Ngày 11.4 là hạn chót thu nhận hồ sơ theo tuyến sở GD & ĐT. Theo thống kê tại các trường THPT, hồ sơ đăng ký dự thi tuyển khối ngành kinh tế không còn nhiều như trước. Khối ngành y - dược vẫn thuộc dạng “hot”.
TPHCM: Ngành y - dược lên ngôi
Tại trường THPT Marie Curie (TPHCM), bà Trương Thị Kim Anh, cán bộ phụ trách giáo vụ cho biết, năm nay học sinh (HS) của trường chủ yếu nộp hồ sơ vào các trường ĐH: Sài Gòn, Tài chính - Marketing, Hoa Sen… Số lượng hồ sơ nộp vào các trường thành viên của ĐH Quốc gia TPHCM không nhiều như các năm trước.
Khối ngành sư phạm, những ngành học thiên về môi trường cũng thu hút khá nhiều hồ sơ. Theo đại diện Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (quận Tân Bình), nhà trường đã nhận hơn 1.600 hồ sơ đăng ký của học sinh, tập trung vào các trường ĐH Kinh tế TPHCM, ĐH Bách khoa, ĐH Khoa học Xã hội- Nhân văn (ĐH Quốc gia TPHCM), ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, ĐH Tài chính- Marketing, ĐH Sư phạm TPHCM…
Theo ông Đinh Ninh Hòa, hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Công Trứ (quận Gò Vấp), số hồ sơ dự thi vào khối A và B của trường này chiếm trên 60%.
Tính đến thời điểm này, Sở GD&ĐT TPHCM đã nhận hơn 3.000 hồ sơ, chủ yếu tập trung vào các trường thuộc khối y- dược như ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, ĐH Y- Dược TPHCM, ĐH Y- Dược Huế, Y-Dược Cần Thơ. Tiếp đến mới là các trường đào tạo về kinh tế: ĐH Kinh tế TPHCM, ĐH Ngân hàng TPHCM, ĐH Kinh tế - Luật… Cũng theo Sở GD&ĐT TPHCM, năm nay lượng hồ sơ đăng ký vào các ngành sư phạm ở ĐH Sư phạm TPHCM, ĐH Sài Gòn có dấu hiệu tăng trở lại.
Trong khi đó, Phòng tuyển sinh Cơ quan đại diện Bộ GD&ĐT hiện đã nhận gần 12.000 hồ sơ. Theo ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên tuyển sinh Bộ GD&ĐT, so với năm 2012, lượng hồ sơ năm nay có tăng nhẹ.
Theo thống kê, hồ sơ ĐKDT của thí sinh tập trung nhiều vào các trường như: ĐH Y - Dược TPHCM (hơn 400 hồ sơ), ĐH Sài Gòn (gần 1.000), ĐH Sư phạm TPHCM (gần 600), kế đến là các trường có trên 300 hồ sơ gồm ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM, ĐH Kinh tế TPHCM, ĐH Nông lâm TPHCM…
Xu hướng dịch chuyển nguyện vọng mới
Theo cô giáo Phạm Thị Thu, cán bộ văn phòng Trường THPT chuyên Thái Bình, trong tổng số 1.600 hồ sơ dự thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ của trường này, có 182 hồ sơ đăng ký thi vào ĐH Ngoại thương, 200- ĐH Y Thái Bình, 114- ĐH Bách khoa, 205 - ĐH Kinh tế quốc dân... Trường THPT này chỉ có 29 hồ sơ thi vào ngành nông nghiệp và 1 hồ sơ thi vào trường lâm nghiệp.
Ông Trần Quang Bảo, Trưởng phòng đào tạo trường ĐH Lâm nghiệp Xuân Mai nhận định: Xu hướng chọn ngành nghề của thí sinh phản ánh đúng xu thế của xã hội - ngành kinh tế dư thừa nhiều; ngành nghề nào có ít cơ hội thì thí sinh ít chọn thi.
Theo ông Nguyễn Hội Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TPHCM, đã có sự chuyển dịch nghề nghiệp nhưng không vui vì nông-lâm-ngư nghiệp ít người đăng ký quá. Muốn điều chỉnh cơ cấu ngành nghề của thí sinh cần cải thiện công tác tuyên truyền ngành nghề.
Ngoài các nhà trường, khối doanh nghiệp, địa phương cũng phải có trách nhiệm tham gia việc công bố nhu cầu nhân lực. Vừa qua, hàng loạt các địa phương đã thành lập cơ quan dự báo nguồn nhân lực nhưng dường như thông tin chưa được phổ biến rộng rãi trong toàn xã hội và chưa đến được thí sinh.
Hồ sơ ĐKDT của thí sinh tập trung nhiều vào các trường như: ĐH Y - Dược TPHCM: (hơn 400 hồ sơ), ĐH Sài Gòn (gần 1.000), ĐH Sư phạm TPHCM (gần 600).
Xu hướng học chuyển đổi từ các Cử nhân, Kỹ sư sang Trung Cấp Dược hoặc Trung Cấp Y
Theo thống kê của các phòng tuyển sinh nhóm ngành về sức khỏe, năm nay có rất nhiều người đăng ý học chuyển đổi sáng Trung Cấp Dược hoặc Trung ấp Y sau khi đã tốt nghiệp các trường Đại Học như ĐH Bách Khoa, ĐH KTQD, ĐH Ngoại Thương, ĐH Thương Mại,...
Tại trường THPT Marie Curie (TPHCM), bà Trương Thị Kim Anh, cán bộ phụ trách giáo vụ cho biết, năm nay học sinh (HS) của trường chủ yếu nộp hồ sơ vào các trường ĐH: Sài Gòn, Tài chính - Marketing, Hoa Sen… Số lượng hồ sơ nộp vào các trường thành viên của ĐH Quốc gia TPHCM không nhiều như các năm trước.
Khối ngành sư phạm, những ngành học thiên về môi trường cũng thu hút khá nhiều hồ sơ. Theo đại diện Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (quận Tân Bình), nhà trường đã nhận hơn 1.600 hồ sơ đăng ký của học sinh, tập trung vào các trường ĐH Kinh tế TPHCM, ĐH Bách khoa, ĐH Khoa học Xã hội- Nhân văn (ĐH Quốc gia TPHCM), ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, ĐH Tài chính- Marketing, ĐH Sư phạm TPHCM…
Theo ông Đinh Ninh Hòa, hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Công Trứ (quận Gò Vấp), số hồ sơ dự thi vào khối A và B của trường này chiếm trên 60%.
Tính đến thời điểm này, Sở GD&ĐT TPHCM đã nhận hơn 3.000 hồ sơ, chủ yếu tập trung vào các trường thuộc khối y- dược như ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, ĐH Y- Dược TPHCM, ĐH Y- Dược Huế, Y-Dược Cần Thơ. Tiếp đến mới là các trường đào tạo về kinh tế: ĐH Kinh tế TPHCM, ĐH Ngân hàng TPHCM, ĐH Kinh tế - Luật… Cũng theo Sở GD&ĐT TPHCM, năm nay lượng hồ sơ đăng ký vào các ngành sư phạm ở ĐH Sư phạm TPHCM, ĐH Sài Gòn có dấu hiệu tăng trở lại.
Trong khi đó, Phòng tuyển sinh Cơ quan đại diện Bộ GD&ĐT hiện đã nhận gần 12.000 hồ sơ. Theo ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên tuyển sinh Bộ GD&ĐT, so với năm 2012, lượng hồ sơ năm nay có tăng nhẹ.
Theo thống kê, hồ sơ ĐKDT của thí sinh tập trung nhiều vào các trường như: ĐH Y - Dược TPHCM (hơn 400 hồ sơ), ĐH Sài Gòn (gần 1.000), ĐH Sư phạm TPHCM (gần 600), kế đến là các trường có trên 300 hồ sơ gồm ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM, ĐH Kinh tế TPHCM, ĐH Nông lâm TPHCM…
Xu hướng dịch chuyển nguyện vọng mới
Theo cô giáo Phạm Thị Thu, cán bộ văn phòng Trường THPT chuyên Thái Bình, trong tổng số 1.600 hồ sơ dự thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ của trường này, có 182 hồ sơ đăng ký thi vào ĐH Ngoại thương, 200- ĐH Y Thái Bình, 114- ĐH Bách khoa, 205 - ĐH Kinh tế quốc dân... Trường THPT này chỉ có 29 hồ sơ thi vào ngành nông nghiệp và 1 hồ sơ thi vào trường lâm nghiệp.
Ông Trần Quang Bảo, Trưởng phòng đào tạo trường ĐH Lâm nghiệp Xuân Mai nhận định: Xu hướng chọn ngành nghề của thí sinh phản ánh đúng xu thế của xã hội - ngành kinh tế dư thừa nhiều; ngành nghề nào có ít cơ hội thì thí sinh ít chọn thi.
Theo ông Nguyễn Hội Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TPHCM, đã có sự chuyển dịch nghề nghiệp nhưng không vui vì nông-lâm-ngư nghiệp ít người đăng ký quá. Muốn điều chỉnh cơ cấu ngành nghề của thí sinh cần cải thiện công tác tuyên truyền ngành nghề.
Ngoài các nhà trường, khối doanh nghiệp, địa phương cũng phải có trách nhiệm tham gia việc công bố nhu cầu nhân lực. Vừa qua, hàng loạt các địa phương đã thành lập cơ quan dự báo nguồn nhân lực nhưng dường như thông tin chưa được phổ biến rộng rãi trong toàn xã hội và chưa đến được thí sinh.
Hồ sơ ĐKDT của thí sinh tập trung nhiều vào các trường như: ĐH Y - Dược TPHCM: (hơn 400 hồ sơ), ĐH Sài Gòn (gần 1.000), ĐH Sư phạm TPHCM (gần 600).
Xu hướng học chuyển đổi từ các Cử nhân, Kỹ sư sang Trung Cấp Dược hoặc Trung Cấp Y
Theo thống kê của các phòng tuyển sinh nhóm ngành về sức khỏe, năm nay có rất nhiều người đăng ý học chuyển đổi sáng Trung Cấp Dược hoặc Trung ấp Y sau khi đã tốt nghiệp các trường Đại Học như ĐH Bách Khoa, ĐH KTQD, ĐH Ngoại Thương, ĐH Thương Mại,...
Theo Tiền Phong