Các giảng viên Trường ĐH Đồng Tháp tư vấn thí sinh làm tốt bài thi tự luận kỳ thi THPT quốc gia 2015.
Tiến sĩ Lê Hương Giang -Trưởng Khoa Ngữ văn: nhiều lưu ý khi làm bài thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2015
Đề thi minh họa môn Ngữ văn cho thấy, cấu trúc đề thi THPT quốc gia năm
nay có chút thay đổi so với trước. Do vậy, TS cần lưu ý, cẩn trọng
trong khi làm bài thi. Với câu hỏi đọc hiểu, TS cần nắm các dạng câu hỏi
đọc hiểu với các loại văn bản (văn bản nhật dụng và văn bản nghệ
thuật), chú ý phân biệt và xác định đúng dạng câu hỏi.
Ví
dụ phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, thao tác lập luận, kết
cấu văn bản, nêu chủ đề văn bản, ghi lại câu văn khái quát chủ đề của
văn bản, thể thơ, biện pháp tu từ và hiệu quả nghệ thuật... Cần trả lời
chính xác, ngắn gọn, không quá chú trọng diễn đạt mượt mà. Cần rèn kĩ
năng trả lời từng dạng câu hỏi như: xác định biện pháp tu từ, chỉ ra chi
tiết, hình ảnh thể hiện, tác dụng, hiệu quả nghệ thuật...
Với
phần Làm văn, bài làm của TS cần có đủ 2 phần mở bài - thân bài - kết
bài, trong đó hạn chế tối đa việc sai chính tả, dùng từ, đặt câu. Phần
chữ viết phải rõ ràng, cẩn thận, dễ đọc, trình bày sạch sẽ, sáng sủa,
tạo ấn tượng tốt về mặt hình thức của bài thi.
Câu nghị luận xã hội: Đề
thường xoay quanh các chủ đề tư tưởng đạo lý và những hiện tượng trong
xã hội mang tính thời sự nên chú ý tích lũy kiến thức xã hội, nhất là
dẫn chứng cần mang tính thực tế. Cần chú ý các bước nghị luận: giải
thích, bàn luận, đánh giá vấn đề, rút bài học. Bên cạnh đó, TS chú ý thể
hiện dấu ấn cá nhân trong bày tỏ chính kiến, miễn không trái với chuẩn
mực đạo đức xã hội và trái pháp luật, tránh nói chung chung, viết theo
sách văn mẫu...
Câu nghị luận văn học: Đề
thi môn Văn chỉ có một câu cho phần nghị luận văn học, không được chọn 1
trong hai câu để làm bài (văn xuôi, thơ) nên phải bao quát các tác phẩm
trong chương trình THPT, chú ý các tác phẩm trong chương trình lớp 12.
Ngoài dẫn chứng phải thuộc các bài học nên hệ thống kiến thức theo các
chuyên đề, quá trình ôn tập nên chú ý liên hệ so sánh những nét đặc sắc
của mỗi văn bản văn học.
Tiến sĩ Trần Lê Nam: 4 bước làm tốt bài thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Toán
Bước 1: Đọc kĩ đề bài, xác định câu hỏi có khả năng làm được
Đọc
qua một lần các câu hỏi trong đề bài, đánh dấu các câu có khả năng giải
được, sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó. Đồng thời, các bạn nên viết ra
giấy nháp ý tưởng để giải các câu hỏi đó. Ưu tiên câu dễ làm trước, khó
làm sau.
Để
làm tốt bước này, TS cần tập trung vào các phần như: khảo sát hàm số,
phương trình mũ hoặc logarit, số phức, hình học tọa độ trong không gian
hay phương trình lượng giác,...Trong quá trình ôn luyện ở nhà, các bạn
cũng nên để ý các dạng câu hỏi mình thuần thục được, các dạng câu hỏi
mình chưa giải tốt. Thói quen này sẽ giúp các bạn thực hiện bước 1 không
mất nhiều thời gian.
Bước 2: Giải các câu hỏi đã được đánh dấu
Khi
tiến hành giải các bài toán được đánh dấu, TS phải đảm bảo làm câu nào
chắc câu đó. Cẩn thận từng bước khi giải một bài toán. Đối với các dạng
toán có bước làm cụ thể, chúng ta nên thực hiện đầy đủ các bước, tính
toán thật cẩn thận, chính xác.
Ngược
lại, các dạng toán không có thuật toán, TS nên lưu ý một số vấn đề sau
để tránh mất điểm: điều kiện có nghĩa, xét trường hợp bằng 0 trước khi
chia, nhân 2 vế của bất phương trình với số âm thì bất đẳng thức đổi
chiều, thử lại các nghiệm tìm được của phương trình, kết luận của bài
toán,... Chú ý cách trình bày rõ ràng, mạch lạc, tránh lạm dụng các dấu
suy ra (=>) hay tương đương (<=>) trong bài thi.
Bước 3: Kiểm tra cẩn thận lời giải của các bài đã làm được
Khi
đã hoàn thành lời giải cho các bài toán đã đánh dấu, TS nên đọc lại từ
đầu đến cuối bài làm xem có viết sai, thiếu dấu, thiếu trường hợp, thiếu
bước làm hay kết luận hay không. Các bạn cũng nên tính lại một số kết
quả quan trọng trong các câu hỏi, thử lại các nghiệm của phương trình
xem có đúng chưa.
Bước 4: Tấn công vào các câu hỏi khó
TS
nên chú ý rằng thang điểm trong đáp án là theo ý, không theo câu. Do
đó, đối với các câu khó, chúng ta cần bình tĩnh để kiếm điểm từ các ý
nhỏ. Ví dụ, khi gặp các phương trình không có khuôn khổ, chúng ta nên
kiểm tra xem có cần đặt điều kiện không? Nhẫm được nghiệm không?
Khi
gặp phương trình lượng giác thì chúng ta xem có công thức nào để đưa
các hàm có mặt trong phương trình về cung hàm sin hay cos được không? Có
thể đưa về cùng một góc lượng giác 2x, 3x,... nào đó được không?. Còn
với các bài toán mà chúng ta có ý tưởng nhưng không giải được, TS nên
ghi các ý tưởng đó ra giấy nháp. Khi thời gian làm bài gần hết, chúng ta
có thể mạnh dạn viết ý tưởng đó vào bài thi.
Thạc sĩ Phạm Xuân Vũ – Trưởng bộ môn Lịch sử: Tránh nhầm lẫn
Lịch
sử là môn thi mà thường có nhiều kiến thức, sự kiện, mốc thời gian...,
nên dễ gây nhầm lẫn cho TS. Trước khi làm bài vào tờ giấy thi, các em
phải đọc kỹ nội dung yêu cầu của đề, dùng bút gạch chân hay khoanh tròn
những cụm từ toát lên nội dung chính và yêu cầu của từng câu (từ khóa).
Sau
đó, TS nên nhanh chóng lập đề cương sơ lược vào giấy nháp. Đây là kỹ
năng quan trọng đối với các môn thi tự luận, đặc biệt là môn Lịch sử để
giúp TS hạn chế được nhiều sự lúng túng trong khi trình bày bài thi,
tránh được sự sai sót và nhầm lẫn sự kiện, ngày tháng.
Trước
khi làm bài, TS nên phân tích kỹ đề và xác định yêu cầu, nội dung của
từng câu hỏi trong đề. Cụ thể, có thể có những dạng câu hỏi sau: dạng
trình bày, nêu khái quát, tóm tắt...tức là TS phải biết trả lời là như
thế nào? Hay là dạng câu hỏi “Tại sao?” tức là yêu cầu TS phải giải
thích bằng lập luận logic trên cơ sở xâu chuỗi các sự kiện, tìm mối liên
hệ để giải thích thuyết phục.
Hoặc
là dạng câu hỏi “Phân tích” thì yêu cầu TS phải biết vận dụng tất cả kỹ
năng vừa trình bày, vừa giải thích, rút ra nhận xét, đánh giá... Tiếp
theo, TS biết chia thời gian làm bài hợp lí, bằng cách hãy căn cứ vào
điểm số của từng câu mà tính thời gian làm cho từng câu và nên câu dễ
làm trước, khó làm sau.
Cuối
cùng, TS phải biết mỗi câu trả lời là một bài viết ngắn gồm có “mở
bài”, “thân bài” và “kết luận”. Khi đã xác định đúng nội dung TS sẽ biết
mở bài như thế nào và nên trực tiếp, ngắn gọn. Sau đó, trình bày nội
dung trọng tâm đề ra, cuối cùng là kết luận khái quát.
Thạc sĩ, Nghiên cứu sinh Trịnh Phi Hoành – Trưởng bộ môn Địa lý: Thà ghi nhầm hơn bỏ sót
Địa
lý là môn học mang tính tổng hợp, liên ngành vừa có những kiến thức
thuộc khối khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, vừa có những kiến thức
gần gũi, liên quan thực tế cuộc sống; thực tiễn phát triển của đất nước,
các khu vực. Do đó, môn thi này vẫn được xem là “dễ mà khó” với TS.
Để
làm bài tốt môn Địa lý, về kiến thức, TS cần sơ đồ hóa vấn đề, ghi nhớ
hoặc hiểu các đặc trưng cơ bản của tự nhiên, các ngành kinh tế và các
vùng kinh tế. Ngoài ra, TS cần học những nội dung chính trước, sau đó
còn thời gian mới đi vào chi tiết.
Chỉ
ghi nhớ những số liệu chính, bởi số liệu liên quan nhiều. Các số liệu
quan trọng hầu hết được ghi trong Atlas nên TS có thể tận dụng. Về kĩ
năng, các em cần thường xuyên rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích Atlat,
vẽ và nhận xét biểu đồ, bảng số liệu.
Khi
chấm thi, giám khảo chỉ cho điểm câu đúng không trừ điểm câu sai. Do
vậy, TS cần suy nghĩ và liệt kê càng nhiều càng tốt, thà ghi nhầm còn
hơn bỏ sót, nhưng cần lưu ý đừng có ghi nhầm theo kiểu Tây Nguyên có thế
mạnh phát triển kinh tế biển hay đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh
cây chè.
Trường
hợp đề thi yêu cầu nêu hoặc phân tích điều kiện tự nhiên hay tài nguyên
thiên nhiên của một vùng kinh tế để phục vụ phát triển một ngành kinh
tế, nếu chúng ta không nhớ những nội dung đã học thì hãy cố gắng để
trình bày theo cấu trúc: khí hậu, đất, nước, rừng, khoáng sản, biển...
hay điều kiện kinh tế - xã hội và liên hệ ngay đến dân cư - lao động, cơ
sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật, thị trường, lịch sử khai thác
lãnh thổ...
Với
những tư vấn từ các giảng viên, hy vọng các em học sinh sẽ có hướng ôn
tập chuẩn xác và vận dụng tốt cách làm bài thi để có được kết quả tốt
nhất với các môn tự luận.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét