Đối
với kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay, thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga
hôm qua khuyên thí sinh tập trung thi một số môn vừa sức để đạt kết quả
tốt hơn, vì thi nhiều môn thì dễ chọn trường, chọn ngành, nhưng cơ hội
trúng tuyển chưa chắc đã cao.
Điểm
nổi bật của kỳ thi năm nay là giảm dần sự bắt buộc và tăng dần sự lựa
chọn của thí sinh. Các em có nhiều lựa chọn từ môn thi đến chọn trường,
chọn ngành để phát huy khả năng của học sinh”, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT
Bùi Văn Ga cho biết tại chương trình “Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2015” do báo Tuổi Trẻ tổ chức chiều 18/1 tại TPHCM.
TS Phạm Tấn Hạ, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TPHCM) tư vấn chuyên sâu cho học sinh.
Theo
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, việc tăng sự lựa chọn sẽ giúp học sinh dựa vào
năng lực, nguyện vọng và sở thích của mình để quyết định những phương
án tốt nhất cho bản thân. Có như vậy, khi vào trường, các em mới có niềm
đam mê để học tập tốt ngành nghề mà mình yêu thích và tìm được việc làm
tốt sau khi ra trường.
“Đối
với thí sinh, dù thi theo công thức nào đi nữa các em cũng cần phải học
và ôn tập cho thật tốt. Năm nay, Bộ GD&ĐT đã tạo điều kiện để tăng
sự lựa chọn cho thí sinh, tuy nhiên phải hết sức thận trọng trong việc
chọn nhiều môn thi. Phải chọn tập trung một số môn vừa phải để đạt kết
quả tốt hơn. Việc chọn nhiều môn thi thì nhiều khả năng lựa chọn ngành
nghề, trường nhưng cơ hội trúng tuyển chưa chắc đã cao”, Thứ trưởng Bùi Văn Ga nói.
Đề
cập thang điểm, cấu trúc đề thi năm nay, PGS.TS Trần Văn Nghĩa, Phó cục
trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng, Bộ GD&ĐT, cho biết
trong dự thảo, Bộ GD&ĐT có đề xuất thang điểm tốt nghiệp kỳ thi THPT là
20 điểm, hiện nay Bộ GD&ĐT vẫn đang lắng nghe ý kiến của các em học
sinh, thầy cô giáo để đến cuối tháng 2 này chốt quy chế. Trong khi về
cấu trúc đề thi thì có 2 nhóm câu hỏi, để làm sao học sinh có thể trả
lời và phân loại được học sinh. Thí sinh nên làm những câu hỏi dễ trước,
câu nào khó làm sau. Về phiếu xét tuyển, mỗi phiếu là một đợt và một
đợt thì có 4 nguyện vọng được xét tuyển vào một ngành hay một nhóm ngành
thì do trường quyết định. “Có thể nộp phiếu trực tiếp ở các trường ĐH,
CĐ hoặc qua đường bưu điện, việc này tùy quy định của nhà trường chứ Bộ
GD&ĐT không quy định”, ông Nghĩa cho biết.
Trượt tốt nghiệp có thể đỗ đại học?
Tại buổi tư vấn, rất nhiều học sinh thắc mắc đưa ra câu hỏi: “Nếu
đủ điểm đậu đại học mà rớt tốt nghiệp thì sao? Nếu khối C gồm 3 môn
Văn, Sử, Địa đậu đại học nhưng tốt nghiệp mà có môn Anh văn hoặc Toán bị
khống chế thì sao?”. Trước câu hỏi này, Th.S Lê Văn Hiển, Phó
trưởng phòng đào tạo trường ĐH Luật TPHCM nói rằng, khi thí sinh không
đậu kỳ thi THPT Quốc gia thì Bộ GD&ĐT sẽ không cấp cho thí sinh
chứng nhận tốt nghiệp, thí sinh không thể được xét tuyển vào các trường
ĐH, CĐ được. Những năm trước, học sinh được làm hồ sơ đăng ký dự thi vào
các trường ĐH, CĐ vào giữa tháng 3 trong khi đó, học sinh vẫn chưa thi
tốt nghiệp, chưa biết kết quả tốt nghiệp thế nào. “Còn năm nay, thí
sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ sau khi tốt nghiệp kỳ thi
THPT Quốc gia và được Bộ GD&ĐT cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp. Do
đó, trên thực tế, trường hợp rớt tốt nghiệp đậu đại học là không thể xảy
ra”, ông Hiển phân tích.
TS Phạm Tấn Hạ, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG TPHCM) lưu ý học sinh: “Các
bạn phải lưu ý học kiểu nào và học thế nào thì chúng ta phải tính toán
để đảm bảo vừa đậu kỳ thi THPT Quốc gia vừa đủ điều kiện để xét tuyển
vào các trường ĐH, CĐ. Bởi theo quy chế của Bộ GD&ĐT, nếu bạn không
đậu tốt nghiệp THPT thì không đủ điều kiện để xét tuyển vào các trường
ĐH, CĐ”.
Một số thí sinh tự do cũng băn khoăn không biết đăng ký dự thi ở đâu trong kỳ thi THPT Quốc gia năm
2015 này. Một số thí sinh đặt ra trường hợp có hộ khẩu ở tỉnh thì có
được đăng ký dự thi ở TPHCM hay không. Giải đáp thắc mắc này, PGS.TS
Trần Anh Tuấn, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH Bộ GD&ĐT, cho biết, theo
dự thảo quy chế thì thí sinh tự do có hộ khẩu thường trú ở đâu sẽ phải
đăng ký và dự thi tại cụm thi có tỉnh đó. Bộ GD&ĐT sẽ sớm công bố
thông tin về các cụm thi để thí sinh theo dõi và sớm có hướng đăng ký dự
thi.
TS
Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc ĐHQG TPHCM cho biết năm nay các em học
sinh sẽ đăng ký dự thi vào tháng 3 sau khi có kết quả của kỳ thi THPT
Quốc gia. Đến tháng 8, các thí sinh sẽ đăng ký xét tuyển vào các trường
ĐH, CĐ. Dự kiến ngày 1/4 sẽ kết thúc việc đăng ký dự thi THPT Quốc gia
năm 2015.
Tại
TPHCM sẽ có tất cả 6 cụm thi do ĐHQG TPHCM và các trường ĐH Sư phạm
TPHCM, Nông Lâm, Y dược, Tôn Đức Thắng, Công nghiệp tổ chức cho học sinh
tại TPHCM, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Long An, Đồng Nai và Bà
Rịa - Vũng Tàu dự thi. “Ngoài 4 môn thi, trong đó có 3 môn bắt buộc để
xét tốt nghiệp THPT, thí sinh có thể chọn thi thêm môn để tăng cơ hội
xét tuyển vào các trường tuy nhiên không nên lựa chọn quá nhiều”, ông
Nghĩa khuyên.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét