến xe đưa đón thí sinh nơi xa đến, chuẩn bị chỗ ở miễn phí.
Có thể nói công tác hỗ trợ thí sinh năm nay làm rất bài bản, chắc chắn
các em sẽ rất hài lòng.
Việc chuẩn bị của các cụm thi cũng bám sát những điểm mới của kỳ thi THPT quốc gia 2015.
Nếu như mọi năm thi cố định thì năm nay lại thay đổi thí sinh ở từng
môn nên phải tập huấn kỹ cho giám thị coi thi. Đề thi cũng phức tạp hơn
vì có những nơi năm nay nhận luôn một lúc đề của 8 môn thi về bảo quản
do cách xa trung tâm in sao, không thể nhận từng môn một. Bộ lưu ý các
cụm thi, điểm thi hết sức thận trọng trong việc tôn trọng đúng lịch thi,
không được bóc nhầm đề ảnh hưởng đến kỳ thi.
Đến
giờ phút này công tác chuẩn bị đã sẵn sàng. Tuy nhiên, kỳ thi mới với
hơn 1 triệu thí sinh diễn ra trên khắp cả nước cho nên Bộ nhắc nhở các
cụm thi không được chủ quan, làm cẩn thận theo đúng quy chế, nếu có trục
trặc phải báo ngay ban chỉ đạo, xử lý kịp thời, để kỳ thi diễn ra đúng
như dự kiến.
- Khi nào đề thi được vận chuyển đến điểm thi?
-
Hôm nay 30/6, các cụm thi ở xa sẽ đến các trung tâm in sao đề thi để
nhận đề, vận chuyển về nơi bảo quản để phục vụ thí sinh thi vào ngày
1/7. Hiện các cụm in sao đề thi đã làm việc kết thúc đúng thời hạn, kịp
thời giao cho các điểm thi.
Năm
nay số lượng cụm thi nhiều hơn kỳ thi đại học, cao đẳng mọi năm. Năm
trước chỉ có khoảng 25 điểm in sao đề thi thì năm nay các Sở cũng in sao
đề thi. Một số cụm không tự in sao mà phối hợp, hiệp đồng với cụm in
sao lân cận để nhận đề về.
- Các câu hỏi trong đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia được phân hoá như thế nào thưa Thứ trưởng?
- Đề
thi năm nay 60% là kiến thức cơ bản, học sinh bình thường có thể làm
được. Ban đề thi đã sắp xếp câu dễ trước, câu khó sau, vì vậy học sinh
không cần băn khoăn, cứ làm từ câu đầu đến câu cuối. Làm hết hay không
là phù thuộc vào năng lực các em có thể xử lý được những câu khó, câu
phân loại được hay không. Nhưng các em cố gắng hoàn thiện những câu dễ
trước.
Đề
không yêu cầu các em học thuộc lòng, máy móc không cần thiết, chỉ cần
vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn nên rất thuận lợi cho các em,
học lực trung bình cũng có thể có kết quả tốt, không cần lo lắng.
Thí
sinh lưu ý nếu có một môn từ 1 điểm trở xuống là điểm liệt, như vậy sẽ
không được công nhận tốt nghiệp. Tuy nhiên để tốt nghiệp cũng không phải
quá khó khăn vì chỉ cần được từ 5 điểm trở lên khi cộng điểm các môn
thi, cộng điểm khuyến khích, và cộng với điểm tổng kết lớp 12 sau đó
chia đôi, rồi lại cộng điểm ưu tiên.
-
Nhiều người vẫn lo lắng về tính công bằng giữa 2 loại cụm thi, Bộ làm
thế nào để đảm bảo không có chuyện coi thi bất công bằng?
-
Dù là cụm thi địa phương hay đại học đều thực hiện nhất quán một quy
chế tuyển sinh. Các cụm thi địa phương chủ trì, Bộ cũng cử các trường
đại học cùng phối hợp, tham gia. Hiện các địa phương, trường đại học đã
có sự phối hợp nhịp nhàng. Các trường đại học cũng cử cán bộ tham gia
hội đồng tuyển sinh địa phương, cũng như tham gia kiểm tra, giám sát.
Mặt
khác, trong quá trình diễn ra kỳ thi, thanh tra Bộ, thanh tra địa
phương cũng thanh tra đột xuất tất cả các cụm thi. Ngay cả thí sinh cũng
có thể giám sát chất lượng của kỳ thi THPT quốc gia khi
Bộ cho phép các em mang các dụng có ghi lại các hiện tượng tiêu cực
trong phòng thi để phản ánh. Như vậy với sự giám sát rộng rãi, tất cả
các cụm thi đều phải thực hiện nghiêm túc quy chế, tránh được sai sót.
Cụm thi nào để xảy ra sự cố đều bị quy trách nhiệm nên chắc chắn không
cụm nào để quá trình coi thi không công bằng.
- Thứ trưởng khuyên nhủ gì thí sinh trước ngày thi?
-
Ngày mai các em bắt đầu bước vào thi, đề thi minh hoạ Bộ đã đưa lên
mạng cho các em tham khảo. Năm nay, đề không quá khó mà phù hợp với
trình độ làm bài của tất cả các em. Thí sinh học hiểu ở mức độ nào thì
làm ở mức đấy. Khoảng 60% câu hỏi cơ bản phần lớn các em sẽ làm được nên
không cần lo lắng.
Khi
vào phòng thi, các em phải hết sức tôn trọng quy chế thi. Nhất là không
được mang tài liệu và điện thoại vào phòng thi vì khi mang những tài
liệu vào các em cũng không sử dụng được vì cách ra đề thi đã đổi mới.
Khi phát hiện các em sẽ bị đình chỉ thi, tất cả kết quả sẽ bị huỷ, kể cả
kết quả phổ thông.
Hãy
vào phòng thi với tinh thần thoải mái nhất. Tất cả những đổi mới của kỳ
thi sẽ giúp các em giảm bớt áp lực cả về vật chất và tinh thần. Vật
chất đã giảm từ 4 kỳ thi xuống còn 1 kỳ thi, nên việc quan trọng bây giờ
là các em ổn định tâm lý, tự tin bước vào phòng thi để làm bài tốt
nhất.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga: Đề thi THPT quốc gia không đánh đố
“Thí
sinh hãy bình tĩnh, các kiến thức đã học sẽ giúp các em làm được bài
thi vì đề thi không đánh đố, không bắt buộc học thuộc một cách máy móc
hoặc trả lời theo khuôn mẫu”. Đó là lời khẳng định của Thứ trưởng Bộ
GD&ĐT Bùi Văn Ga trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong.
Trước giờ G, mọi vấn đề liên quan đến kỳ thi đã được giải quyết đến đâu, đặc biệt ở những vùng khó khăn, thưa Thứ trưởng?
Tới thời điểm này công tác tổ chức ở các địa phương và các cụm thi trên cả nước đã hoàn tất. Mấy ngày nay, lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã đến các cụm thi, đặc biệt những cụm thi lần đầu tiên tổ chức kỳ thi có quy mô lớn để kiểm tra và xử lý các vướng mắc tại chỗ. Qua kiểm tra thấy các địa phương và các cụm thi đã quán triệt rất sâu sắc chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ là bằng mọi cách không để thí sinh nào vì khó khăn mà không đến được địa điểm thi.
Các địa phương đã phối hợp rất chặt chẽ với các nhà trường, các đoàn thể, các ban ngành để thí sinh được đi thi, đặc biệt thí sinh người dân tộc và thí sinh ở vùng khó khăn đều nhận được sự hỗ trợ: bố trí ăn ở, tổ chức xe đưa đón đến nơi thi; nhiều thí sinh nhận được chỗ ở, bữa ăn miễn phí.
Đặc biệt phải kể đến sự nỗ lực của tổ chức Đoàn TNCS HCM và Hội Sinh viên trong chiến dịch tiếp sức mùa thi, trực 24/24 ở các bến tàu, nhà xe để giúp đỡ thí sinh. Mọi công việc đăng ký dự thi, chỉnh sửa dữ liệu đã hoàn tất, Bộ GD&ĐT đã có nhiều đợt để thí sinh chỉnh sửa thông tin.
Điều mà nhiều thí sinh lo nhất là do kết hợp 2 mục tiêu nên có thể đề thi sẽ khó hơn, ông nói gì về điều này?
Các thí sinh hãy đi vào phòng thi với tâm trạng thoải mái nhất để làm bài tốt nhất. Đề thi minh họa đã giúp cho thí sinh biết được định dạng đề thi, cách ra đề… Bộ sắp xếp, điều chỉnh để câu dễ trước, câu khó sau để những thí sinh học bình thường có thể làm được 60%. 40% câu hỏi sau khó hơn là để phân loại thí sinh giúp các trường có thể tuyển sinh. Vì vậy, thí sinh hãy bình tĩnh, các kiến thức đã học sẽ giúp các em làm được bài thi vì đề thi không đánh đố, không bắt buộc học thuộc một cách máy móc hoặc trả lời theo khuôn mẫu. Kiến thức đã học sẽ giúp các thí sinh vận dụng và làm được bài thi.
Một điều đáng lưu ý, thí sinh không mang tài liệu vào phòng thi vì mang theo cũng không làm được gì. Thí sinh, tốt nhất làm bài thi một cách nghiêm túc vì nếu mang tài liệu vào, bị phát hiện thì sẽ bị đình chỉ thi, không tốt nghiệp được THPT và cũng không vào được ĐH, CĐ. Hãy vào phòng thi với tâm trạng thoải mái nhất để có kết quả tốt nhất.
Nỗi lo bóc nhầm đề thi trong một kỳ thi có tới 8 môn thi nên được nhìn nhận thế nào, thưa ông?
Khác các kỳ thi trước đây, năm nay chỉ có 1 kỳ thi duy nhất diễn ra trong 4 ngày liên tục. Vì vậy, kỳ thi sẽ có nhiều môn thi hơn và điều mà các trường thi cần cẩn trọng là tránh bóc nhầm đề thi. Khác với kỳ thi tốt nghiệp hay ba chung như mọi năm. Năm nay, phòng thi thí sinh không cố định: Thí sinh dịch từ phòng thi này sang phòng thi khác, tùy thuộc vào môn thi các em đăng ký. Ngoài ra, số môn thi nhiều hơn mỗi lần thi trước đây, một số cụm thi xa trung tâm phải nhận đề thi 8 môn một lúc để bảo quản theo một quy trình nghiêm ngặt. Vì vậy, khi sử dụng đề thi, các trường thi phải thận trọng để tránh nhầm lẫn. Các trường thi lưu ý, lúc lấy đề thi sử dụng phải theo đúng quy định và nhắc nhở giám thị làm đúng quy trình trong quy chế tuyển sinh để tránh nhầm lẫn.
Tới thời điểm này công tác tổ chức ở các địa phương và các cụm thi trên cả nước đã hoàn tất. Mấy ngày nay, lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã đến các cụm thi, đặc biệt những cụm thi lần đầu tiên tổ chức kỳ thi có quy mô lớn để kiểm tra và xử lý các vướng mắc tại chỗ. Qua kiểm tra thấy các địa phương và các cụm thi đã quán triệt rất sâu sắc chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ là bằng mọi cách không để thí sinh nào vì khó khăn mà không đến được địa điểm thi.
Các địa phương đã phối hợp rất chặt chẽ với các nhà trường, các đoàn thể, các ban ngành để thí sinh được đi thi, đặc biệt thí sinh người dân tộc và thí sinh ở vùng khó khăn đều nhận được sự hỗ trợ: bố trí ăn ở, tổ chức xe đưa đón đến nơi thi; nhiều thí sinh nhận được chỗ ở, bữa ăn miễn phí.
Đặc biệt phải kể đến sự nỗ lực của tổ chức Đoàn TNCS HCM và Hội Sinh viên trong chiến dịch tiếp sức mùa thi, trực 24/24 ở các bến tàu, nhà xe để giúp đỡ thí sinh. Mọi công việc đăng ký dự thi, chỉnh sửa dữ liệu đã hoàn tất, Bộ GD&ĐT đã có nhiều đợt để thí sinh chỉnh sửa thông tin.
Điều mà nhiều thí sinh lo nhất là do kết hợp 2 mục tiêu nên có thể đề thi sẽ khó hơn, ông nói gì về điều này?
Các thí sinh hãy đi vào phòng thi với tâm trạng thoải mái nhất để làm bài tốt nhất. Đề thi minh họa đã giúp cho thí sinh biết được định dạng đề thi, cách ra đề… Bộ sắp xếp, điều chỉnh để câu dễ trước, câu khó sau để những thí sinh học bình thường có thể làm được 60%. 40% câu hỏi sau khó hơn là để phân loại thí sinh giúp các trường có thể tuyển sinh. Vì vậy, thí sinh hãy bình tĩnh, các kiến thức đã học sẽ giúp các em làm được bài thi vì đề thi không đánh đố, không bắt buộc học thuộc một cách máy móc hoặc trả lời theo khuôn mẫu. Kiến thức đã học sẽ giúp các thí sinh vận dụng và làm được bài thi.
Một điều đáng lưu ý, thí sinh không mang tài liệu vào phòng thi vì mang theo cũng không làm được gì. Thí sinh, tốt nhất làm bài thi một cách nghiêm túc vì nếu mang tài liệu vào, bị phát hiện thì sẽ bị đình chỉ thi, không tốt nghiệp được THPT và cũng không vào được ĐH, CĐ. Hãy vào phòng thi với tâm trạng thoải mái nhất để có kết quả tốt nhất.
Nỗi lo bóc nhầm đề thi trong một kỳ thi có tới 8 môn thi nên được nhìn nhận thế nào, thưa ông?
Khác các kỳ thi trước đây, năm nay chỉ có 1 kỳ thi duy nhất diễn ra trong 4 ngày liên tục. Vì vậy, kỳ thi sẽ có nhiều môn thi hơn và điều mà các trường thi cần cẩn trọng là tránh bóc nhầm đề thi. Khác với kỳ thi tốt nghiệp hay ba chung như mọi năm. Năm nay, phòng thi thí sinh không cố định: Thí sinh dịch từ phòng thi này sang phòng thi khác, tùy thuộc vào môn thi các em đăng ký. Ngoài ra, số môn thi nhiều hơn mỗi lần thi trước đây, một số cụm thi xa trung tâm phải nhận đề thi 8 môn một lúc để bảo quản theo một quy trình nghiêm ngặt. Vì vậy, khi sử dụng đề thi, các trường thi phải thận trọng để tránh nhầm lẫn. Các trường thi lưu ý, lúc lấy đề thi sử dụng phải theo đúng quy định và nhắc nhở giám thị làm đúng quy trình trong quy chế tuyển sinh để tránh nhầm lẫn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét